CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG 26/08/2024
TÍN HIỆU TÍCH CỰC TỪ FED
Nội dung chính trong bản tin Chuyển Động Thị Trường hôm nay:
I. Chuyển động thị trường:
- Thấy gì sau phiên hấp thụ lực cung thứ 2
- Tín hiệu tích cực từ FED
- Chiến lược giao dịch
II. Review ngành và cổ phiếu đáng chú ý
III. Điểm tin đáng chú ý
I. CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Thị trường phiên giao dịch cuối tuần trước 23/08/2024 có động thái điều chỉnh nhẹ sau đó đảo chiều tăng trở lại với trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” ở các chỉ số chính. Mặc dù đối mặt với áp lực điều chỉnh trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch, VN-Index đã phục hồi khá tích cực trong những phút cuối phiên nhờ lực cầu đồng thuận ở một vài nhóm ngành như thép, chứng khoán, bất động sản, cá tra, bảo hiểm. Ngược lại, đa phần các nhóm giảm với biên độ không lớn. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước, tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu midcap.
Nhìn chung về góc nhìn kỹ thuật, phiên hấp thụ lực cung thứ hai của thị trường vẫn cho tín hiệu tích cực khi duy trì được biên độ hẹp, volume bán thấp. Qua đó, xác suất thị trường tạo biên độ sideway hẹp hấp thụ lực cung và vượt đỉnh được củng cố thêm.
Cuối tuần vừa rồi phát biểu của Jerome Powell ở hội nghị Jackson Hole xác nhận thêm biên bản cuộc họp của Fed hồi tháng 7 là sẽ giảm lãi suất vào tháng 9 này. Thị trường tài chính thế giới đã có những phản ứng tích cực. Như vậy “ngọn gió đông” để NHNN Việt Nam thực hiện những động thái nới lỏng chính sách tiền tệ trong nước đã ngày một chắc chắn.
Chiến lược giao dịch:
Quân Sư Chứng Khoán vẫn duy trì 2 chiến lược chủ đạo trong giai đoạn hấp thụ lực cung này:
- Theo dõi thêm tín hiệu một vài phiên tới để có hành động phù hợp tương ứng với kịch bản tiếp tục nhịp tăng hay kết thúc nhịp hồi, hạn chế mua đuổi khi chỉ số đang trong vùng cản. Kiên trì chờ điểm mua tiếp theo có thể sẽ xuất hiện khi cạn cung tại 1290-1300 hoặc retest 1257 hoặc 1230.
- Khi chưa có hành động giá mang tính chất đảo chiều Quân Sư Chứng Khoán vẫn sẽ nắm giữ những cổ phiếu đã bắt đáy nhịp vừa rồi. Đồng thời, chốt lời từng phần và đặt ra ngưỡng chặn lãi cho những cổ phiếu đã tăng 20-30% từ đáy (FTS BSI,…).
Đối với các cổ phiếu đã được Quân Sư Chứng Khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể theo dõi tại đây để cập nhật trạng thái của từng cổ phiếu.
Hoặc nhà đầu tư cũng có thể tham gia cộng đồng tư vấn của tôi để có thể cùng bàn luận về đầu tư chứng khoán.
II. NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý
- Nhóm chứng khoán:
Nhóm chứng khoán có một phiên cuối tuần được kéo tăng ở cuối phiên. Trong đó tiêu biểu nhất là HCM khi có phiên tăng mạnh tiến thẳng lên vùng kháng cự biên trên sau khi tin đồn về việc HCM và SSI sẽ được chọn thí điểm làm Prefunding (cho khối ngoại vay margin). Việc thông tin được lan truyền và giá cổ phiếu tăng lên mức kháng cự là một điều nhà đầu tư cần làm quen và tập thói quen cẩn trọng khi đưa ra quyết định mua bán theo thông tin.
Một vài cổ phiếu khác như BSI FTS sau nhịp tăng mạnh đang có nhịp nghỉ khi mà nhiều cổ phiếu giao dịch với biên độ hẹp, gần như đi ngang với khối lượng thấp cho thấy khả năng vẫn còn dư địa. Do đó, đối với nhóm ngành chứng khoán - leader hiện tại, nhà đầu tư chưa cần chốt lãi khi chưa có tín hiệu giá mang tính chất đảo chiều.
- Nhóm thép
Bất chấp nhiều thông tin xấu đối với bối cảnh ngành thép, cuối tuần vừa rồi nhóm này có động thái hồi phục tốt. Tiêu biểu là NKG HSG khi bật tăng từ hỗ trợ biên dưới sau động thái rũ bỏ (tạo Spring). Có thể sẽ có nhịp hồi phục mạnh mẽ hơn đến từ nhóm này.
Và cũng vừa mới đây, Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã đưa ra chỉ đạo toàn bộ các khu vực trên cả nước phải tạm dừng chương trình tăng sản lượng thép từ thứ Sáu. Zhang Hongjun, tổng giám đốc của Anshan Iron and Steel thuộc sở hữu nhà nước, đã cảnh báo các nhân viên tại cuộc họp giữa năm của công ty. Ông cho hay, ngành thép đang ở tình trạng bi quan hơn cả thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và 2015. Trước đó, Chủ tịch Tập đoàn Thép Baowu, Hu Wangming, cũng cho biết tình hình của ngành thép như “mùa đông khắc nghiệt”. Dù vậy, việc TQ cắt giảm sản lượng có thể là thông tin tích cực khi áp lực cạnh tranh từ thép TQ có thể sẽ giảm bớt.
III. ĐIỂM TIN ĐÁNG CHÚ Ý
- Tín dụng phục hồi, đến 16/8 đã quay đầu tăng 6,25%
Tín dụng nền kinh tế đang có tín hiệu phục hồi trở lại sau khi sụt giảm vào cuối tháng 7. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 16/8, tín dụng tăng 6,25% so với cuối năm 2023 trong khi trước đó đến hết tháng 7,tổng dư nợ toàn nền kinh tế tăng 5,66%, thấp hơn con số ghi nhận vào cuối tháng 6 là 6,1%.
Bước sụt giảm và phục hồi diễn ra sau khi tăng trưởng tín dụng cuối tháng 6 đã cán đích mục tiêu được Chính phủ đề ra trước đó có phần giống với giai đoạn tăng tốc cuối năm 2023 và sụt giảm trong quý đầu năm 2024, sau đó lại tăng trở lại từ quý II…
“Tuy vậy, với tình hình kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những nhóm ngành lĩnh vực động lực tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực sẽ là yếu tố môi trường quan trọng để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới”, ông nhận định.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức thấp, nhiều gói tín dụng ưu đãi được tung ra với quy mô lớn hơn. Cùng với đó, là các động lực đến từ sản xuất phục hồi và tín hiệu tích cực từ FDI,xuất nhập khẩu .
Theo số liệu công bố từ NHNN, trong nửa đầu năm lãi suất đối với các khoản vay mới và cũ tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 6/2024, lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,3%/năm, giảm 0,96% so cuối năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 3,59%/năm, giảm 1,08%/năm so cuối năm 2023.
- Bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm
Theo các chuyên gia VPBankS, động lực tăng trưởng tín dụng bền vững cần xuất phát từ nhu cầu vốn của người dân và phần quan trọng trong đó là tín dụng được thúc đẩy bởi ngành bất động sản (BĐS) bao gồm nhu cầu mua nhà, kinh doanh BĐS,…
Nhóm tín dụng liên quan đến BĐS được đánh giá là nhóm có nhu cầu vay vốn cao và ổn định, cũng như đi kèm các tài sản thế chấp giúp giảm rủi ro nợ xấu. Tính đến cuối quý II, dư nợ riêng ngành BĐS đạt 3.083 tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
- Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới thông báo cắt giảm sản lượng, cảnh báo đối mặt với “mùa đông khắc nghiệt” hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008
Hiện tại, các nhà sản xuất thép nước này đối mặt với tổn thất ngày càng lớn trong bối cảnh “mùa đông khắc nghiệt” ảnh hưởng đến cả ngành, tình hình còn tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới đã nỗ lực cắt giảm công suất trong nhiều năm, nhằm cải thiện tình trạng cung vượt cầu và ô nhiễm. Chương trình thay thế, được đưa ra vào năm 2015, nhằm mục đích cắt giảm công suất sắt và thép, bằng cách yêu cầu các cơ sở mới có quy mô không lớn hơn cơ sở cũ.
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã thông báo dừng chương trình trên khi đang tham khảo ý kiến các bên liên quan để sửa đổi chương trình. Theo thông báo của MIIT, một số vấn đề đã diễn ra trong quá trình thực hiện chương trình và “không phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu của ngành”.
Thông báo chỉ ra: “Hiện tại, mối quan hệ cung - cầu của ngành thép đang đối mặt với những thách thức mới.”
Cơ quan này cho biết thêm, việc không tuân thủ thông báo mới sẽ bị coi là “tăng sản lượng thép bất hợp pháp”.