PHR - Chân sóng?

Tiêu điểm đầu tư: “Chìa khóa” ở KCN VSIP 3
PHR quản lý khoảng 15.000 ha đất cao su tại tỉnh Bình Dương, trong đó công ty có kế hoạch chuyển đổi khoảng 5.600 ha đất cao su thành đất KCN → Triển vọng khi nhà sản xuất đồ chơi LEGO của Đan Mạch đã trở thành khách thuê chính.

Giá bồi thường đất KCN VSIP 3 tăng trong bối cảnh thiếu đất KCN cho thuê và công văn của chính phủ 2541/CV-TCT ngày 18/04/2022 → Đẩy nhanh tiến độ chuyển giao đất đền bù vào 6 tháng cuối năm 2022.

1 Likes

1. Tổng quan doanh nghiệp - PHR (Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa)

PHR - Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa, được đổi tên thành Công ty cao su Phước Hòa vào năm 1982 thuộc Tổng cục Cao su Việt Nam, tiến hành cổ phần hóa vào năm 2007 và chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM vào năm 2009.

PHR là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt và kinh doanh cao su. Công ty sở hữu đồn điền cao su chủ yếu tại Bình Dương (12,508 ha), Đăk Lăk (226 ha), Campuchia (7,664 ha). Công suất chế biển hiện tại đạt trên 33,000 tấn/năm.

PHR còn trực tiếp sở hữu 80% cổ phần CTCP KCN Tân Bình và 32.9% cổ phần CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC).

image

2. Nội tại doanh nghiệp - KQKD mới nhất

PHR hoạt động trên 3 mảng chính: Cao su + Gỗ + KCN.

- Quý gần nhất kém khả quan: KQKD Quý II không quá khả quan so với cùng kỳ khi doanh thu và LNST lần lượt giảm -49% yoy và 33% yoy do sản lượng mủ thành phẩm tiêu thụ giảm và không ghi nhận thu nhập từ thanh lý cây cao su.

- Lũy kế từ đầu năm: Trong 6T2022, PHR ghi nhận doanh thu đạt 607 tỷ đồng (-19,6% YoY) và LNST ở mức 355 tỷ đồng (+109,1% YoY). Doanh thu suy giảm chủ yếu do mảng cao su và chế biến gỗ giảm mạnh. Thu nhập khác tăng đột biến nhờ vào việc ghi nhận tiền đền bù từ dự án VSIP 3 giúp tăng LNST 6T 2022.

Chi tiết hơn về tiến độ chuyển giao ở KCN VSIP III: PHR ghi nhận một phần tiền đền bù đất của KCN VSIP III cho 6 tháng đầu năm 2022, tương đương 291 tỷ đồng và chiếm 32,4% tổng giá trị đền bù được nhận. Theo kế hoạch, PHR sẽ ghi nhận 220 tỷ đồng từ đền bù đất, tuy nhiên, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm hơn dự kiến đã dẫn đến không có khoản thu nhập bất thường nào được ghi nhận trong Q2/22.

  • Kế hoạch kinh doanh đầu năm: PHR đặt mục tiêu tổng doanh thu công ty mẹ quý III đạt 492 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng; lần lượt tăng 75% và gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước.

3. Triển vọng đầu tư trong tương lai: PHR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN đang tăng nhanh ở tỉnh Bình Dương nhờ quỹ đất cao su lớn.

image

  • Giá trị quỹ đất cao: PHR quản lý khoảng 15.000 ha đất cao su tại tỉnh Bình Dương, trong đó công ty có kế hoạch chuyển đổi khoảng 5.600 ha đất cao su thành đất KCN (bao gồm khoảng 1.000 ha đất đã chuyển đổi cho KCN Nam Tân Uyên 2 Mở rộng và VSIP III) → Triển vọng khi nhà sản xuất đồ chơi LEGO của Đan Mạch đã trở thành khách thuê chính.

image

  • Giá đền bù tăng: Nghị quyết mới nhất của PHR, giá bồi thường đất KCN VSIP 3 đã tăng gấp đôi lên 2,5 tỷ/ha (trước đây khoảng 1,3 tỷ/ha) khi thanh lý 594,53 ha cao su thực hiện dự án KCN VSIP 3 → Thu nhập từ bồi thường cho việc chuyển đổi đất KCN VSIP III sẽ là động lực dẫn dắt lợi nhuận từ năm 2022.

  • Quá trình bàn giao đất kỳ vọng sẽ nhanh hơn: 2 quý đầu năm tương đối chậm, phần lớn bởi việc xác định nguồn gốc đất có phải đất công và có cần phải thông qua đấu giá đất hay không → Nút thắt này đã được giải quyết với công văn của chính phủ 2541/CV-TCT ngày 18/04/2022 + bối cảnh đất KCN thiếu hụt + Bình Dương là khu đất trọng điểm hút vốn FDI + hỗ trợ thuế của Chính Phủ để thu hút vốn nước ngoài. Ban lãnh đạo công ty chia sẻ trong năm nay dự kiến ghi nhận 691 tỷ tiền bồi thường và 207 tỷ còn lại vào 2023.

  • Từ năm 2023, PHR sẽ ghi nhận thêm 20% thu nhập được chia việc bán đất KCN VSIP III, cũng như 20% lợi nhuận được chia từ cổ phần PHR tại dự án này. Lợi nhuận ròng của dự án trong suốt vòng đời của nó là 17.000-18.000 tỷ đồng. PHR có 20% lợi ích ở dự án và kỳ vọng phần lợi nhuận là 3.400-3.600 tỷ đồng.

Top 10 địa phương hút vốn và 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất cả nước 8 tháng đầu năm 2022 - trong đó điểm sáng cho Bình Dương: Top 10 địa phương hút vốn và 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất cả nước 8 tháng đầu năm 2022

→ PHR sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi kép từ tiền đền bù của VSIP và lợi nhuận/cổ tức cao từ NTC khi khả năng cao doanh nghiệp trên cũng sẽ được giao đất trong thời gian sắp tới.

  • Định hướng của Công ty mẹ - GVR: tập trung chuyển đổi đất cao su có giá trị gia tăng thấp sang đất KCN và nông nghiệp công nghệ cao với khả năng sinh lời cao hơn.

  • Triển vọng Công ty con và Công ty liên kết: PHR hiện diện trong mảng phát triển KCN tại Bình Dương thông qua công ty con (80% CTCP KCN Tân Bình) và công ty liên kết (32.9% CTCP KCN Nam Tân Uyên). Cụ thể:
  • PHR còn khoảng 34ha tại KCN Tân Bình cho thuê với tỷ lệ lấp đầy 86% và các dự án KCN mới như KCN Tân Lập 1 (202ha, PHR sở hữu 51%)
  • PHR cũng có KCN Tân Bình mở rộng (1.055ha, PHR sở hữu 80%) đang xin phê duyệt của Chính phủ và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023-2024.
  • PHR cũng đang thành lập mới 3 KCN: Hội Nghĩa 715ha, Bình Mỹ 1.000ha, Tân Thành 316ha. Các dự án KCN gối đầu kỳ vọng sẽ đóng góp tăng trưởng cho PHR trong trung và dài hạn nhờ giá thuê tiếp tục tăng và nhu cầu đầu tư lớn tại Bình Dương.

image

  • Trả cổ tức hấp dẫn: PHR đã thông báo chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu là 40% mệnh giá (4.000 đồng, tương đương với tỷ suất cổ tức là 5,9%). PHR dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40% trong năm 2022.

4. Rủi ro của DN

  • Trì hoãn trong việc phê duyệt KCN trong tương lai

  • Tỷ lệ hấp thụ đất KCN thấp hơn dự báo

  • Giá cao su tự nhiên giảm mạnh hơn dự kiến: Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất toàn cầu và các lệnh hạn chế vì dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến triển vọng trong ngắn hạn đối với mảng cao su tự nhiên của Việt Nam cũng như PHR. PHR cũng cho biết mảng chế biến gỗ sẽ có diễn biến kém tích cực trong năm 2022 do thiếu nguồn nguyên liệu từ thanh lý cây cao su quá tuổi thu hoạch.

5. Định giá: Khả quan

PHR là một trong những CP sáng thuộc ngành BĐS KCN. Các CTCK giữ nhận định trung lập dần chuyển sang Khả quan ở PHR sau khi đánh giá tiềm năng trung hạn trong 6 tháng cuối năm 2022. Đó là một tín hiệu tích cực.

Chỉ cần nút thắt pháp lý được tháo gỡ, và mọi thứ đang trong tư thế sẵn sàng thì hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng ở PHR trong thời gian tới. Đúng cổ rồi và chỉ cần đúng thời điểm.

6. Phân tích kỹ thuật và chiến lược mua - bán

Xu hướng chính của PHR là tăng theo đồ thị tuần.

PHR rớt theo Vnindex từ cuối tháng 4 và hình thành đáy ngắn hạn trong ít nhất 3 tháng qua. Trên đồ thị ngày, PHR đang cách đỉnh lịch sử 25%. Các đường MA ngắn - trung và dài hạn xoắn lại với nhau và dao động trong biên độ 60-70 với xu hướng trung hạn là sideway up. Cổ phiếu này có mốc kháng cự là 70.5 và đường MA200 ngày, chưa phá vỡ thành công.

Chỉ báo RS ở mốc 72/100 là khá cao so với mặt chung thị trường + sóng BĐS KCN + đang trong vùng tích lũy → Chi tiết trao đổi thêm!

Lực thật đó bác ạ, target ngắn như nào đó em mới bắt hqua

PHR bùng nổ?

Bất động sản KCN tăng trước một đoạn, CP tích lũy chặt như PHR dòng cao su chuyển đổi BĐS KCN lên tiếng, ngó qua GVR DPR

Nhu cầu đất BĐS KCN tăng cao mà giá tăng cao như này + chưa kể dòng tiền FDI đổ về Bình Dường → Quá trình bàn giao đất kỳ vọng sẽ nhanh hơn: 2 quý đầu năm tương đối chậm, phần lớn bởi việc xác định nguồn gốc đất có phải đất công và có cần phải thông qua đấu giá đất hay không → Chính phủ hỗ trợ với công văn 2541/CV-TCT ngày 18/04/2022 + hàng loạt chính sách thuế khác cho chủ đầu tư, sóng này là CHÂN SÓNG

Mấy cái chart thông tin + giá mục tiêu này là xem ở đâu bạn nhỉ ?