PHR - Chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu

Chào các bác,

Pic đầu tiên mở bát cho sự nghiệp phím hàng, và cũng là topic tạo “ngôi nhà” để các cổ đông PHR có một nơi chia sẻ.

Và câu chuyện hôm nay, PHR - Chu kỳ tăng trưởng và câu chuyện thoái vốn NTC.

PHR - Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Ngành nghề kinh doanh: Cao su, BĐS Công nghiệp, Gỗ

Mặc dù mang danh là “Cao su”, nhưng PHR đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cơ cấu về ngành nghề kinh doanh, dần định hình mảng core kinh doanh chính là BĐS Công Nghiệp và hỗ trợ bởi cao su và Gỗ.

Về PHR, các nhân view nắm giữ ít nhất 6 tháng để đón đầu chu kỳ sóng ngành BĐS Công nghiệp, chu kỳ giá cao su trở lại.

21 Likes

Về cơ cấu cổ đông, PHR hiện vẫn đang là doanh nghiệp với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam (GVR), đặc biệt, trong cơ cấu cổ đông lớn có sự tham gia của quỹ đầu tư “uy tín” hàng đầu VinaCapital.

16 Likes

Về KQKD, PHR có sự tăng trưởng LN từ hoạt động kinh doanh (core chính của PHR, loại trừ khoản thu nhập bất thường từ khoản bồi thường đất từ các dự án chuyển sang NTC và VSIP trong năm 2018, 2020).

17 Likes

Về hồ sơ công ty, PHR có 2 công ty con đáng chú ý là PH - Kampongthom, và CTCP Khu Công Nghiệp Tân Bình, 2 công ty này đóng góp tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ PHR.

15 Likes

Kế hoạch triển khai dự án BĐS Khu Công Nghiệp của PHR trong giai đoạn 2020-2025, riêng NTU-3 và VSIP-3 đã hoàn thành thủ tục pháp lý và triển khai trong năm 2022, Các dự án Tân Lập 1 và Tân Bình mở rộng giai đoạn 1 sẽ dự kiến triển khai trong cuối năm nay.

Riêng dự án NTC-3, PHR vừa nhận được tiền bồi thường đất, vừa nhận được lợi ích kinh tế lâu dài thông qua 33% vốn sở hữu tại NTC.

Dự án VSIP-3, PHR hợp tác cùng VSIP để triển khai, gần đây nhất, PHR đã đủ cơ sở hạch toán 898 tỷ đồng tiền đền bù dự án. Đồng thời PHR sẽ nhận được lợi ích kinh tế lâu dài thông qua 20% vốn cổ phần tại VSIP-3. (Lưu ý: KCN VSIP-3 PHR chỉ giao 691 hecta đất trong tổng quy mô 1000 hecta)

16 Likes

Vừa lên thuyền PHR hôm nay :))

11 Likes

chi tiết quá bạn

9 Likes

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, lãnh đạo Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) đã thông tin rõ hơn về dự án khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III (VSIP III), Tân Bình giai đoạn II mở rộng cũng như các dự án đang triển khai.

Cụ thể, với VSIP III, công ty đã nhận bồi tiền bồi thường, hỗ trợ theo tiến độ bàn giao đất về cho địa phương. Đồng thời, công ty cũng tham gia góp vốn 20% dự án này.

Vào năm 2019, Cao su Phước Hòa ký hợp đồng với Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) nhận bồi thường và hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao 691 ha để thực hiện dự án VSIP III. Dự án khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III có quy mô 1.000 ha, được đầu tư xây dựng tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm với tổng vốn đầu tư 6.407 tỷ đồng. Khu công nghiệp VSIP III được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư vào tháng 11/2016.

Theo Chứng khoán Bản Việt, số tiền Cao su Phước Hòa nhận được từ đền bù chuyển đổi đất sang khu công nghiệp VSIP III có thể đạt 898 tỷ đồng.

Ngay trong quý I, công ty báo cáo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng mạnh lên 295 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước nhờ khoản tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp 289 tỷ đồng. Quý II, doanh nghiệp tiếp tục đặt mục tiêu lãi trước thuế đột biến với 220 tỷ đồng, gấp 4,8 lần cùng kỳ.

Với các dự án khác, lãnh đạo Cao su Phước Hòa cho biết đang thực hiện thủ tục pháp lý với sở ban ngành của tỉnh Bình Dương để sớm đưa vào quy hoạch và triển khai đầu tư.

Cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay gồm tổng doanh thu công ty mẹ 2.252 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ 899 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và gấp 2,5 lần năm trước. Cổ tức tối thiểu 40% mệnh giá.

15 Likes

Hàng tốt đấy bác

3 Likes

Hàng ngon mà bác, VNINDEX điều chỉnh mạnh thì PHR mới có giá này. Ngọc trong cát.

14 Likes

PHR để càng lâu càng ngon bác nhỉ

5 Likes

Covid-19 là bước ngoặc, khi nhóm ngành BĐS CN bị ảnh hưởng do nguồn vốn FDI hạn chế mở rộng sản xuất và chuyển dịch. Tuy nhiên, bối cảnh 2022 hoàn toàn khác, khi Trung Quốc đẩy mạnh “xanh hóa nền kinh tế”, đồng thời Trung Quốc + 1 sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp BĐS KCN đón đầu sóng FDI.

11 Likes

không có nhiều nhưng mai cũng sẽ lên thuyền cùng bác =))

4 Likes

Trong mảng BĐS KCB, PHR hiện đang sở hữu 2 con gà đẻ trứng vàng.

  1. NTC (PHR sở hữu 33% vốn góp cổ phần - NTC thì không cần phải bàn về danh tiếng trong ngành, dòng tiền kinh doanh tố và nhiều dư địa với dự án NTC-3).

NTC mỗi năm chi trả cổ tức trung bình 15,000 đồng/CP. Đây là chưa tính đến dòng tiền của NTC-3 và các deal thoái vốn SIP nếu xảy ra.

  1. Khu công nghiệp Tân Bình (PHR sỡ hữu 80% vốn góp - NTC - 15% vốn góp).
    Hiện khu công nghiệp Tân Bình vẫn đang triển khai cho thuê hết 250 hecta đất giai đoạn 1 (Đã cho thuê 217 hecta/250 hecta). Mỗi năm mang về cho PHR 350-400 tỷ doanh thu và 250-300 tỷ lợi nhuận đều.
14 Likes

Về mảng cao Su, PHR có 7,600 hecta vườn cao su tại Campuchia (khai thác bởi Phước Hòa - Kampongthom), gần 12,700 hecta vườn cao su tại Bình Dương (khai thác bởi Phước Hòa). Tổng cộng ~20,000 hecta.

Với vốn hóa hiện tại 8,000 tỷ đồng (PHR đang giao dịch quanh giá 60,000 đồng/CP), có thể thấy PHR đang được định giá quá thấp với khối tài sản mình đang có và tiềm năng chuyển đổi diện tích đất cao su sang BĐS CN trong giai đoạn 2022-2025.

14 Likes

bác nhận định vậy thì xác định dài hạn con này rồi :smiley:

3 Likes

VinaCapital vừa có động thái bổ sung tỉ trọng cho PHR.

15 Likes

Cảm ơn bác, doanh nghiệp thật, làm ăn thật. Chu kỳ mới chỉ bắt đầu.

8 Likes

Cao su trong tương lai chỉ là mảng mang lại dòng tiền ổn định cho PHR, sẽ không có quá nhiều đột biến với mảng này. Tuy nhiên, PHR vẫn không nằm ngoài xu hướng ngành cao su khi chu kỳ tăng giá của giá cao su thiên nhiên chỉ mới bắt đầu.

Với việc giá dầu tiếp tục neo ở vùng giá cao do xung đột giữa Nga - Ukraina, giá cao su tự nhiên sẽ bước vào chu kỳ mới.

15 Likes

SIÊU CỔ không đây bác ơi :smiley: :smiley:

1 Likes