Phr - giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ - khởi đầu cho sự phát triển bđs kcn

Khuyến nghị mua: Vùng giá 67.000
Mục tiêu: 90.000 (upside 33%)
Dừng lỗ: < 63.000

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

  • Nút thắt pháp lý trong công tác chuyển đổi đất cao su sang khu công nghiệp được tháo gỡ, PHR kỳ vọng sẽ hưởng lợi kép nhờ vào tiền đền bù từ KCN VSIP 3 và ghi nhận lợi nhuận/cổ tức cao từ công ty liên kết NTC trong giai đoạn 2022-2024.

  • Tăng trưởng dài hạn được đảm bảo bởi các KCN đang trong giai đoạn nghiên cứu, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025.

  • Mảng kinh doanh chính là cao su kỳ vọng vẫn tích cực trong ngắn hạn nhờ

(1) giá bán duy trì khi cơ cấu sản phẩm chuyển dịch sang dòng cao su chất lượng kỹ thuật cao và

(2) sản lượng khai thác cao hơn khi tuổi đời của cây cao hơn.

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa, được đổi tên thành Công ty cao su Phước Hòa vào năm 1982 thuộc Tổng cục Cao su Việt Nam, tiến hành cổ phần hóa vào năm 2007 và chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM vào năm 2009.

  • PHR là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt va kinh doanh cao su. Công ty sở hữu đồn điền cao su chủ yếu tại Bình Dương (12,508 ha), Đăk Lăk (226 ha), Campuchia (7,664 ha). Công suất chế biển hiện tại đạt trên 33,000 tấn/năm với danh mục sản phẩm tập trung vào cao su chất lượng kỹ thuật cao SVR L, SVR 5, SVR CV (~70% sản lượng).

  • Bên cạnh mảng cao su tự nhiên, PHR còn trực tiếp sở hữu 80% cổ phần CTCP KCN Tân Bình và 32.9% cổ phần CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

MẢNG CAO SU – GỖ

Khai thác và chế biến cao su tự nhiên là mảng kinh doanh chính đóng góp vào doanh thu hàng năm của CTCP Cao su Phước Hòa vì mảng KCN được ghi nhận đều trong suốt thời hạn thuê và hiện tại PHR chỉ mới triển khai một KCN Tân Bình (353 ha). Theo đó, mảng kinh doanh cao su đóng góp khoảng 70% tổng doanh thu và 40-70% lợi nhuận gộp hàng năm do biên lợi nhuận gộp biến động theo giá cao su thiên nhiên. Các sản phẩm gỗ đóng góp khoảng 10-15% tổng doanh thu và tổng lợi nhuận gộp.

MẢNG KHU CÔNG NGHIỆP

Bình Dương luôn là một điểm đến hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp FDI.

Lợi thế về vị trí địa lý khu vực vệ tinh của TP HCM (25 km), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy hoạch hạ tầng đồng bộ và sự đồng hành của tỉnh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, Bình Dương luôn nằm trong top tỉnh/thành có dòng vốn FDI đăng ký cao nhất tại Việt Nam từ 2014 đến nay. Tổng số KCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 33 KCN, ban Quản lý các KCN Binh Dương trực tiếp quản lý 29 KCN (tổng quy mô 12,663 ha) trong đó có 27 KCN đang hoạt động và 2 KCN đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng (KCN VSIP 3 và KCN Cây Trường).

Quỹ đất lớn đang chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang khu công nghiệp.

PHR hiện đang sở hữu khoảng 12,508 ha đất trổng cao su tại Bình Dương và 691 ha đã giao cho UBND tỉnh Bình Dương để bàn giao lại cho VSIP triển khai KCN VSIP 3. Định hướng kinh doanh của công ty phù hợp với chiến lược của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) là sẽ tập trung chuyển đổi đất cao su có giá trị gia tăng thấp sang đất KCN và nông nghiệp công nghệ cao với khả năng sinh lời cao hơn. Tuy vậy, tốc độ chuyển đổi vẫn còn chậm trong 5 năm vừa qua vì tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp một cách bền vững, tập trung đồng bộ hạ tầng và quy trình pháp lý còn chưa rõ ràng.

TRIỂN VỌNG 2022

dự báo trong năm 2022, DTT của PHR đạt 1,990 tỷ VND (+2% YoY) và LNST-CĐTS đạt 775 tỷ VND (+62% YoY) dựa trên những quan điểm sau:

· Mảng cao su:

(1) Sản lượng cao su tiêu thụ tăng 2.8% năm 2022 và tăng 3.8% năm 2023 chủ yếu nhờ vào năng suất vườn cây tại Campuchia được cải thiện,

(2) các nhà máy chế biến cao su tại Campuchia bắt đầu vận hành vào năm 2023 nên cơ cấu sản phẩm vẫn chưa có nhiều thay đổi và

(3) giá bán cao su bình quân tương đương năm 2022 (42 triệu VND/tấn)

· Mảng KCN: PHR vẫn tiếp tục ghi nhận đều doanh số cho thuê đất KCN đối với phần diện tích cũ. Chúng tôi kỳ vọng trong năm 2022, KCN Tân Bình sẽ ghi nhận cho thuê 8 ha (so với ~7ha năm 2022)

· Thu nhập khác từ tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại để triển khai KCN VSIP 3: Quá trình đàm phán góp 20% vốn vào dự án KCN VSIP 3 vẫn chưa có nhiều tiến triển tích cực trong 3 năm qua và khó thành lập một liên doanh tại KCN VSIP 3. Kỳ vọng PHR sẽ tiến hành phương án nhận tiền đền bù hỗ trợ tối thiểu 2.5 tỷ VND/ha, nhận tiền nhiều đợt theo tiến độ triển khai của dự án, trong năm 2022 sẽ ghi nhận 346 tỷ VND (tương đương tiến độ dự án KCN VSIP3 giai đoạn 1), ghi nhận 864 tỷ VND trong 2023 và 518 tỷ VND trong 2024.

RỦI RO

  1. Chậm triển khai các Khu công nghiệp. Hiện tại chưa có nhiều thông tin cập nhật về các KCN mà PHR đang khảo sát, nghiên cứu. Rủi ro đến từ các KCN này là tốc độ triển khai vẫn chậm dù quy trình đầu tư hạ tầng KCN đã dần hoàn thiện vì tiến độ pháp lý vẫn chưa được công bố, lịch sử triển khai dự án chậm và các vị trí lãnh đạo của tỉnh Bình Dương chỉ vừa mới ổn định.

  2. Tiến độ đền bù đất tại KCN VSIP 3 chậm hơn dự kiến. KCN VSIP 3 giai đoạn 1 có quy mô gần 200 ha (diện tích thương phẩm 127ha) đang trong quá trình xây dựng, đã có lượng MOU đặt thuê cho toàn bộ 127 ha này. Mặc dù theo quy hoạch KCN VSIP3 giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong trường hợp giai đoạn 1 lắp đầy 60% tuy nhiên khả năng chậm triển khai giai đoạn 2 so với kỳ vọng của chúng tôi vẫn có thể xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang gặp khó khăn.

ĐỊNH GIÁ
phr 4

Hotline: 0392 573 678
Email: namvh@vps.com.vn