Phương pháp chốt lời & cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán

, , , ,

Một trong những kiến thức quan trọng trong đầu tư chứng khoán là cách xử lý cổ phiếu khi bạn bị lỗ để bảo vệ tài khoản hay cách chốt lời như thế nào để bạn không bị ‘‘lỡ nhịp’’ cổ phiếu. Đây có thể gọi chung là hệ thống kỷ luật của mỗi nhà đầu tư.
Dưới đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi:

1. Phương pháp chốt lời cổ phiếu

  • Chốt lời khi đạt kỳ vọng: Nếu bạn mua một cổ phiếu và kỳ vọng cổ phiếu tăng 7% thì khi cổ phiếu sinh lời tới ngưỡng 7% thì bạn nên chốt lời.
    Điều này vô cùng quan trọng trong giao dịch vì khi đó bạn sẽ tránh được bẫy rơi vào ‘‘sự kỳ vọng thái quá’’, khi đó nếu cổ phiếu có giảm trở lại thì bạn vẫn cho rằng cổ phiếu còn có thể tăng tiếp nên vẫn giữ cổ phiếu và có khi cuối cùng bạn sẽ rơi vào trường hợp từ lãi thành lỗ;
    Hoặc tránh được trường hợp bán xong rồi thì thấy cổ phiếu tăng tiếp, khi đó bạn lại mua lại cổ phiếu vừa bán và có khi bạn rơi vào trường hợp đu đỉnh.
    ‘‘Chốt lời không bao giờ sai’’
  • Chốt lời khi cổ phiếu tiến đến vùng kháng cự mạnh: Đa phần các cổ phiếu khi tiến về vùng kháng cự mạnh đều sẽ giảm trở lại, khi đó bạn phải quyết định chốt lời cổ phiếu để quan sát tiếp (chốt lãi luôn hoặc chờ chỉnh tham gia lại), phòng ngừa rủi ro.
  • Chốt lời khi thị trường chung tiến tới vùng đỉnh: Khi thị trường giảm thì có đến 80% cổ phiếu không thể đi ngược dòng thị trường, do đó khi thị trường đi vào downtrend thì bạn nên chốt lời cổ phiếu, đừng nên kỳ vọng nhiều về việc cổ phiếu có thể ‘‘vượt vũ môn’’.
  • Chốt lời vì lý do bất khả kháng có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường như dịch bệnh covid vừa rồi, lãnh đạo gì đó bị điều tra, khủng hoảng tài chính…

2. Phương pháp cắt lỗ cổ phiếu

Khi đầu tư thì không ai muốn bị lỗ cả nên cảm giác cắt lỗ luôn khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy đau đầu, do đó đôi khi việc cắt lỗ thì không khó nhưng cảm giác nó đem lại cho nhà đầu tư không nhiều sự dễ chịu, cảm giác thất bại, cảm giác tiếc nuối… Vì thế nhiều nhà đầu tư sợ cảm giác cắt lỗ mang lại nhiều hơn là việc cắt lỗ, dẫn đến không có biện pháp tốt để bảo vệ tài khoản của mình.

  • Cắt lỗ khi thị trường chung đi vào vùng phân phối, downtrend: Như đã trình bày nội dung tương tự ở phần trên, khi thị trường chung phân phối, downtrend thì khả năng có đến 80% cổ phiếu giảm giá, do đó bạn không nên chống lại thị trường trong trường hợp này.
  • **Cắt lỗ khi cổ phiếu chạm mức lỗ **(theo hệ thống kỷ luật của cá nhân): Mức độ chịu đựng rủi ro của từng nhà đầu tư là khác nhau nên mức lỗ chấp nhận của mỗi người cũng khác nhau.
    Riêng cá nhân tôi cho rằng mức lỗ nên khống chế tại mốc -3%, khi chạm mức lỗ này thì tôi sẽ cắt lỗ, tất nhiên khi cắt lỗ thì bạn nên nhìn qua một vài điểm cần lưu ý, ví dụ, cổ phiếu đã chạm hỗ trợ mạnh thì bạn có thể quan sát thêm một chút chẳng hạn, hay thị trường chung có dấu hiệu tạo đáy thì cũng nên cân nhắc một chút, để tránh trường hợp cắt lỗ ngay đáy. Cá nhân tôi thì cho thêm ±1% co giãn để quan sát các tín hiệu này.
  • Cắt lỗ khi bản thân doanh nghiệp gặp sự cố: Bị điều tra, kinh doanh có vấn đề: hàng hóa bị đối tác trả về số lượng lớn, nhân viên nghỉ việc hàng loạt…
  • Cắt lỗ vì lý do bất khả kháng: Tương tự nội dung đã trình bày ở phần trên.
    Giữ tiền quan trọng hơn kiếm tiền.

'’Chốt lời không bao giờ sai’’ và '‘giữ tiền quan trọng hơn kiếm tiền’'

1 Likes

bài viết hay