Giữa Nga và Trung Quốc đang đứng trước thử thách của phương Tây liên quan năng lượng hạt nhân.
Trong khi phương Tây đã đạt được tiến bộ trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga, hoạt động xuất khẩu từ lĩnh vực hạt nhân của Moskva tỏ ra khó ngăn chặn hơn.
Nhưng giờ đây, khi ngày càng nhiều nước phương Tây nghiêm túc trong nỗ lực loại Nga ra khỏi chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân, họ sẵn sàng đặt ngày càng nhiều quyền lực kinh tế và địa chính trị vào tay Trung Quốc.
Theo nhà phân tích Hayley Zaremba của trang OilPrice, ngành năng lượng hạt nhân đã trở thành một "chiến trường địa chính trị" mới, thậm chí là giữa các đồng minh. Đặc biệt, nhà phân tích lưu ý tới trường hợp Nga và Trung Quốc.
Trước tình hình trên, các quốc gia G7 đang tích cực quay sang Trung Quốc, đưa nước này vào chuỗi cung ứng hạt nhân, từ đó giúp củng cố sức mạnh kinh tế và địa chính trị của Bắc Kinh.
Quá trình chuyển đổi là một phần trong xu hướng rộng lớn hơn liên quan tới ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong bối cảnh năng lượng toàn cầu có nhiều biến động.
Dường như không thể khiến châu Âu độc lập với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga mà không phá hủy nền kinh tế và gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của chính họ.
Mặc dù vậy, EU đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phá vỡ mối quan hệ này nhờ vào sự gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo, đi kèm mùa đông rất ôn hòa trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng và khó khăn.
Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Tuy vậy hiệu quả từ những nỗ lực nói trên đã bị suy giảm do sự phụ thuộc toàn cầu tiếp tục gắn với chuỗi cung ứng hạt nhân của Nga.
Nhưng ảnh hưởng của Nga tại một số thị trường năng lượng hạt nhân dường như đang suy yếu, nhường quyền kiểm soát cho các công ty công nghệ Trung Quốc.
Nhiều dự án mới đang được bàn giao cho các nhà thầu đến từ Trung Quốc, trong khi Nga đang tất bật triển khai các chương trình quốc tế cũ, chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Hungary.
Hai gã khổng lồ năng lượng cũng đang tranh giành quyền thống trị nguồn nguyên liệu hạt nhân ở các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara.
Tiềm năng phát triển điện hạt nhân trong khu vực là rất lớn và đang rất cần nguồn vốn để bắt đầu giai đoạn lập kế hoạch cũng như xây dựng cực kỳ tốn kém của một dự án mới.
Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, Trung Quốc có lợi thế rõ ràng khi được yểm trợ bởi tiềm lực kinh tế hùng hậu và sự giúp sức từ phương Tây, chuyên gia Zaremba tin tưởng.
Theo OilPrice
Sao Đỏ