PLX Phá Đáy - Cuối Đường Hầm Liệu Có Là Ánh Sáng?

PLX

Tổng quan

Petrolimex là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực phân phối xăng dầu với thị phần hơn 50% và hệ thống phân phối với 5,200 cửa hàng trải dài trên khắp cả nước và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu. Lợi thế kinh tế theo quy mô giúp tiết giảm chi phí, nâng cao biên lợi nhuận và tăng sức mạnh đàm phán đối với các nhà cung cấp trong nước và quốc tế.

Cơ hội

  • Mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam chỉ ở mức 0.21 lít/ngày/người khá thấp so với các quốc gia khu vực. Mức tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu dự kiến đạt 4.0%/năm đến năm 2025.
  • Trong năm 2022, với việc dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách, thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trở lại ở mức từ 6-8%, đây là cơ hội lớn cho công ty tiếp tục hồi phục và phát triển.
  • Kế hoạch thoái vốn của Nhà nước từ 75.9% xuống 51.0% và sẽ thoái vốn PGBank trong năm 2022 và bán cổ phiếu quỹ giúp nâng vị thế tiền mặt.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên kết Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động từ năm 2018 giúp Petrolimex tiết giảm chi phí đầu vào thay vì chỉ nhập của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
  • Biên lợi nhuận ổn định nhờ cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện nay cùng với tình hình tài chính lành mạnh, nguồn tiền mặt dồi dào.
  • Sản lượng tiêu thụ tăng nhờ kiểm soát buôn lậu xăng dầu.

Rủi ro

Rủi ro chính của Petrolimex là các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Giá Platts phục hồi 1Q21 tăng 20%/7% YoY nhưng giá bán xăng lại giảm do Chính phủ sử dụng quỹ bình ổn Xăng dầu. Nhiều khả năng giá xăng bán lẻ sẽ tiếp tục tăng trong 2 quý cuối năm 2022.

Tổng quan doanh nghiệp

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được thành lập vào năm 1956 với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu trong nước, bình ổn giá, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh kinh doanh xăng dầu làm trục chính, Petrolimex còn đầu tư phát triển một số ngành nghề kinh doanh để đa dạng hoá hoạt động như: Gas, dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất, nhiên liệu bay; Kinh doanh vận tải xăng dầu viễn dương, ven biển, đường sông và đường bộ; Sản xuất cơ khí, Thiết bị vật tư xăng dầu; Thiết kế, Xây lắp các công trình xăng dầu, dầu khí; Tin học và Tự động hóa các công trình xăng dầu; Kinh doanh Bảo hiểm, Ngân hàng, Xuất nhập khẩu tổng hợp.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Công ty Mẹ với 52 công ty con và 12 công ty liên doanh, liên kết, có nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, hoạt động trên khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc và tại một số nước trong khu vực. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện có hệ thống phân phối gần 5,500 điểm bán trên khắp cả nước, trong đó có khoảng 2,700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của Petrolimex; đảm nhận cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho - cảng hiện đại.

Hoạt động kinh doanh của Petrolimex

Petrolimex là tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu thị trường về nhiều lĩnh vực, ngành nghề quan trọng của nền kinh tế.

Petrolimex hoạt động chính trong bốn lĩnh vực: (i) Kinh doanh xăng dầu; (ii) Kinh doanh hóa dầu, nhựa đường, hóa chất; (iii) Kinh doanh khí hóa lỏng (gas) và (iv) Vận tải. Bên cạnh đó Petrolimex còn hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế và xây dựng các công trình xăng dầu và dầu khí, ngân hàng - bảo hiểm, xuất nhập khẩu tổng hợp, cơ khí, thiết bị xăng dầu, tin học viễn thông và tự động hóa, …

Petrolimex hiện chiếm khoảng 50% thị phần toàn ngành. Hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện chiếm 90.6% doanh thu. Với mạng lưới gồm 51 công ty con và 09 công ty liên doanh, liên kết, thế mạnh của Petrolimex là việc sở hữu và vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng đồng bộ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, từ hoạt động nhập khẩu, logistics, tới hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Nhằm đảm bảo cung ứng 50% nhu cầu xăng dầu cả nước, Petrolimex vận hành hệ thống kho cảng hiện đại, với sức chứa lên tới 2,200,000 m3, cùng với hơn 570 km đường ống vận chuyển xăng dầu. Petrolimex là đơn vị duy nhất có kho ngoại quan tiếp nhận xăng dầu với cảng tiếp nhận xăng dầu thành phẩm lớn nhất cả nước với khả năng tiếp nhận tàu chở dầu cỡ lớn đến 150,000 DWT. Ngoài ra, trong số hơn 14,000 cửa hàng xăng dầu cả nước, Petrolimex có hiện diện tại gần 5,500 cơ sở kinh doanh trong đó, sở hữu trực tiếp khoảng 2,700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và có quan hệ đại lý với hơn gần 2,800 cơ sở kinh doanh xăng dầu khác. Ngoài xăng dầu, Petrolimex còn cung cấp nhiên liệu cho các loại hình vận tải khác như: vận tải thủy và vận tải hàng không.

Hệ thống phân phối

  • Bán lẻ qua hệ thống cửa hàng xăng dầu do Petrolimex trực tiếp sở hữu hoặc đại lý ủy quyền.
  • Bán buôn trực tiếp đến các khách hàng, chủ yếu là dầu DO và FO, dầu nhờn cho những khách hàng lớn như Vinacomin.
  • Bán buôn thông qua hệ thống 4,000 đại lý hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Chuỗi giá trị

Đầu vào

Khoảng 60-70% nguồn nguyên liệu đầu (Ethanol, xăng nền RON 92, dầu…) vào được Petrolimex mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn (HoSE: BSR), phần còn lại Petrolimex nhập khẩu từ các nước khác như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thì Petrolimex phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 1 ngày của năm trước liền kề. Chi phí nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu bằng USD do đó PLX chịu rủi ro tỷ giá rất lớn. Đối với xăng dầu mua trong nước, PLX chủ động hơn trong việc giao nhận xăng dầu, thời gian thanh toán, giảm thiểu chi phí vận chuyển.
b1

Đầu ra

Giá bán lẻ

Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về biên độ và tần suất điều chỉnh giá giúp giá bán lẻ đầu ra biến động sát theo giá nguyên liệu đầu vào theo đó: giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu được xác định dựa trên mức giá cơ sở và không được vượt quá 2% so với giá cơ sở công bố tại thời điểm đó. Giá cơ sở được xác định như sau:

Giá thành phẩm bình quân 15 ngày (MOPS, công bố trên Platt Singapore)

  • Chi phí vận chuyển, bảo hiểm về cảng Việt Nam

  • Thuế nhập khẩu

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Chi phí định mức + Lợi nhuận định mức

  • Mức trích quỹ Bình ổn giá (BOG)

  • Thuế GTGT

Thuế suất các khoản thuế do Bộ Tài chính quy định Đối với thuế nhập khẩu, do xăng dầu trong nước được nhập khẩu từ rất nhiều nguồn khác nhau trong đó 75% đến từ Hàn Quốc và thuế suất nhập khẩu có sự chênh lệch giữa các thị trường khác nhau do các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết (FTA), thuế suất nhập khẩu làm căn cứ tính giá bán lẻ cơ sở do liên Bộ Tài chính – Công thương công bố là thuế suất bình quân gia quyền dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan theo quý (dùng số liệu quý trước để tính toán)

Cơ cấu thành phần giá bán xăng

Với cách tính như hiện nay thì biên lợi nhuận gộp của Petrolimex sẽ duy trì ổn định quanh mức 6 – 8% như phân tích bên trên. Việc cải thiện biên lợi nhuận còn tùy thuộc vào việc cân đối thị trường nhập khẩu của Petrolimex để hưởng lợi từ mức thuế suất thấp của những nước đã ký Hiệp định và tiết giảm chi phí hoạt động mặc dù điều này tương đối khó do ngành xăng dầu là ngành thâm dụng vốn lớn, chi phí cố định cao và phụ thuộc nhiều vào biến động giá nhiên liệu trên thị trường.
a5

Cập nhật kết quả kinh doanh PLX

Triển vọng
a6
Trong năm 2022, với việc dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách, thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội, cầu tiêu thụ xăng dầu được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại ở mức từ 6-8%, đây là cơ hội lớn cho công ty tiếp tục hồi phục và phát triển. Sản lượng xăng dầu kinh doanh của PLX có thể đạt mức từ 12.4-12.6 triệu tấn, tương ứng mức tăng từ 8%-10% so với 2021.

Giá dầu trong 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên trong khi nguồn cung tiếp tục hạn chế và đặc biệt từ khi xung đột Nga- Ukraine bùng phát cuối tháng 2.2022. Tuy nhiên, giá dầu tăng giảm thực tế tác động một phần không lớn đến lợi nhuận hoạt động của công ty bởi giá bán xăng dầu được kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh dựa trên biến động giá dầu quốc tế. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty bám sát với thị trường thế giới, tránh những cú sốc lớn tác động, ổn định hiệu quả kinh doanh.

Ban lãnh đạo Petrolimex nhận định hoạt động kinh doanh năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức khi mà đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra cũng đặt thế giới ở tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, từ đó kéo giá dầu lên mức cao.

Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước hoạt động chưa ổn định cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tạo nguồn, tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu của Petrolimex.

Do nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn vẫn chưa hoạt động hoàn toàn ổn định, PLX đã phải tăng sản lượng nhập khẩu từ 30% trước năm 2022 lên 54% trong 6 tháng đầu năm 2022 để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước. Vì sản lượng nhập khẩu tăng lên trong quý II đã được kế hoạch trước, giá nhập khẩu sẽ cạnh tranh hơn so với giá giao ngay và giúp cải thiện biên lợi nhuận của mảng xăng dầu so với quý I.

Mặt khác, giá xăng dầu tăng trong hai tháng qua có thể giúp PLX hưởng lợi từ hàng tồn kho giá thấp và hoàn nhập một phần trích lập hàng tồn kho (ở mức 523 tỷ đồng cuối quý I).

Sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2022 ước tính phục hồi về mức 9,06 triệu m3 (tăng 8,5% so với cùng kỳ), gần tương đương với năm 2020, mặc dù thấp hơn 5% so với mức đỉnh năm 2019.