PMI Mỹ làm tăng nỗi lo suy thoái - Thị trường liệu có quay lại bán tháo như đầu tháng 8?

  • PMI có gì mà khiến thị trường Mỹ hụt hơi?
  • Liệu có xảy ra tình trạng bán tháo như đầu tháng 8 không?

Phiên giao dịch ngày hôm qua làm S&P 500 bốc hơi hơn 2% vì số liệu PMI (chỉ số phản ánh sức khỏe của nền kinh tế trong tương lai) làm nỗi lo suy thoái quay trở lại.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 3,26% , giảm sâu hơn S&P 500 chủ yếu do áp lực giảm từ cổ phiếu công nghệ và bán dẫn như Nvidia sau KQKD không như kì vọng vào tuần trước.

PMI (Purchasing Managers’ Index) là chỉ số thể hiện sức khỏe của nền kinh tế trong tương lai. Nó phản ánh hoạt động của sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Có 2 điều cần lưu ý với chỉ số này:

  • Nếu chỉ số trên 50: kinh tế đang khỏe vì sản xuất và dịch vụ mở rộng
  • Nếu chỉ số dưới 50: Kinh tế đang yếu vì sản xuất và dịch vụ đang co lại

Trong quá khứ khi chỉ số PMI co lại sẽ kéo theo các cuộc suy thoái điển hình như năm 2007 và 2019. Cả PMI dịch vụ và PMI sản xuất đều có sự sụt giảm mạnh và dưới mức 50 kéo theo GDP gần như chạm đáy, nền kinh tế yếu hơn bao giờ hết.

Hiện tại chỉ số này đang yếu hơn so với dự báo và nằm dưới mức 50
PMI ISM đạt 47,2% trong tháng 8, tăng 0,4 điểm % so với kết quả tháng 7 nhưng thấp hơn ước tính 47,9%

—> dưới 50 chứng tỏ nền kinh tế đang co lại nhìn chung vẫn là xấu.

Tuy nhiên Chỉ số chung tăng thực chất chỉ cho thấy tốc độ suy giảm của ngành đang chậm lại là do lượng đơn hàng tồn đọng tăng nhẹ và tình hình việc làm cải thiện.

Liệu có bán tháo không?

Kinh tế yếu làm tăng lo ngại suy thoái và tạo ra những phiên giảm điểm như phiên hôm qua. Nhưng theo quan điểm của mình thì đây chỉ là yếu tố tâm lí nhất thời. Vì thực chất Chỉ số PMI sản xuất đã rớt dưới mức 50 kể từ tháng 3 nhưng hiện tại nền kinh tế chưa có dấu hiệu suy yếu đến mức suy thoái.

Thị trường đang nhạy cảm hơn với thông tin kể từ đợt bán tháo đầu tháng 8 cộng với việc thị trường đã quay lại vùng kháng cự cũ nên không tránh khỏi những đợt điều chỉnh. Theo quan điểm của mình thị trường sẽ không có tình trạng bán tháo như đầu tháng 8 mà sẽ điều chỉnh nhẹ về hỗ trợ cũ.

Trong trường hợp các thông tin mới có tác động mạnh đến thị trường điều chỉnh sâu hơn mình sẽ cập nhật sớm cho anh chị.

Chốt lại thì S&P sẽ có sự điều chỉnh ngắn hạn do yếu tố tâm lí. S&P chỉnh thì VNINDEX cũng khó vượt 1300 trong thời điểm hiện tại. Nên mình nghĩ hiện tại chúng ta vẫn nên chờ đợi. Đợi S&P 500 Chỉnh xong và FED chính thức có thông tin hạ lãi suất vào giữa tháng này thì đây sẽ là động lực chính cho thị trường vượt khỏi vùng khó khăn này.

Mong bài viết trên sẽ hữu ích với anh chị. Nếu anh chị có thắc mắc hoặc ý kiến gì vui lòng đóng góp dưới phần comment.

4 Likes

Có một vài lí do chính khiến thị trường sụt giảm mạnh sau Lễ 2/9 như sau:

  • Chứng khoán Mỹ bị bán tháo ngay đầu tháng 9: Dow Jones giảm hơn 600 điểm, S&P 500 tụt 2%. Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm sâu trong phiên 3/9 sau khi hai báo cáo PMI làm dấy lên mối lo về suy thoái. Điều này khiến World Index cũng giảm theo

  • Nvidia, ngôi sao sáng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và là tâm điểm của sự chú ý của nhà đầu tư trong hơn một năm qua, chứng kiến cổ phiếu giảm hơn 7%. Các cổ phiếu bán dẫn khác như Micron, KLA và Advanced Micro Devices cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Quỹ ETF VanEck Semiconductor (SMH), một chỉ báo rộng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đã giảm hơn 6%, phản ánh sự lo ngại lan rộng trong lĩnh vực này. Cổ phiếu của Nvidia đang giảm do một số yếu tố sau:

    • Điều tra chống độc quyền: Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã phát hành trát đòi hầu tòa cho Nvidia như một phần của cuộc điều tra chống độc quyền đang leo thang.
    • Lo ngại kinh tế: Những lo ngại rộng hơn về sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ và các động thái địa chính trị đang góp phần vào việc bán tháo cổ phiếu.
    • Lợi nhuận đầu tư AI: Có những câu hỏi còn tồn tại về lợi nhuận từ việc đầu tư lớn vào các GPU hỗ trợ AI.
  • PMI: (PMI) ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52.4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54.7 điểm trong tháng 7. Lực lượng lao động giảm vào thời điểm này khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng trong tháng 8. Lượng công việc chưa thực hiện đã tăng tháng thứ ba liên tiếp, và tốc độ tăng không thay đổi kể từ tháng 7. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù mức độ rút ngắn chỉ là nhỏ khi có một số báo cáo về tình trạng chậm trễ trong khâu chuyển hàng quốc tế.
    image
1 Likes

Chỗ PMI S&P Global số liệu hàng tuần nên mình nghĩ chưa có gì đặc biệt lắm. Mình nghĩ nên ưu tiên PMI ISM hơn vì Global sẽ lệch nhiều và ISM thì chỉ lấy số liệu ở Mỹ nên sẽ sát với thị trường chung hơn.

1 Likes

Um ý kiến không tồi bạn ạ, cảm ơn nhé! Vì mình ko chỉ tập trung vô thị trường Mỹ không nên mình mới hay xài Global :smile: