Tổng quan doanh nghiệp
- POW hiện đang sở hữu 6 nhà máy điện với tổng công suất lên tới 4.207,6 MW chiếm gần 6% tổng công suất nguồn điện tại Việt Nam. Hàng năm công ty cung cấp khoảng 21 tỷ kwH, chiếm 13 - 15% sản lượng điện thương phẩm quốc gia, đứng thứ 2 sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam
TRIỂN VỌNG 2025
Tích cực: (1) Tiêu thụ điện tăng trưởng mạnh đáp ứng cho nền kinh tế tăng trưởng; (2) Đẩy mạnh nhập khẩu LNG; (3) NT3 & NT4 sắp vận hành
Tiêu cực: Biến động tỷ giá khi nhập khẩu LNG; Gia tăng chi phí lãi vay khi vay nợ tài trợ cho dự án
Rủi ro: Biến động giá nhiên liệu đầu vào: Thay đổi chính sách với điện khí
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng trong bối cảnh kinh tế phát triển
- Theo Thông báo số 500/TP-VPCP, tăng trưởng điện trong năm 2025 phải đạt từ 12 – 13%. Đồng thời trong giai đoạn 2026 – 2030, mục tiêu tăng trưởng điện được kỳ vọng ước tính khoảng 12 – 15% mỗi năm. Điều này là cần thiết nhằm bảo đảm đời sống nhân dân cũng như đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm dự kiến đạt từ 6,5% - 7,0%. Điều này sẽ tạo dư địa cho sản lượng điện của POW được hấp thụ trên thị trường.
Triển vọng thị trường LNG nhập khẩu
- Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu LNG nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường trong bối cảnh các mỏ khí nội địa hiện đã cạn kiệt trữ lượng, trong khi các dự án mỏ khí mới (Lô B, Lạc Đà Vàng) hiện đang chậm tiến độ. Trong Q1/2025, PVPower đã ký hợp đồng GSA và gửi PV GAS để hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng mua khí LNG tái hóa, phục vụ giai đoạn vận hành thương mại của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 &4.
Kỳ vọng Nhơn Trạch 3&4 sớm đi vào hoạt động
- Nhơn Trạch 3&4 đi vào vận hành từ lần lượt Q3/25 và 2026 sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn. Với công suất 1.500 MW, hai nhà máy này dự kiến đóng góp thêm ~37% tổng sản lượng hiện tại của POW từ 2026.Hiện tại, gói thầu EPC và đàm phán các hợp đồng quan trọng như PPA,GSA cơ bản được triển khai đúng tiến độ.
QUAN ĐIỂM NGÀNH: Tăng trưởng tiêu thụ điện & LNG nhập khẩu khả quan
Nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng trương bối cảnh nền kinh tế phát triển
-
Theo Thông báo số 500/TP-VPCP, tăng trưởng điện trong năm 2025 cần phải đạt từ 12 – 13%. Đồng thời trong giai đoạn 2026 – 2030, mục tiêu tăng trưởng điện được kỳ vọng ước tính khoảng 12 – 15% mỗi năm. Điều này là cần thiết nhằm bảo đảm đời sống nhân dân cũng như đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm dự kiến đạt từ 6,5% - 7,0%.
-
Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hạ tầng năng lượng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong QHĐ8, nhiều chính sách quan trọng đã/sẽ được ban hành và áp dụng trong giai đoạn 2024 – 2025, tiêu biểu có Luật điện lực (sửa đổi); Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) và Khung giá nhập khẩu LNG. Vì vậy DSC cho rằng 2025 sẽ là mở đầu cho giai đoạn sôi động của thị trường năng lượng trong bối cảnh nhiều nút thắt đã được tháo gỡ.
Vai trò quan trọng của điện khí LNG
-
Theo Quy hoạch Điện VIII, điện khí (bao gồm khí nội địa và LNG nhập khẩu) cần chiếm khoảng 20% tổng công suất hệ thống. Ngoài ra, theo cam kết tại COP26, Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Vì vậy điện khí, đặc biệt là LNG, có mức phát thải khí nhà kính thấp hơn so với nhiệt điện than, được đánh giá là phù hợp với các mục tiêu quốc tế về khí hậu, cũng như sẽ đóng vai trò mũi nhọn trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lương, đặc biệt ở các khu vực kinh tế trọng điểm như Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
-
Việc thúc đẩy nguồn điện khí LNG nhập khẩu cũng mang tính bắt buộc khi sản lượng khí tự nhiên trong nước đang suy giảm nhanh (từ 8,8 tỷ m³năm 2015 xuống còn khoảng 1,6 tỷ m³ vào năm 2030 ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ). LNG nhập khẩu là giải pháp thiết yếu để bù đắp sự thiếu hụt này, đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện khí hiện hữu(như Phú Mỹ, Bà Rịa) và các dự án mới (như Nhơn Trạch 3&4, Quảng Ninh)
-
Theo đó, cơ chế giá phát điện cho điện khí LNG cũng đã được Bộ Công Thương phê duyệt mức trần mới nhất là 3.327,42 VND/kWh theo quyết định số 1313/QĐ-BCT vào ngày 13/5/2025, cao hơn 28% so với mức trần trước đó. Khung giá mới này sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết hỗ trợ các đơn vị phát điện LNG tiên phong như POW và Nhơn Trạch 3&4.
Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm
Kỳ vọng NT3 & NT4 đi vào hoạt động
Ở phía đầu vào, giá khí được dự báo sẽ ổn định trong năm 2025 nhưng vẫn đứng trước nhiều rủi ro biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định như thời tiết, tình hình đường ổng dẫn khí tại Nga và chiến tranh thương mại. Trong khi đó, giá than được dự báo sẽ có xu hướng giảm nhờ nguồn cung ổn định.
Nhơn Trạch 3 & 4 với tổng công suất 1.500 MW sắp đi vào hoạt động
-
Nhơn Trạch 3&4 dự kiến lần lượt đi vào vận hành từ T7/2025 và T10/2025sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn. Với công suất 1.500 MW, hai nhà máy này dự kiến đóng góp thêm 2,5 tỷ kWh trong năm 2025 và 7,8tỷ kWh trong năm 2026, tương ứng tăng thêm ~37% tổng sản lượng năm2024 của POW. Đây là hai dự án tiên phong trong lĩnh vực phát điện từ khí LNG nhập khẩu. Hiện tại, Nhơn Trạch 3 đang trong quá trình chạy thử, các gói thầu EPC và đàm phán các hợp đồng quan trọng như PPA,GSA cơ bản được triển khai đúng tiến độ.
-
Có lý do để tự tin về khả năng hấp thụ của thị trường đối với sản lượng điện sản xuất từ NT3&4 nhờ mức tăng trưởng tiêu thụ điện toàn hệ thống hàng năm lớn (12 - 13%). Theo đó, nếu tăng trưởng tiêu thụ điện năm 2025 đạt theo đúng kế hoạch tăng trưởng 12 - 13% trong năm 2025, điều này tương ứng sản lượng điện tiêu thụ trong năm sẽ tăng thêm ~36 tỷkWh. Con số này vượt xa mức sản lượng điện tối đa của NT3&4 là 8 - 8,2tỷ kWh.
Cam kết tập trung vào điện khí LNG
-
Ngoài Nhơn Trạch 3&4 là dự án trọng điểm trong giai đoạn 2025 - 2026,PV Power hiện cũng đang tích cực nghiên cứu và đề xuất nhiều dự án điện khí LNG tiềm tăng, phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
-
Trong đó, Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh (1.500 MW) với tổng mứcđầu tư lên tới 52.000 tỷ VND dự kiến sẽ là dự án trọng điểm trong giai đoạn 2028 - 2029. Hiện dự án đang trong giai đoạn Nghiên cứu/ Đánh giá tính khả thi.
DỰ PHÓNG
Giả định năm 2025
- Kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2025 của POW sẽ tăng trưởng đắng kể khi hai nhà máy Nhơn Trạch 3 & 4 bắt đầu vận hành thương mại. Cụ thể sản lượng điện khí từ hai nhà máy này được kỳ vọng đạt 2,5 tỷ kWh trong năm 2025, (tương đương mức công suất trung bình cả năm là 30%) nâng tổng sản lượng điện khí thương phẩm năm 2025 của POW lên 11 tỷkWh. Điều này giúp doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 31% và 28%. Trong giai đoạn này, gánh nặng chi phí lãi vay cũng tăng 3,5 lần do vốn vay của dự án cũng như vay ngắn hạn bổ sung nguồn vốn lưu động. Trong khi đó sản lượng các nhà máy điện khác tăng trưởng 3 - 4%.
Giả định năm 2026
- Kỳ vọng Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 sẽ hoạt động với công suất 95%, tương ứng bổ sung 7.8 tỷ kWh điện trong năm 2026. Các nhà máy khác vẫn sẽ hoạt động bình thường với sản lượng tăng trưởng từ 3- 4%. Điều này giúp doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 47% và 73%. Trong giai đoạn này gánh nặng từ chi phí lãi vay vẫn sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận, biên lợi nhuận ròng dự kiến chỉ đạt 4,6%.
Ai tin POW sẽ là siêu cổ phiếu trong 1-2 năm tới thì comment nhé.
- Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm