POW update1 VCSC

Sản lượng điện sản xuất 8 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW – sàn HOSE) đạt 9,1 tỷ kwh, hoàn thành 66% kế hoạch cả năm và chỉ bằng 77% cùng kỳ 2021. Sản lượng giảm là do nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 vẫn chỉ hoạt động 1 tổ máy, trong khi nhà máy Cà Mau 1 & 2 đạt mức rất thấp với 2.24 tỷ kwh. Doanh thu lũy kế 8 tháng đạt 18.540 tỷ đồng, thực hiện 76% kế hoạch cả năm, bằng 92% cùng kỳ năm trước. Sản lượng điện thấp nhưng doanh thu cao chủ yếu do giá bán điện tăng trong kỳ khi chi phí nhiên liệu tăng. Cho cả năm 2022, chúng tôi dự báo sản lượng điện đạt khoảng 14,6-14,8 tỷ kwh, doanh thu đạt 28.811 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.458 tỷ đồng, đạt 119% và 284% kế hoạch năm. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo hoạt động của công ty sẽ khả quan hơn khi nhu cầu điện cả nước dự báo vẫn tiếp tục tăng từ 8-10%, nhà máy Vũng Áng 1 sẽ khắc phục xong sự cố, sản lượng điện sản xuất dự báo sẽ tăng thêm từ 5.0-5.5 tỷ kwh, đưa hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên tốt hơn. Điểm nhấn đầu tư: hiện tại POW đang sở hữu 6 nhà máy điện với tổng công suất 4.205 MW, sản lượng điện hàng năm khoảng 20-22 tỷ kwh, chiếm 8% tổng nhu cầu thị trường. Chiến lược phát triển trong những năm tới POW sẽ đầu tư thêm các dự án nhiệt điện khí NT3&4 (1.500MW), Miền Trung 1&2 (1.500MW), LNG Cà Mau, LNG Quảng Ninh. Hiệu quả kinh doanh sẽ tiếp tục được cải thiện khi các các nhà máy điện đi vào giai đoạn giảm mạnh chi phí khấu hao và nợ vay: Các nhà máy Cà Mau 1 và 2, NT1 đã trả xong vốn vay đầu tư, chi phí tài chính và khấu hao giảm sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới. Tiềm lực tài chính mạnh: Tổng tài sản đến cuối quý II/2022 đạt 57.702 tỷ đồng, trong đó Tiền tương đương tiền và đầu tư tài chính (tiền gửi) đạt 7.135 tỷ đồng (12,4% Tổng tài sản). Nợ phải trả đạt 25.501 tỷ đồng (44,2% Tổng nguồn vốn), trong đó vay nợ ngắn và dài hạn là 8.742 tỷ đồng (15,2% Tổng nguồn vốn), đây là tỷ lệ vay nợ rất an toàn đối với doanh nghiệp phát điện lớn. Nhu cầu điện tiếp tục tăng lên trong những năm tới: trong 8 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng điện đạt 5% và dự kiến cả năm đạt mức 6%. Nhu cầu điện dự báo sẽ tiếp tục tăng từ 8-10% trong những năm tới. Năm 2023 dự báo nhiệt điện sẽ được cải thiện khi điều kiện thủy văn sẽ hạn chế hơn so với 2022 do trạng thái La nina gây mưa nhiều có thể kết thúc từ đầu 2023. Định giá: Kết hợp phương pháp định giá DCF và so sánh PE, PB, giá trị cổ phiếu POW được xác định ở mức 17.600 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này. >> Tải báo cáo

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 3% lên 14.800 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW). Chúng tôi nhận định POW là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh mức tiêu thụ điện ổn định của Việt Nam và sự chuyển dịch cơ cấu sang lợi nhuận gộp với các nhà máy nhiệt điện lợi nhuận gộp Nhơn Trạch 3 và 4 trong tương lai của POW. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi là do chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2023-2027 thêm 3% do chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng lợi nhuận cho các nhà máy Cà Mau, Vũng Áng và NT2, bù đắp cho dự phóng lợi nhuận giảm đối với nhà máy Nhơn Trạch 1. Một phần chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế đối với nhà máy Cà Mau và NT2 là do chúng tôi giả định giá khí sẽ giảm. Chúng tôi có quan điểm tích cực đối với tăng trưởng ngắn hạn của POW với mức tăng trưởng EPS dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 24% so với năm trước và 44%. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2023 sẽ được dẫn dắt bởi mức tăng trưởng sản lượng 26% (cao hơn 13% so với kế hoạch của POW) sau đà giảm 3 năm liên tiếp do dịch COVID-19 và các sự cố kỹ thuật. Trong khi đó, triển vọng ngành điện tích cực với dự báo mức tiêu thụ điện quốc gia ổn định (tăng trưởng 8%), nguồn cung trong nước thắt chặt hơn, ít sự cạnh tranh hơn từ mảng thủy điện và triển vọng giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) tích cực (tăng trưởng 7%).

Năm 2023, doanh thu và lợi nhuận thuần của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (POW – sàn HOSE) lần lượt đạt 30.752 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước) và 1.326 tỷ đồng (giảm 36%) chủ yếu do 1) hoạt động sản xuất bị gián đoạn do trong năm vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 thực hiện đại tu và 2) nhóm thủy điện gồm có Hủa Na và Đakđrinh có biên gộp cao nhưng sản lượng phát điện thấp. Năm 2024, doanh thu và lợi nhuận thuần đạt 36.121 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và 2.488 tỷ đồng (tăng trưởng 88% so với năm trước) nhờ: Sản lượng điện tăng 19% và biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,8% lên mức 11,1% nhờ các nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại, không thực hiện đại tu trong năm 2024; Ghi nhận doanh thu tỷ giá 155 tỷ đồng từ Nhơn Trạch 2 và chi phí lãi vay giảm 15% với môi trường lãi suất hạ nhiệt. Triển vọng kinh doanh năm 2024 với sản lượng điện phục hồi 19% so với năm trước, xuất phát từ nhiệt điện được tăng huy động do ảnh hưởng của El nino trong nửa đầu năm 2024; Nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại sau đại tu trong năm 2023; Sản lượng điện của Vũng Áng 1 được ưu tiên do giá than đang suy giảm và được dự báo giảm 5%. Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu POW, giá mục tiêu cho năm 2024 là 15.300 đồng/CP (upside 37% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2023) với phương pháp DCF, đã bao gồm dự án Nhơn Trạch 3 vận hành 11/2024 và Nhơn Trạch 4 là 5/2025. Trong đó, NT3 và 4 đóng góp 9% vào upside của cổ phiếu.

Năm 2024, doanh thu và lợi nhuận thuần của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (POW – sàn HOSE) dự báo đạt 29.447 tỷ đồng (tăng 5%) và 2.135 tỷ đồng (tăng trưởng 98%) nhờ: Sản lượng điện tăng 7% và biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,8% lên mức 10.2% nhờ các nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 không thực hiện đại tu trong năm 2024. Chi phí lãi vay giảm 28% với môi trường lãi suất hạ nhiệt Ghi nhận doanh thu tỷ giá 155 tỷ đồng từ Nhơn Trạch 2. Triển vọng kinh doanh năm 2024 phục hồi từ nền thấp, với yếu tố hỗ trợ: Biên lợi nhuận gộp cải thiện, giảm các chi phí bất thường nhờ nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 đã hoàn thành đại tu trong năm 2023; Sản lượng điện của Vũng Áng 1 tăng 49% nhờ giá than đang suy giảm. Yếu tố bất lợi: sản lượng điện nhà máy NT2 giảm 44% và NT1 duy trì ở mức thấp do 1) nguồn cung khí ở khu vực Đông Nam Bộ suy giảm nhanh chóng và 2) giá khí duy trì ở mức cao trong khi giá than đang giảm. Như vậy, trong năm 2024, nhà máy Vũng Áng 1 được tăng cường huy động là nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng của công ty và bù đắp sự sụt giảm của nhà máy Nhơn Trạch 2. Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu POW giá mục tiêu cho năm 2024 là 14.000 đồng/CP (upside 22% so với giá đóng cửa ngày 23/02/2024) với phương pháp DCF, đã bao gồm dự án Nhơn Trạch 3 vận hành 11/2024 và Nhơn Trạch 4 là 5/2025. Trong đó, NT3 và 4 đóng góp 16% vào upside của cổ phiếu. BSC giảm mức giá mục tiêu 8,5% so với báo cáo trước do điều chỉnh giảm sản lượng điện của POW trong năm 2024 từ mức tăng 19% xuống mức tăng 7%.