PV GAS đề xuất các đối tác, cùng Chính phủ Hoa Kỳ nghiên cứu các điều khoản thương mại phù hợp có thể áp dụng vào tình hình thị trường kinh doanh LNG tại Việt Nam

Mới đây, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Phạm Văn Phong đã tiếp đón bà Susan Burns – Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. HCM cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc tại trụ sở công ty. Buổi gặp gỡ nhằm trao đổi, tìm kiếm các cơ hội hợp tác giữa PV GAS và các đối tác tiềm năng từ Hoa Kỳ.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trên tinh thần cởi mở, thực chất, tập trung thảo luận về các thuận lợi, khó khăn và vướng mắc của các bên, trong đó có quá trình triển khai dự án LNG Sơn Mỹ - Bình Thuận và việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ.

Hai bên thể hiện thiện chí hợp tác, chia sẻ thông tin rõ ràng và tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho các công việc tiếp theo, kể cả việc phát triển các dự án khác ngoài LNG. Đồng thời, các bên khẳng định quyết tâm xúc tiến ngay những vấn đề đã được đặt ra và thống nhất tại cuộc họp.

Theo Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Việt Nam đang đứng trước sự suy giảm nguồn khí nội địa nhanh hơn so với dự báo. Hiện nay, cả nước có khoảng 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Quyết định 500/QĐ-TTg. Như vậy, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 22.400MW điện khí LNG, chiếm 14,9% tổng nguồn điện của cả nước, với năng lực sản xuất 83 tỷ kWh.
Theo nghiên cứu của Wood Mackenzie, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng. Nhu cầu về khí đốt của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp 3 lần vào giữa những năm 2030.

Tiêu thụ khí đốt dự kiến tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng tiêu thụ than sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050.

Thế à? Rồi sao? Chả liên quan