1, Mô hình kinh doanh
-
PVB có một mô hình kinh doanh khá đơn giản, chỉ tập trung vào dịch vụ bọc ống dẫn khí. Khi dự án dầu khí được triển khai ngoài biển, như dự án khí Lô B, khí sẽ được thu từ mỏ và vận chuyển vào đất liền qua đường ống. PVB đảm nhận việc sản xuất các đường ống dẫn này, đảm bảo khí được vận chuyển an toàn từ biển vào đất liền để cung cấp cho các đơn vị tiêu thụ như nhiệt điện, công nghiệp, và thậm chí là thực phẩm.
-
PVB là doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực này, là công ty con của GAS, và gần như độc quyền trong việc bọc ống dẫn khí từ các mỏ vào đất liền.
2, Các dự án đã triển khai
-
Từ năm 2010 đến 2015, PVB đã tham gia nhiều dự án lớn như Nam Côn Sơn 2, Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng và Biển Đông 1. Giai đoạn đỉnh điểm của PVB là 2014 và 2015, với giá cổ phiếu tăng rất nhanh và cao nhất trong lịch sử. Điều này cho thấy PVB phụ thuộc nhiều vào các dự án mới.
-
Trong thời gian tới, PVB sẽ tập trung lớn vào dự án Lô B với giá trị hợp đồng khoảng 2,500 tỷ trong tổng backlog dự kiến 3,500 tỷ. Các dự án khác như Sư Tử Trắng giai đoạn 2B và Cá Voi Xanh cũng đóng góp thêm vào backlog. Dự án Lô B có chiều dài khoảng 470 km đường ống, dự kiến thực hiện từ 2025 đến 2027. Với năng lực sản xuất hiện tại, PVB hoàn toàn có thể đảm nhận khối lượng công việc này.
3, Điểm quan trọng trong báo cáo tài chính
-
Chi phí khấu hao: Một điểm quan trọng là chi phí khấu hao của PVB đã giảm đáng kể. Từ 2012 đến 2015, chi phí khấu hao rất cao, đỉnh điểm là 159 tỷ năm 2014. Tuy nhiên, từ 2018 trở đi, chi phí khấu hao đã giảm xuống chỉ còn khoảng 7 tỷ năm 2023, và dự kiến còn giảm thêm trong năm 2024.
-
Chi phí NVL và nhân công: Chi phí nguyên liệu, chiếm khoảng 43% tổng chi phí, chủ yếu là từ nguyên liệu nhập khẩu như hạt nhựa, lớp phủ chống ăn mòn. Do biến động tỷ giá, PVB có thể gặp rủi ro về chi phí nguyên liệu. Trong khi đó, chi phí nhân công của PVB thấp hơn so với các nhà thầu nước ngoài do sử dụng lao động trong nước.
4, Dự phóng KQKD
- Dựa trên các dữ liệu quá khứ và ước tính hiện tại, với biên lợi nhuận gộp dự kiến cao hơn so với giai đoạn 2013-2015, lợi nhuận ròng của PVB trong giai đoạn 2025-2027 có thể đạt khoảng 550 tỷ đồng, trung bình khoảng 180 tỷ đồng mỗi năm.
5, Định giá
-
Hiện tại, vốn hóa của PVB là khoảng 635 tỷ đồng. Với lợi nhuận ròng dự kiến, PVB có thể đáp ứng hoặc vượt qua giá trị vốn hóa này. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro liên quan đến dự án Lô B chưa chính thức có FID (quyết định đầu tư cuối cùng).
-
Nếu xem xét PE forward, định giá PVB hiện tại là khá rẻ. Nếu lợi nhuận đạt 200 tỷ đồng vào năm 2025, PE chỉ khoảng hơn 3 lần. Đây là mức định giá hấp dẫn, đặc biệt khi thị trường bắt đầu phản ánh vào các dự án tương lai của PVB.
Theo dõi phân tích chuyên sâu