I. Sơ lược về PVP
• PVP là đơn vị vận tải dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Dầu khí - PVTrans. Tháng 10/2016 đánh dấu mốc thời gian quan trọng đối với Công ty khi cùng với Tổng Công ty PVTrans đã thực hiện vận chuyển thành công 600 chuyến dầu thô an toàn hiệu quả cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
• 3 mảng kinh doanh chính của PVP:
Cung cấp dầu thô cho NMLD Dungg Quất và Nghi Sơn
Cho thuê FSO
Thương mại và dịch vụ quản lý tàu
(Ngoài ra còn có dịch vụ quản lý tàu)
II. Ta thấy được gì trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cơ cấu tài sản của PVP?
a. Tổng doanh thu đạt được tính đến thời điểm Quý 3/2023 là 1.227 tỷ cùng với LNST là 158 tỷ hoàn thành được hơn 82% kế hoạch về doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận mà đại hội cổ đông đưa ra từ đầu năm.
=>Để làm được điều này công ty đã có một vài điểm nhấn trong kinh doanh như sau:
- Doanh thu được hưởng lợi từ giá cước tàu chờ dầu tăng
- PVP mua thêm tàu mới cho Pacific Era (Doanh thu mảng dịch vụ vận tải quốc tế tăng từ Quý 2/2023)
III. Công ty tiết giảm được chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý công ty, đồng thời, cũng làm tăng được doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu đến tư gửi tiết kiệm ngân hàng. (Tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng phần nào cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực- tài nguyên sẵn có của ban lãnh đạo).
b. Cơ cấu tài chính của PVP rất lành mạnh với tỷ lệ Nợ vay/VCSH chỉ ở mức 0.59 lần và tổng lượng tiền mặt cùng với tiền gửi ngân hàng ở mức 858 tỷ đồng tương đương 31.5% tổng tài sản (Xét đến thời điểm Quý 3/2023 do Delloitte kiểm toán).
c. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023 để mua tàu mới thì PVP đã vay ngân hàng Woori với số tiền là 16.765.000 đô la Mỹ với lãi suất 1.8%/năm giúp PVP gia tăng được doanh thu nhưng cũng sẽ là yếu tố cần cẩn trọng khi đồng đô tăng giá.
Trích: BCTC Quý 2/2023 của PVP
3. Điểm nhấn đầu tư
- PVP chiếm lĩnh thị trường vận tải dầu thô Việt Nam: nắm giữ 100% thị phần vận tải dầu thô từ các mỏ trong nước về nhà máy lọc dầu Dung Quất và một phần cho NMLD Nghi Sơn.
- Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng, xăng dầu khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 được ban hành nhằm gia tăng nhu cầu dự trữ dầu thô cho sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia, PVP đã có kế hoạch đầu tư thêm 1 tàu VLGC, 1 tàu MR, 1 tàu Aframax hoặc VLCC.
- PVP duy trì mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 1,000 đồng/cp tương đương tỷ suất cổ tức 7% ở vùng giá hiện tại. Khá hấp dẫn so với các kênh đầu tư tài chính khác và bối cảnh chung VN-INDEX đang trong bức tranh sáng- bức tranh tối.
-
Định giá
Lợi nhuận dự phóng năm 2023 là 200 tỷ (Tăng trưởng nhờ mảng vận tải dầu thô)
EPS dự phóng: 2
P/E trung bình:8
Giá mua dự kiến: 14
=> Giá mục tiêu: 16 (Theo phương pháp P/E)
Giá cắt lỗ: 13.3