Pvs- cá chép vượt vũ môn

PVS doanh nghiêp cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu Việt Nam

Cơ cấu cổ đông:
image
Trọng số sở hữu là Tập đoàn xăng đầu Việt Nam Việt Nam chiếm 51,38%

Lĩnh vực kinh doanh chính:
Thiết bị , Dịch vụ, Phân phối dầu khí

Cơ cấu kinh doanh:
Dịch vụ cơ khí dầu khí M&C 53%
MẢNG dịch vụ FSO/ FPSO hiếm 11%
Kỹ thuật dầu khí OSV chiếm 10%
Dịch vụ căn cứ cảng và vận hành bảo dưỡng O&Mchiếm 9%

Cơ cấu đóng góp lợi nhuận:
Dịch vụ căn cứ cảng chiếm 36% lớn nhất( mặc dù cho mảng M&C mảng kinh doanh lớn nhất)
Mảng M&C chiếm 18% doanh thu tăng trưởng 20,15% biên lợi nhuận gộp cảu thiện lên 1,9% từ dự án: Gallaf GĐ3, , Shwe (Myanmar), Sao Vàng Đại Nguyệt giai đoạn 2, Hải Long OSS…

Tình hình tài chính:
image

PVS sở hữu bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào (chiếm 40% trong cơ cấu tài sản) cùng với tỉ lệ đòn bẩy thấp (tỉ lệ nợ vay/vốn chủ khoảng 10%). => Rủi ro thấp

Tỉ lệ chi trả cổ tức:
image

Bên cạnh đó, công ty luôn duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua các nắn, dự kiến năm nay chi trả cổ tức với mức tiền mặt 10%/năm

Triển vọng trong tương lai:
Năm 2023: PVS trung gói thầy cung cấp toàn bộ chân của tua bin cho dự án điện gió ngoài khơi của Orsted Taiwan. Mảng M&C : Q1.2023 tăng 2.135 tỷ đồng tăng 6,5% yoy.

Ngoài ra, triển vọng tích cực như Dự án Cá Voi Xanh, Lô B – Ô Môn, các Dự án Kho cảng LNG Thị Vải, Sơn Mỹ…

Đặc biệt dự án lô B Ô Môn II mới được ký kết gần đây và dự kiến sẽ có quyết định cuối cùng (FID) chậm nhất vào tháng 6/2023.

Mảng điện tái tạo:
Với định hướng giảm phát thả của nước ta, trong dài hạn chuyển hướng sang điện tái tạo động lực cho điện gió ngoài khơi.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tiềm năng về điện gió rất lớn với với 39% diện tích ngoài khơi và 8% điện tích đất liền với tốc độ gió cao. Ngân hàng thế giới ước tính tiềm năng điên gió ngoài khơi của Việt Nam hơn 500 GW.

  • Đơn vị duy nhất trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có đầy đủ chức năng, cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đầu tư, phát triển và vận hành khai thác các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
    -Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII tháng 12/2022: tổng công suất điện gió đến năm 2030 (gồm cả trên bờ, gần bờ và ngoài khơi) có thể lên tới 28.480 MW. Như vậy, điện gió đã được nâng tỷ trọng đóng góp lên 18% vào 2030 (Dự thảo Tháng 3/2022 là 13%).Điện gió được định hướng chiếm khoảng 30% công suất các loại hình nguồn điện tới năm 2050

Tuy nhiên mảng này tỷ suất lợi nhuận nhiều năm đạt mức thấp 1,6%-2% do giá nguyên vật liệu và canh tranh đấu thầu.

Luật chính sách hổ trợ:
Tháng 11/2022 Luật dầu khí sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2023:

  • Chính sách thuế thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong các dự án thăm dò
  • Cho phép khai thá các mở dầu gần hết tuổi thọ và không có hiệu quả kinh tế
  • Kéo dài thời gian thực hiện dự án và quá trình thăm dò. thêm 5 năm.
  • Tách biệt vài trò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành nhà quản lý dự án và đầu tư , rút ngắn quá trình phê duyệt
    =>Luật Dầu khí sửa đổi kì vọng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, đồng nghĩa với việc tạo nhiều cơ hội việc làm cho các công ty thượng nguồn.
8 Likes

PVS cái gì cũng ngon chỉ có giá tăng chậm quá

PVB trần rồi

Vậy mà chậm gì nữa anh

6 Likes

nghe đâu chuẩn bị ký hợp đồng giá trị hơn 150 triệu usd.

6 Likes

Dòng P vào sóng PVS có quá nhiều tin Hot

1 Likes

Bầy cá này ăn cơm Thánh GiÓng

Tin chuẩn không tăng chậm quá

5 Likes

3 Likes

Tiềm năng cực lớn. Siêu blue rồi bác ơi

https://vietstock.vn/2023/05/dhdcd-pvs-uoc-lai-truoc-thue-6-thang-dat-740-ty-dong-day-manh-dau-tu-dien-gio-xa-bo-737-1074547.htm

2 Likes

Cá chép này hoá rồng rồi

:rofl: