PVS có gì hấp dẫn trong 2024?

Cập nhật KQKD 2023:

  • Lũy kế cả năm 2023, PVS đạt được doanh thu thuần là hơn 19 nghìn tỷ, vượt 47% svkh. Lợi nhuận sau thuế đạt được xấp xỉ 900 tỷ, vượt 61% svkh;

  • Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của PTSC đạt 26.401,1 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, doanh nghiệp sở hữu hơn 3.194 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; 2.129 tỷ đồng các khoản tương đương tiền.

  • Về nợ, PVS còn 13.017,5 tỷ đồng nợ phải trả, tăng nhẹ so với đầu năm. Riêng vay nợ ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 1.176 tỷ đồng và 563,9 tỷ đồng.

Tiềm năng trong năm 2024:

  • Mảng cho thuê kho chứa nổi FSO/FPSO đem lại dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp: Các tàu FSO Orkid, FPSO Ruby II, FSO Biển Đông 01, FSO Golden Star và FSO MV12 sẽ hoạt động ổn định đến 2027. Ngoài ra, PVS cũng đang đàm phán để kéo dài hợp đồng với FPSO Lam Sơn từ năm 2025.

  • Là công ty con của PVN, tập đoàn nhà nước nên PVS có lợi thế cạnh tranh trong nhiều dự án đấu thầu.

  • Với quy mô backlog công việc lên tới hơn 6.6 tỷ USD triển khai trong nhiều năm đảm bảo cho sự tăng trưởng của PVS trong dài hạn.

PVS có gì hấp dẫn trong 2024 ?. - Lũy kế cả năm 2023, PVS đạt được doanh thu thuần là hơn 19 nghìn tỷ, ...

  • Cho năm 2024F, WYTI dự kiến PVS sẽ đạt mức doanh thu thuần khoảng 27 nghìn tỷ và lãi ròng sẽ đạt khoảng 1200 tỷ.

  • Giá trị P/E mục tiêu được sử dụng trong định giá P/E cho PVS là 18x, tương đương giá trị trung bình 4 năm gần nhất. Bằng 2 phương pháp DCF và P/E, WYTI đưa ra giá trị hợp lý đã làm tròn của cổ phiếu PVS tại thời điểm cuối năm 2024 là 45,000 đồng/cp.

Phân tích kỹ thuật

PVS có gì hấp dẫn trong 2024 ?. - Lũy kế cả năm 2023, PVS đạt được doanh thu thuần là hơn 19 nghìn tỷ, ...

  • Sau 1 phiên dòng tiền lớn vào nhưng gặp áp lực chốt lời ở tiệm cận vùng đỉnh, PVS có 2 phiên tích lũy trở lại với thanh khoản khá tốt và vẫn nằm trên vùng hỗ trợ.

  • Các tín hiệu từ Macd, Rsi hay ichimoku vẫn đang cho trạng thái tích cực dần lên.

  • Với PTKT, quanh vùng giá 36x NĐT có thể tham gia với kỳ vọng vượt đỉnh và biên lợi nhuận trên 18%. Dừng lỗ khi cổ phiếu xuyên thủng vùng giá 35.8

Các thông tin trên mang tính chất tham khảo, NĐT chủ động và tự chịu trách nhiệm đầu tư.

Thành Wyti.

Nhiều anh em đang cầm PVS không?

Chuyển động mới tại Dự án xuất khẩu 1,2 GW điện gió sang Singapore của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS)

Đại diện Chính phủ Singapore vừa có buổi làm việc với Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVS) về việc triển khai dự án xuất khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore.

Trước đó, vào tháng 10/2023, Chính phủ Singapore đã trao Giấy phép nhập khẩu điện có điều kiện (Conditional Approval) cho liên doanh Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và đối tác SCU.

Kết thúc buổi làm việc, các cơ quan chức năng của Chính phủ Singapore khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và đối tác SCU trong quá trình triển khai Dự án. Dự án này sẽ góp phần quan trọng giúp Singapore sớm đạt được mục tiêu nhập khẩu 4GW điện sạch vào năm 2035 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, cũng như thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương giữa Singapore và Việt Nam, hiện thực hóa “Quan hệ đối tác kinh tế số - kinh tế xanh” giữa hai nước.

Đại diện Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí và đối tác SCU cùng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các công việc tiếp theo để sớm thực hiện thành công Dự án.

Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS): Đã hoàn thành 15% các gói thầu Lô B - Ô Môn


Thời gian triển khai các hợp đồng dầu khí và điện gió ngoài khơi của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. (Nguồn: Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, BSC Equity Research)

Backlog các dự án của PVS là quá khủng, làm hết cả chu kỳ chục năm

Ngày 28/3/2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác tổ chức Lễ ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn.

Các thỏa thuận được ký kết gồm:

1. Hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B với các điều khoản cam kết mua bán khí Lô B giữa Chủ mỏ, gồm các Bên Bán là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Công ty MOECO (Nhật Bản), Công ty PTTEP (Thái Lan), với Bên Mua (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Lượng khí Lô B mỗi năm được các Bên cam kết giao nhận khoảng 5,06 tỷ m3 trong Giai đoạn bình ổn.

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê các Chủ vận chuyển (gồm các Bên: Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty MOECO, Công ty PTTEP), theo các điều khoản, điều kiện cam kết trong Hợp đồng vận chuyển khí (GTA) Lô B, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng khí Lô B (khoảng 5,06 tỷ m3/năm) về bờ, qua trạm tiếp bờ tại Kiên Giang và tuyến đường ống trên đất liền từ Kiên Giang về Ô Môn (Cần Thơ).

3. Hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA) giữa Các Chủ mỏ (gồm các Bên là Petrovietnam, PVEP, MOECO, PTTEP) và Chủ Vận chuyển (gồm các Bên: PV GAS, Petrovietnam, MOECO, PTTEP). Đây là hợp đồng dịch vụ để đấu nối các trang thiết bị của Chủ vận chuyển với giàn khai thác khí Lô B và Chủ mỏ sẽ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ Chủ vận chuyển trong suốt thời hạn hợp đồng.

4. Lượng khí Lô B sau khi về đến bờ, sẽ được Petrovietnam phân bổ và cung cấp cho các Nhà máy điện tại khu vực Ô Môn. Hợp đồng bán khí Lô B giữa Bên Bán (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) với Bên Mua (Tổng Công ty Phát điện 2 - EVNGENCO2) sẽ cung cấp một phần khí Lô B cho Nhà máy điện Ô Môn I, với lượng khí mỗi năm khoảng 1,265 tỷ m3 trong Giai đoạn bình ổn.

Không biết hôm nay PVS vượt nổi 40 không đây các cụ

Chúc mừng PVSers, break 40 thuyết phục rồi