PVS PVD 2024 có hóa rồng như 2014

, , , ,

NÊN MUA CỔ PHIẾU DẦU KHÍ NÀO ?

I. TỔNG QUAN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

1. Thượng nguồn (thăm dò và khai thác)

Hai doanh nghiệp tiêu biểu trong chuỗi giá trị thượng nguồn của ngành dầu khí Việt Nam đó là: PVD, PVS.

Động lực tăng trưởng của PVS PVD là giá dầu. Khi giá dầu ở một mức cao, thì nhu cầu khai thác, thăm dò sẽ tăng cao hơn, từ đó khối lượng công việc và giá trị hợp đồng ký kết của các doanh nghiệp thượng nguồn tăng cao.

Giai đoạn từ 2010 - 2014, giá dầu Brent tăng cao neo ở mức trên 100 USD/ thùng. Từ đó làm cho giá thuê giàn khoan tăng 15% và số lượng thuê dàn khoan tăng mạnh.
PVD là 1 trong những doanh nghiệp được hưởng lợi và lợi nhuận tăng mạnh trong giai đoạn từ 2013 - 2015.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ có độ trễ so với giá dầu thô trong ngắn hạn. Bởi một hợp đồng khai thác và thăm dò thường kéo dài từ 2 – 5 năm. Chính vì thế giá dầu giảm mạnh từ 2014 nhưng bắt đầu tới năm 2016 lợi nhuận của các doanh nghiệp thượng nguồn mới giảm mạnh.

2. Trung nguồn (chuyển dầu, khí từ mỏ dầu, mỏ khí vào đất liền)

Hai cổ phiếu tiêu biểu nhất trong chuỗi giá trị trung nguồn của ngành dầu khí đó là: GAS, PVT

  • GAS: là công ty độc quyền ngành khí Việt Nam. Lợi nhuận của doanh nghiệp này sẽ đến từ phí vận chuyển khí và chênh lệch giá khí khô tiêu thụ và khí ẩm mua vào. Cho nên, GAS được hưởng lợi khi giá dầu tăng cao do giá bán khí được tính theo theo giá dầu nhiên liệu.

  • PVT: là doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất về mảng vận tải biển cho ngành dầu khí. Lợi nhuận của PVT phụ thuộc vào giá cước vận chuyển, tuy nhiên giá cước của PVT có độ trễ so với giá cước vận chuyển quốc tế (Khi giá dầu đã tăng và neo ở một mức cao được một thời gian → Tăng nhu cầu khai thác dầu khí → Nhu cầu vận chuyển dầu tăng → Giá cước vận chuyển và khối lượng của PVT sẽ tăng theo).

3. Hạ nguồn (chế biến và phân phối xăng dầu thành phẩm)

Các cổ phiếu tiêu biểu nhất trong chuỗi giá trị hạ nguồn của ngành dầu khí bao gồm: GAS, BSR, PLX

  • GAS: Chế biến và phân phối khí cho các: Khu công nghiệp, nhà máy điện khí, nhà máy đạm

  • BSR: Chế biến dầu thô thành xăng dầu thành phẩm. Lợi nhuận của BSR phụ thuộc vào biên xăng dầu là chênh lệch giữa giá bán đầu ra của xăng dầu thành phẩm. Lợi nhuận của BSR sẽ rất đột biến khi: Giá dầu đột ngột tăng cao, từ đó kéo theo giá xăng thành phẩm tăng theo, và khi này BSR sẽ được hưởng lơi rất lớn từ những giá trị hàng tồn kho giá rẻ.

  • PLX: Phân phối sản phẩm xăng dầu với 50% thị phần. Đối với PLX thì doanh nghiệp này bị phụ thuộc rất nhiều vào quy định của Chính phủ và việc điều hành giá bán lẻ xăng, dầu. Kết quả kinh doanh của PLX rất nhạy với giá dầu, việc doanh nghiệp này có lợi nhuận tốt hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản trị hàng tồn kho.

II. CÁC CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ ĐÁNG ĐỂ ĐẦU TƯ

Tuy rằng giá dầu đã giảm khá là đáng kể khi so với mức đỉnh hồi năm 2022, nhưng hiện nay giá dầu vẫn đang neo ở một mức tương đối cao. Xét trong bối cảnh vĩ mô hiện tại của ngành nghề, thì bộ phận phân tích của Alias khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung quan tâm những doanh nghiệp thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dầu khí như: PVS, PVD. Bởi vì các doanh nghiệp thượng nguồn trong ngành dầu khí đang có những câu chuyện riêng, và sự kỳ vọng tăng trưởng trong giai đoạn tới. Dưới đây là những luận điểm đầu tư của từng doanh nghiệp.

1. PVS: Doanh thu bùng nổ trong 2024

  • Doanh thu vẫn được duy trì trong các năm tới

Hiện tại PVS đang triển khai rất nhiều gói thầu với giá trị lớn, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh thu ở một mức cao trong các năm tiếp theo.

  • Kỳ vọng đột biến trong 2024 nhờ ghi nhận doanh thu từ việc thiết kế & xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án Lô B Ô Môn

Trong Q4/2023 dự án Lô B Ô Môn đã được thực hiện ngay mà không cần phải phụ thuộc vào FID như trước (FID: Quyết định đầu tư cuối cùng).

Tổng giá trị gói thầy mà PVS trung tại dự án Lô B Ô Môn cho đến thời điểm hiện tại là 1.08 tỷ USD, và thời gian để hoàn thành gói thầu này là trong 2023 – 2026. Nhờ việc gói thầu được đẩy mạnh gỡ vướng và triển khai từ cuối 2023, cho nên mức doanh thu kỳ vọng dựa trên tiến độ công ty việc mà PVS có thể ghi nhận trong 2024 sẽ là khoảng 200 triệu USD. Với việc đang triển khai các dự án cũ, kết hợp thêm việc ghi nhận doanh thu dự kiến từ dự án Lô B Ô Môn, thì năm 2024 sẽ là năm doanh thu của PVS được kỳ vọng là tăng trưởng mạnh.

  • Cơ cấu tài chính lành mạnh

Tại thời điểm cuối 2023, tổng tài sản của PVS là 26.401 tỷ, trong đó riêng tiền và tương đương tiền (Bao gồm cả đầu tư tài chính ngắn hạn, bởi đầu tư tài chính ngắn hạn của PVS là các khoản tiền gửi ngân hàng) là 10.086 tỷ, chiếm khoảng 38% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu nguồn vốn của PVS thì hơn 50% là đến nguồn vốn chủ sở hữu, nợ vay của doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ với giá trị là 1.740 tỷ, tương đương khoảng 6.6% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Với việc nợ vay thấp và nắm giữ một lượng tiền mặt rất lớn thì PVS gần như không có áp lực về tài chính.

Tóm lại, với sự kỳ vọng tăng trưởng doanh thu một cách rất mạnh mẽ trong năm 2024, kết hợp thêm với việc cơ cấu tài chính của PVS hiện nay rất an toàn, thì PVS rất xứng đáng để đưa vào danh sách những cổ phiếu xứng đáng để đầu tư.

2. PVD: Kỳ vọng tăng trưởng nhờ tái ký hợp đồng thuê giàn khoan với giá cao hơn.

  • Full khối lượng công việc trong 2 năm tới và tái ký một số giàn khoan với giá cho thuê cao hơn

Kể từ cuối năm 2023 cho đến hết 2025, thì tỷ lệ cho thuê giàn khoan của PVD gần như đã được lấp đầy:

  • Giàn khoan PVD1: Vào cuối năm 2023, PVD I sẽ được kéo sang Malaysia để phục vụ hai hợp đồng 1 năm cho Petronas Carigali (PCSB), trong đó PVD sẽ được hưởng giá thuê cao hơn cho hợp đồng thứ 2.

  • Giàn khoan PVD2: hiện đang khoan cho Pertamina tại Indonesia với hợp đồng dài hạn 2 năm (+1 năm tùy chọn gia hạn) kể từ tháng 10/2022.

  • Giàn khoan PVD3: tiếp tục khoan tại Hibiscus Malaysia đến giữa năm 2024 với hợp đồng gia hạn từ cuối năm 2023 (với giá thuê cao hơn nhiều so với hợp đồng cũ)

  • Giàn PVD VI: sẽ được kéo sang Malaysia để phục vụ cho PCSB từ tháng 11/2023 với các điều khoản hợp đồng tương tự như giàn PVD I

Từ cuối năm 2020, giá dầu đã có sự phục hồi rất mạnh mẽ, từ đó kéo theo nhu cầu khai thác dầu khí tăng cao hơn, và điều này đã khiến cho giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn tự nâng ngày càng tăng. Theo một số ước tính, thì dự báo hiệu suất sử dụng giàn JU trung bình của PVD sẽ ở mức 98% trong cả hai năm 2024-2025.

Ngoài ra, nhu cầu sử dụng giàn khoan tại Việt Nam kể từ 2025 sẽ ở một mức rất lớn, bởi trong 2025 rất nhiều dự án trọng điểm sẽ được triển khai thăm dò và khai thác như: Kinh Ngư Trắng, Lạc Đà Vàng và Lô B. Do đó, sau 2024 thì khối lượng công việc của PVD sẽ ở một mức rất cao, từ đó sẽ tác động tích cực đến câu chuyện tăng trưởng của doanh nghiệp.

  • Được hưởng lợi từ dự án Lô B Ô Môn, nhưng chưa thể ghi nhận doanh thu trong 2024.

Để đáp ứng nhu cầu giàn khoan tại dự án Lô B Ô Môn thì trong năm 2024 PVD phải đưa 1 – 2 giàn khoan từ quốc tế trở về, và doanh nghiệp phải đầu tư để mua thêm 1 giàn khoan nữa. Cho nên đến 2025 thì PVD mới có thể triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác tại dự án Lô B Ô Môn.

Tổng giá trị doanh thu ước tính mà PVD sẽ nhận được trong 2025 – 2026 là khoảng 200 triệu USD, trong đó thì kỳ vọng 2025 doanh nghiệp sẽ ghi nhận 90 triệu USD doanh thu từ dự án Lô B Ô Môn.

Tóm lại với việc gần như đã ký Full hợp đồng cho thuê giàn khoản đến hết 2025 (Một số hợp đồng thuê giàn khoan đã được tái ký với giá thuê cao hơn), kèm theo đó là câu chuyện kỳ vọng ghi nhận thêm doanh thu từ dự án Lô B Ô Môn, thì PVD xứng đáng là một cổ phiếu để nhà đầu tư mua và nắm giữ trong trung hạn (Bởi năm 2025 mới là năm bùng nổ của PVD).

3. Một số cổ phiếu khác cũng được hưởng từ từ dự án Lô B Ô Môn

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ:

MR Trịnh Thế Hoàn: GĐ – TVĐT CTCP chứng khoán VPS.
Trưởng phòng phân tích TRẦN QUANG CHUNG.
Contact: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Kênh youtube:

1 Likes

PVD PVS rất dễ bùng nổ trong giai đoạn tới

tiếp tục mua PVS

giá dầu đang bật tăng

tuần sau cổ dầu khí bật

pvd quá ổn