1. Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS: HNX)
Thành lập năm 1993, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) được cổ phần hóa vào năm 2006. Trong năm 2007, PTSC được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã PVS. PVS có hoạt động kinh doanh phức tạp nhằm phát triển hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Sáu mảng kinh doanh của PVS bao gồm: (1) Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng; (2) FSO/FPSO (Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô); (3) EPC/EPCI (Dịch vụ cơ khí dầu khí); (4) Dịch vụ căn cứ cảng; (5) Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M) và (6) Dịch vụ khảo sát địa chấn địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công trình ngầm bằng ROV.
2. Kỳ vọng
PVS thường đặt kế hoạch kinh doanh thấp và sau đó gần như chắc chắn đều vượt kế hoạch đề ra. Trong cuộc họp với chuyên viên phân tích, ban lãnh cho biết năm 2024 là một năm then chốt trong giai đoạn sắp tới, với lượng backlog EPC cao và doanh thu được ghi nhận từ năm 2025 từ cả các dự án dầu khí và dự án EPC tái tạo. Trong đó, năm 2025 có thể đạt được khoảng hơn 1 tỷ USD doanh thu EPCI theo ước tính của công ty từ việc xây lắp chân đế cho trang trại gió của Orsted cũng như ghi nhận doanh thu cho dự án Lô B.
Công ty sẽ tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án điện gió ngoài khơi trong thời gian tới. Cụ thể, Orsted đang mở thầu cho các giai đoạn tiếp theo của dự án tại Đài Loan (mỗi giai đoạn 3 GW), cũng như vừa nhận được 2 dự án (mỗi dự án 2 GW) tại Úc (Orsted đã trao cho PVS hợp đồng EPC đầu tiên để thi công hơn 30 móng cho trang trại điện gió ở Đài Loan và dự kiến hoàn thành và bàn giao vào năm 2025). Hơn nữa, PVS cũng kỳ vọng đại dự án Lô B – Ô Môn sẽ không kéo dài thời gian quá dài để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng cho toàn bộ dự án và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai dự án trong những tháng tới. Hiện tại, PVS đang thực hiện 1 số công việc chuẩn bị để sẵn sàng thi công ngay khi có FID cuối cùng.
PVS dự kiến sẽ dần gia nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi, với mục tiêu cuối cùng là trở thành nhà đầu tư trang trại điện gió vào khoảng năm 2030. Lý do chính cho sự thay đổi chiến lược này nằm ở Quy hoạch Điện VIII gần đây của Việt Nam đặt mục tiêu đạt 8,5 GW công suất gió ngoài khơi vào năm 2035 để thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Do một dự án trang trại gió có thể mất 4-5 năm để hoàn thành nên việc xây dựng có thể bắt đầu vào năm 2030. Để chuẩn bị, PVS cần phải làm việc nhiều hơn với các dự án trang trại gió ngoài khơi trong thời gian tới để tích lũy kinh nghiệm & đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như như tăng nguồn vốn để tài trợ cho dự án. Công ty sẽ công bố thêm thông tin chi tiết trong thời gian tới với kế hoạch dài hạn và đề xuất tăng vốn.
Ở mảng FSO/FPSO, công ty cũng dự kiến sẽ mở rộng trong thời gian tới với việc đấu thầu cung cấp tàu FSO/FPSO tại dự án Lạc Đà Vàng và Lô B, công ty tự tin là nhà cung cấp lớn nhất tại Việt Nam. Cả hai dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026, vì vậy kỳ vọng 2 FSO/FPSO này sẽ có đóng góp từ năm 2027 trở đi nếu PVS thắng thầu, mang lại dòng tiền dài hạn và lợi nhuận nhiều hơn cho công ty (hợp đồng FSO/FPSO thường được ký cố định trong 5-10 năm và gia hạn sau đó cho đến hết vòng đời của dự án). Công ty dự kiến đầu tư vào 2 FSO/FPSO mới trong trường hợp trúng thầu, với vốn đầu tư ước tính khoảng 10 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên cần chờ kết quả trúng thầu trong thời gian tới.
3. Kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm 2024, công ty đạt doanh thu hợp nhất là 6,8 nghìn tỷ đồng (+10% svck) và LNTT hợp nhất là 573 tỷ đồng (+50% svck), nhờ hoàn thành 3 móng của trang trại điện gió ngoài khơi cho Orsted. Doanh thu năm 2024-2025 ước tính lần lượt là 23 nghìn tỷ đồng (+18% svck) và 25,2 nghìn tỷ đồng (+10% svck), NPATMI ước tính lần lượt là 958 tỷ đồng (-6% svck) và 1,2 đồng nghìn tỷ (+ 23% svck).
4. Định giá
Giá mục tiêu 44.000 đồng/cổ phiếu
Có thể giá cổ phiếu đã phản ánh một phần triển vọng từ lượng backlog của dự án Lô B, nhưng vẫn chưa thể hiện tiềm năng từ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo cũng như hợp đồng FSO/FPSO mới.