PVS update

Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) dù đã giảm giá mục tiêu thêm khoảng 33%.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi đến từ 1) dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 của chúng tôi giảm khoảng 35% và 2) giả định phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu và chi phí nợ vay cao hơn của chúng tôi ảnh hưởng tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023.

Chúng tôi giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 thêm khoảng 35% do 1) giả định biên lợi nhuận gộp của mảng Cơ khí dầu khí (M&C) thấp hơn 180 điểm cơ bản do chi phí vận chuyển, nhân công & nguyên liệu cao hơn dự kiến và 2) giả định doanh thu mảng M&C giai đoạn 2022-2026 thấp hơn khoảng 19%.

Chúng tôi dự báo LNST năm 2023 đi ngang so với cùng kỳ năm trước do giả định lợi nhuận thấp hơn từ FPSO Ruby II sẽ ảnh hưởng lợi nhuận cao hơn từ mảng M&C.

Chúng tôi kỳ vọng PVS sẽ ghi nhận nhiều lợi nhuận hơn từ các hợp đồng điện gió quốc tế sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2023 và biên lợi nhuận cao hơn từ dự án Sư Tử Trắng giai đoạn 2 trong nước.

chart có vẻ hơi lỏng, cơ mà đợt này dầu có tin sắp tới maybe chạy được

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt 357 tỷ đồng (tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi đạt 357 tỷ đồng (tăng 50,2%), nhờ ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng Cơ khí dầu khí (M&C) và biên lợi nhuận gộp cải thiện 8,3 điểm % đạt 3,0% so với 0,5% trong 9 tháng năm 2022. Ngoài ra, PVS đã hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành trị giá 135 tỷ đồng. Trong năm 2022, PVS ghi nhận doanh thu đạt 16,4 nghìn tỷ đồng (tăng 15,6% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi đạt 724 tỷ đồng (tăng trưởng 20,5%). Chúng tôi cho rằng, doanh thu công ty tăng là nhờ mức tăng trưởng mạnh của mảng M&C và mảng vận hành & bảo dưỡng (O&M), lần lượt đạt 21,5% và 42,3%. Tăng trưởng doanh thu mảng M&C đến từ các hợp đồng quốc tế, bao gồm dự án Gallaf – Giai đoạn 3 (Qatar) và Shwe (Myanmar). Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2022 tích cực là nhờ 1) lợi nhuận từ các công ty liên doanh kho nổi FPO/FPSO tăng 24,3% và 2) biên lợi nhuận gộp mảng M&C và O&M cải thiện. Ngoài ra, lợi nhuận khả quan từ các công ty liên doanh FSO/FPSO trong năm 2022 là nhờ đóng góp từ FPSO Ruby II khi FPSO này được cho thuê với giá thuê ngày cao nhất (92.500 USD) trong cả năm 2022. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2022 lần lượt hoàn thành 112,2% và 126,3% dự báo cả năm và vượt kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Quan điểm đầu tư dành cho cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam: Triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2023, nhờ tiếp tục thực hiện các dự án nước ngoài đã ký kết từ năm ngoái như Gallaf 3, Hải Long, và đóng góp từ các dự án trong nước như dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2 Bên cạnh đó, Dự án Lô B – Ô Môn được triển khai sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho PVS trong thời gian tới. Thỏa thuận khung cấp khí cho dự án nhà máy điện Ô Môn II được ký kết thành công sẽ thúc đẩy dự án đường ống Lô B – Ô Môn sớm được triển khai. Triển vọng dài hạn từ mảng điện gió ngoài khơi. Việc ký kết hợp tác cùng các công ty năng lượng lớn của nước ngoài sẽ giúp mang lại việc làm cho PVS với các dự án điện gió ngoài khơi trong dài hạn. BSC dự báo năm 2023, doanh thu thuần của PVS đạt 20.684 tỷ đồng (tăng 26% so với năm trước), và lợi nhuận sau thuế đạt 964 tỷ đồng (tăng trưởng 16%), EPS FW = 1.353 đồng/CP với giả định:(1) Giá dầu trung bình năm 2023 đạt 90 USD/thùng (giảm 10%); (2) Doanh thu mảng M&C đạt 12.000 tỷ đồng (tăng 40%) nhờ các dự án đang thực hiện như Gallaf 3, dự án điện gió Hải Long và các dự án mới như Sư Tử Trắng giai đoạn 2; (3) Các liên doanh FSO/FPSO hoạt động ổn định với đơn giá thuê duy trì ở mức cao, đóng góp 530 tỷ đồng vào lợi nhuận của PVS. BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVS với giá khuyến nghị 33.000 đồng/CP (tương đương upside 24.1% so với giá đóng cửa ngày 06/03/2023 là 26.600 đồng/CP) dựa trên hai phương pháp P/B (với P/B mục tiêu 1.1x) và FCFF với tỷ trọng 50%/50%.

BSC dự báo năm 2023, doanh thu thuần của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) đạt 21.964 tỷ đồng (tăng 6,1% so với báo cáo gần nhất), và lợi nhuận sau thuế đạt 999 tỷ đồng (tăng 6,1% so với báo cáo gần nhất), EPS FW = 1.402 đồng/CP. Chúng tôi điều chỉnh nâng dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023 của PVS do cập nhật dự án mới được trúng thầu là điện gió Changhua. Các giả định khác trong dự phóng vẫn được giữ nguyên. Quan điểm đầu tư: Triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2023, nhờ đóng góp từ các dự án mới như dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2, điện gió Changhua hay Lạc Đà Vàng. Bên cạnh đó, Dự án Lô B – Ô Môn được triển khai sẽ đem lại nguồn công việc rất lớn cho PVS trong thời gian tới. Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII mang tới nhiều tiềm năng về mảng M&C của PVS nhờ năng lượng tái tạo và LNG được đẩy mạnh đầu tư trong dài hạn. BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS, và nâng giá mục tiêu lên 38.500 đồng/CP (tương đương upside 24% so với giá đóng cửa ngày 07/06/2023 là 31.000 đồng/CP) dựa trên phương pháp định giá FCFF. Chúng tôi nâng mức định giá của PVS do thêm một số dự án mới như điện gió Changhua, và Lô B – Ô Môn vào dự phóng.

PVS các ctck giờ định giá tầm 38 cho ngắn hạn.

Tuy nhiên, em PVS sẽ là siêu bluechip và khả năng vào club100 khi em tiến hành bán vốn cho các anh tư bản để làm các dự án điện gió ngoài khơi lớn đó bác.

Doanh thu trong nửa đầu năm của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) đạt 8,4 nghìn tỷ đồng (tăng 11,0% so với cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu đến từ mảng M&C với các dự án xây lắp, đạt 4,9 nghìn tỷ đồng (tăng 31,1%), chiếm 58% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, mảng FSO/FPSO cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ, phần nào hỗ trợ sự sụt giảm của các mảng kinh doanh khác. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 439 tỷ đồng (tăng trưởng 77,4%) nhờ cắt giảm mạnh chi phí tiền lương. Lô B – Ô Môn kì vọng sẽ nhận được FID ngay trong năm 2023. Tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình phê duyệt dự án, nhưng theo quan sát của chúng tôi, Chính Phủ và các bên liên quan đều đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ dự án, điển hình là việc thực hiện chuyển giao chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 từ EVN sang PVN. Theo thông tin chia sẻ, liên doanh PVS đã trúng gói thầu EPCI#1 với giá trị 1,08 tỷ USD. Ngoài ra, sau giai đoạn first gas, PVS sẽ còn tiếp tục tham gia xây dựng giai đoạn 2, với giá trị mỗi năm có thể vào khoảng 100-200 triệu USD. Trong năm 2024, nhiều dự án dầu khí trong nước sẽ được triển khai bao gồm Lạc Đà Vàng, Sư tử trắng giai đoạn 2 với tổng giá trị hợp đồng lên đến gần 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường quốc tế cũng đang rất sôi động do nhu cầu khai thác mới từ khu vực Trung Đông. Trong thời gian qua, PVS đã và đang gấp rút đấu thầu các dự án lớn tại Qatar, tuy nhiên công ty chưa tiết lộ chi tiết cụ thể về giá trị cũng như các dự án này. Điều này sẽ giúp đảm bảo lượng công việc khổng lồ cho PVS trong 2-3 năm tới. Tiềm năng lớn từ mảng điện gió ngoài khơi. Bên cạnh các dự án đã ký từ đầu năm, trong tháng 6/2023, PGE group và Orsted đã ký thỏa thuận với liên doanh PTSC M&C (công ty con của PVS) để thiết kế, sản xuất và vận hành 4 trạm biến áp ngoài khơi (375 MW mỗi trạm) cho dự án điện gió Baltica 2 tại Ba Lan. Đây là một bước tiến nữa của PVS trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi trên phạm vi toàn cầu – một hướng đi sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho mảng kinh doanh cốt lõi của công ty trong tương lai. Bên cạnh đó, thị trường điện gió trong nước kì vọng cũng tạo ra lượng công việc tiềm năng cho PVS trong tương lai, với tổng công suất điện gió quy hoạch đến năm 2023 sẽ gấp 52 lần so với hiện tại, tương đương với giá trị hợp đồng ước tính mỗi năm PVS có thể nhận được là 100-200 triệu USD. Hiện tại 6 tàu FSO/FPSO đều đã có hợp đồng cho đến hết 2023, đảm bảo nguồn doanh thu chắc chắn trong năm nay. Với việc giá dầu kì vọng sẽ duy trì ở mặt bằng cao hơn trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu kho chứa nổi vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo nguồn thu nhập đều đặn trong nhiều năm tới. Ngoài ra, PVS có thể sẽ phải đầu tư thêm một kho nổi mới nếu đấu thầu dự án Lạc Đà Vàng thành công, giúp hỗ trợ thêm doanh thu của công ty trong tương lai. Do mới tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi, do đó công ty đang chấp nhận mức biên lợi nhuận mỏng hơn so với trung bình ngành. Chúng tôi kì vọng từ năm 2024 trở đi, biên gộp sẽ có sự cải thiện tích cực hơn nhờ quá trình chuyên môn hóa và sắp xếp kho bãi theo hướng tối ưu hơn từ những kinh nghiệm đã có trong năm 2023. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kì vọng thị trường xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024, giúp gia tăng sản lượng khai thác cũng như cải thiện biên gộp của mảng căn cứ cảng. Ước tính biên gộp trong năm 2024 sẽ tăng lên 5,6% so với mức 4,9% trong năm 2023. Chúng tôi nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu PVS lên 43.200 đồng/cp do thực hiện điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng xây dựng tại dự án Lô B lên 1 tỷ USD từ mức 700 triệu USD trong dự phóng trước đây, đồng thời bổ sung dự án Baltica 2 với giá trị 180 triệu USD vào mô hình định giá, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVS, tương ứng với mức upside là 17%.