PVS và những kỳ vọng

  • Tên công ty: CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
  • Hoạt động chính: Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật dầu khí; Quản lý, kinh doanh, khai thác các tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí; Dịch vụ căn cứ cảng; Dịch vụ cung ứng tàu biển; Quản lý kinh doanh, sở hữu, vận hành khai thác các tàu chứa dầu thô (FSO), tàu chứa và xử lý dầu thô (FPSO)…
  • PVS gồm 13 công ty con, 6 công ty liên doanh, liên kết trực tiếp và 1 công ty liên kết gián tiếp.
  • Cơ cấu cổ đông:
    ---- Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 51.38%
    ---- Vietnam Investment Property Holdings Ltd nắm giữ 3.07%
    ---- VOF Investment Ltd nắm giữ 0.76%
    ---- Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam nắm giữ 0.45%
    ---- Vietnam Investment Ltd nắm giữ 0.45%
  • Vốn điều lệ: 4779 tỷ VND
    1. BCTC 2020
  • Tiền mặt dồi dào với hơn 5200 tỷ, tiền gửi có kỳ hạn hơn 3300 tỷ
  • Đầu tư vào công ty liên kết giảm 67% còn 190 tỷ, do lỗ tại Rong Doi MV12 Pte. Ltd, PTSC South East Asia Private Ltd và PTSC Asia Pacific Private Ltd với khoản lỗ hơn 390 tỷ.
  • Phải thu ngắn hạn khách hàng 5000 tỷ tăng 72%, với dự phòng hơn 134 tỷ.
  • Hàng tồn kho tăng 43% đạt 2100 tỷ, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chiếm 78%. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chú ý các dự án Gallaf, Dự án Sao Vàng Đại Nguyệt, Dự án Sửa chữa, bảo dưỡng gói thầu SPMD.
    ---- Dự án Gallaf ở Qatar đã hoàn thành công tác chế tạo, vận chuyển và lắp đặt ngoài khơi 3 giàn khoan và 3 cầu dẫn với khối lượng lên đến gần 10.000 MT. Hiện dự án đang trong giai đoạn đấu nối và chạy thử, tiến độ tổng thể đến thời điểm hiện tại đạt 87,09%. Đây là dự án PVS thắng thầu quốc tế EPCI với khối lượng rất lớn, tổng giá trị trên 320 triệu USD.
    ---- Giàn Đại Nguyệt WHP đang được tập trung thi công chế tạo, tiến độ đến thời điểm hiện tại đạt 65,54%.
  • Chi phí XDCBDD: “lắp mới tàu dịch vụ MO Maneuver” là dự án lớn đang được xây dựng, các “Dự sán đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng Đình Vũ”, “Dự án Bến tàu lai dắt và tàu dịch vụ dầu khí tại Quảng Ngãi”, “Dự án mở rộng kéo dài bến sà lan tại Cảng Phú Mỹ” đã hoàn thành và chuyển sang TSCĐ.
  • Doanh thu chưa thực hiện hơn 268 tỷ.
  • Doanh thu bán hàng tăng 25% đạt hơn 20179 tỷ, trong đó doanh thu từ các hợp đồng xây dựng chiếm 50% với hơn 10000 tỷ, tiếp sau là doanh thu từ cung cấp dịch vụ chiếm 45% với 9000 tỷ. lợi nhuận khác tăng gấp 4.5 lần svck do thu nhập khác tăng và chi phí giảm mạnh.

Cụ thể doanh thu các dịch vụ cốt lõi:

---- Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng: Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 2.128 tỷ VNĐ, đạt 125,2% Kế hoạch năm, giảm 5,4% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 121 tỷ VNĐ, tăng 0,6% so với năm trước.
---- Dịch vụ Cung cấp, Quản lý, Vận hành, Khai thác Tàu chứa FSO/FPSO: Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 3.397 tỷ VNĐ, đạt 199,9% Kế hoạch năm, tăng 12,8% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 89 tỷ VNĐ, giảm 41,9% so với năm trước. Kết quả doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do ghi nhận khoản doanh thu lớn từ Dự án FSO Cá Rồng Đỏ đã thực hiện trước đây và đưa kho nổi FSO Golden Star vào khai thác. Lợi nhuận gộp lĩnh vực này có phần sụt giảm nhiều so với những năm trước do hệ thống của các tàu FSO/FPSO đã qua nhiều năm hoạt động nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, các chi phí phục vụ bảo dưỡng sửa chữa tăng, nhiều hệ thống thiết bị đến thời kỳ đại tu/bảo dưỡng sửa chữa lớn.
---- Dịch vụ cơ khí dầu khí và công trình công nghiệp: Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 11.084 tỷ VNĐ, đạt 138,6% Kế hoạch năm, tăng 27,0% so với năm trước. Kết quả doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do trong năm 2020 Công ty mẹ PTSC đã tham gia thực hiện thêm nhiều dự án như: Dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt cho PV GAS, Dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam - Gói A1, Dự án LNG Thị Vải… và các dự án lớn (Sao Vàng Đại Nguyệt, Gallaf) đi vào giai đoạn thi công cao điểm. Lợi nhuận gộp đạt 196 tỷ VNĐ, giảm 62,0% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do công tác tổ chức thi công Dự án Gallaf (có tỷ trọng doanh thu thực hiện trong năm 2020 lớn) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dẫn đến hiệu quả của dự án không đạt như kỳ vọng.
---- Dịch vụ căn cứ cảng dầu khí: Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 1.808 tỷ VNĐ, đạt 120,5% Kế hoạch năm, tăng 3,7% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 215 tỷ VNĐ, giảm 16,5% so với năm trước.
---- Dịch vụ vận chuyển, láp đặt, đấu nối, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình dầu khí: Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 3.402 tỷ VNĐ, đạt 113,4% Kế hoạch năm, tăng 123,7% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 93 tỷ VNĐ, giảm 7,4% so với năm trước. Kết quả thực hiện doanh thu, lợi nhuận năm 2020 của lĩnh vực dịch vụ này tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do các dự án vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, tháo dỡ công trình biển có giá trị lớn được tập trung thực hiện giai đoạn cao điểm trong năm 2020. Mặc dù vậy, lợi nhuận lĩnh vực này có phần sụt giảm do công tác tổ chức thi công, lắp đặt ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, phát sinh chi phí do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
---- Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công trình ngầm bằng ROV: Do tác động kép từ ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giá dầu sụt giảm mạnh, từ đầu năm, nhiều khách hàng đã tạm hoãn hoặc dừng triển khai các dự án khảo sát dẫn đến khối lượng công việc của PTSC tại lĩnh vực dịch vụ này tiếp tục chịu sự sụt giảm nghiêm trọng. Hiệu suất khai thác các tàu địa chất của PTSC cũng sụt giảm nhiều so với thực hiện năm trước. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết bất thường trong quý III và quý IV dẫn đến công tác tổ chức, triển khai các hoạt động sản xuất của PTSC trên biển gặp rất nhiều khó khăn, gây trượt, chậm tiến độ và phát sinh chi phí. Kết quả doanh thu thực hiện cả năm 2020 bằng 449 tỷ VNĐ, đạt 106,8% Kế hoạch năm, giảm 43,9% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 15 tỷ VNĐ, giảm 76,5% so với năm trước. PTSC đang tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để giải thể Liên doanh PTSC CGGV.

2. Một số kỳ vọng

 Các dự án dầu khí lớn được tập trung đầu tư, kỳ vọng đem lại sự tăng trưởng cho PVS. Những năm qua vì nhiều khó khăn, vướng mắc về chính trị, nguồn vốn, đàm phán…nên công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí Việt Nam diễn biến không mấy khả quan, trữ lượng gia tăng dầu khí (trữ lượng dầu khí được thăm dò thành công mới mỗi năm) liên tục giảm.

 Trong bối cảnh trữ lượng dầu khí sụt giảm, các dự án dầu khí tiềm năng được kỳ vọng tập trung đầu tư (Mỏ khí, Cảng LNG…) nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng.

 Với mục tiêu đáp ứng 175-190 triệu TOE (Tấn dầu quy đổi) đến năm 2030 và 320-350 triệu TOE đến năm 2045, các dự án mỏ khí lớn đang được tập trung đầu tư gồm:

 Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Việt Nam cần xây mới các nhà máy điện sử dụng LNG với tổng công suất 15.000 – 19.000 MW để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. Bên cạnh đó, theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí, dự báo giai đoạn 2021-2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 1 – 4 tỷ m3 LNG mỗi năm và tăng lên 6 – 10 tỷ m3 mỗi năm sau đó. Kỳ vọng nhập khẩu 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045.

  Bộ Công Thương dự kiến Việt Nam sẽ xây 3-4 kho nhập khẩu LNG với tổng công suất mỗi kho 3 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2021 – 2025, và xây khoảng 5 – 6 kho nhập LNG cùng công suất vào giai đoạn 2026- 2035. Ước tính tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ USD.

 Về triển vọng ngành dầu khí trong năm 2021, mặc dù nhu cầu dầu đang phải đối mặt với áp lực đáng kể, bất kỳ tin tức nào về tiến triển của vắc xin, hoặc bất kỳ tin tức cắt giảm sản lượng từ OPEC + .... đều trở thành yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi của giá dầu.”

Kế hoạch năm 2021:

 Xây dựng kế hoạch tái cơ cấu tổng thể PTSC phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của PTSC. Hoàn thành các thủ tục giải thể CGGV, xử lý hoàn tất các vấn đề tài chính liên quan để hoàn thiện thủ tục giải thể CGGV.

 Xử lý các khoản nợ tồn đọng, quá hạn; Cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động SXKD.
STT Chỉ tiêu Hợp nhất Công ty mẹ
1 Doanh thu hợp nhất 10.000 4.200
2 Lợi nhuận trước thuế 700 500
3 Lợi nhuận sau thuế 560 470
4 Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN 570 180

3. Rủi ro:

 Tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1: vụ kiện của Công ty Power Machines – một trong những nhà thầu thực hiện dự án – với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – công ty mẹ của PVS vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên ban giám độc công ty đánh giá và tin tưởng vụ kiện sẽ không ảnh hưởng trọng yếu đến công ty. Các dự án lớn Cá Voi Xanh và Lô B – Ô Môn tiếp tục chậm tiến độ vì nhiều vướng mắc, ảnh hưởng HĐKD ngắn hạn PVS.

  Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam. Tác động kép do dịch bệnh COVID-19 và giá dầu sụt giảm làm các hoạt động dịch vụ của PVS bị đình trệ, nhu cầu dịch vụ suy giảm và phải thực hiện giãn tiến độ các dự án theo yêu cầu của khách hàng. Tiến độ, chi phí các dự án bị ảnh hưởng đáng kể do việc hạn chế đi lại, tiếp xúc ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý, điều hành các dự án của PVS, đặc biệt với các công việc có liên quan tới đến Chủ đầu tư, Nhà thầu có yếu tố nước ngoài. Khối lượng công việc, dự án trong nước vẫn chưa cao, giá dịch vụ duy trì ở mức thấp và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngoài ra, việc chưa có giải pháp cụ thể tạo hành lang pháp lý, hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu quốc tế vào các dự án tại Việt Nam cũng tạo nguy cơ mất cơ hội công việc của các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà.

4. Nhận định

  • Trong ngắn hạn

    Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tồn tại những vấn đề lớn chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn như tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhu cầu đi lại sụt giảm, giá dầu thế giới tiếp tục giảm do OPEC+ có dự kiến sẽ tăng sản lượng vào tháng 5 tới. Do đó trong ngắn hạn chưa nên đầu tư vào PVS nói riêng và cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí nói chung.

  • Trong trung và dài hạn

    Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và nhóm cổ phiếu dầu khí nói riêng một năm trở lại đây đã tăng trưởng rất mạnh, tăng 150%-300%. Khả năng cao sẽ có một đợt điều chỉnh giảm trung hạn. Nhu cầu về dầu thế giới khó có thể phục hồi do hạn chế di chuyển trong đại dịch và nguy cơ cạnh tranh với các ngành năng lượng tái tạo và sự bùng nổ của phương tiện sử dụng năng lượng điện. Tuy nhiên, dầu khí là một trong những ngành trọng điểm quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, với chủ trương đẩy mạnh phát triển những sản phẩm dịch vụ khí như LNG, LPG… cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành sản xuất phân bón, nhiệt điện… Vấn đề đặt ra tại thời điểm này là chiến lược đầu tư an toàn để bảo toàn nguồn vốn trong thời điểm khó khăn này.

Nguồn tham khảo:

BCTC 2020 của VPS, BCTN 2020 của VPS, VietstockFinance

:writing_hand: :writing_hand: :writing_hand: Lưu ý : NĐT tự chịu trách nhiệm về quyết định mua bán của mình. Bài viết chỉ mang quan điểm cá nhân của người viết.
:point_right: :point_right: :point_right: **Mở tài khoản chứng khoán miễn phí tại VPS, miễn phí giao dịch, ưu đãi margin hấp dẫn nhất thị trường. Hỗ trợ tư vấn đầu tư miễn phí.

Cổ này phi ko thấy đáy :relieved:

1 Likes

còn down nữa

1 Likes

Dòng dầu khí nhiên liệu thị trường hô hào giá dầu khí tăng nhưng kết quả thì… tụt không thấy ngày về. Thời điểm này tốt nhất vào dòng bank, CK, thép hoặc để cổ:tiền mặt 50/50 đợi sang t5 rồi tính tiếp.

1 Likes

Tất cả cổ đông dầu khí vào đây mà xem, các bác dự con này liệu sóng ra sao? Đọc bài báo thì thấy nó có nhiều tài sản ngon quá: