Luận điểm đầu tư
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVT với giá mục tiêu VND 22.300 trên cơ sở (i) nhu cầu vận chuyển dầu & SP dầu hồi phục sau khoảng thời gian chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, (ii) nhu cầu tiêu thụ trong nước cải thiện khi NMLD Dung Quất tăng hiệu suất hoạt động sau hoạt động bảo dưỡng định kỳ năm 2020, và (iii) giá cước vận tải dự báo tăng.
Tiêu điểm đầu tư
Lãi ròng Q1 2021 tăng mạnh 102% n/n, đạt tương ứng 136 tỷ đồng nhờ (i) giá cước cải thiện nhẹ khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ/dầu thô phục hồi, (ii) lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ ghi nhận thấp hơn giúp chi phí tài chính giảm 42% n/n, và (iii) ghi nhận ~34 tỷ đồng lãi từ thanh lý tài sản của tàu chở dầu Sea Lion.
OPEC dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ 2021 tăng 6,6% n/n trong bối cảnh (i) kinh tế thế giới dần hồi phục nhờ đẩy nhanh các chương trình tiêm chủng, (ii) nhu cầu nhiên liệu tăng trên toàn thế giới, và (iii) các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế được triển khai nhằm ứng phó tác động của dịch bệnh. OPEC cho biết nhu cầu dầu thế giới đạt mức trung bình 96,5 triệu thùng/ngày vào năm 2021, cao hơn gần 6 triệu thùng/ngày so với nhu cầu năm ngoái, với sự tăng tốc dự kiến diễn ra vào nửa cuối năm 2021.
Giá cước vận tải dự báo sẽ hồi phục trong 2H2021 hoặc đầu 2022. Mặc dù cước vận tải đã ghi nhận chuyển biến tích cực từ cuối tháng 2/2021 nhưng đà phục hồi vẫn chưa rõ nét khi nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu chưa khôi phục trở lại mức trước thời điểm dịch bệnh bùng phát. OPEC dự báo giá cước vận tải sẽ trở nên tích cực hơn từ nửa cuối 2021 hoặc 1H2022 khi hoạt động thương mai đường biển và tiêu thụ nhiên liệu gia tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại sau dịch.
Doanh thu từ vận tải của PVT sẽ cải thiện trong năm 2021 khi NMLD Dung Quất hoàn tất bảo dưỡng trong năm 2020 & nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ/ sản phẩm dầu mỏ hồi phục. Hiện tại, NMLD Dung Quất đã hoạt động ổn định với ~105% công suất thiết kế sau khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ kéo dài 52 ngày trong năm 2020, kéo theo nhu cầu tiêu thụ được cải thiện tại NM này.
Định giá doanh nghiệp
Chúng tôi xác định giá mục tiêu của PVT vào khoảng VND 22.300 dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward 10,7 lần (theo EPS 2021F ~ VND2.091)
Điều chỉnh giá mục tiêu của PVT lên 26.000 đồng/CP CTCK Dầu khí (PSI) Quý II/2021, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) đạt 1.873 tỷ đồng doanh thu, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam kể từ đầu tháng 5, tuy nhiên (1) 80% đội tàu của PVT hoạt động trên tuyến quốc tế, và vẫn có lượng công việc ổn định;(2) mảng dịch vụ vận tải (chiếm 72% tổng doanh thu) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, đặc biệt là mảng dầu thô và hóa chất khi 5 triệu tấn dầu thô trong năm 2021 cho BSR vẫn do PVT đảm nhận; (3) 2 tàu hóa chất mới đã có hợp đồng công việc mới ngay khi được tiếp nhận. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVT ghi nhận doanh thu thuần 3,581 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 438 tỷ đồng, tăng 39%. Như vậy PVT đã hoàn thành 59,6% kế hoạch doanh thu và 108,6% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. Năm 2021, doanh thu được chúng tôi dự phóng đạt 8,284 tỷ đồng, với doanh thu cốt lõi từ mảng vận tải đạt 5,351 tỷ đồng nhờ: (1) giá dầu đang hồi phục tốt, PVT có thể không phải duy trì chia sẻ khó khăn với các đối tác như trong năm 2020; (2) Giá cước vận tải hàng rời, sản phẩm hóa chất quốc tế đang tăng trưởng tích cực, (3) Vận chuyển cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ổn định trong năm 2021. Hướng phát triển đội tàu của PVT sẽ hướng tới tăng số đội tàu hóa chất, khi đặt mục tiêu: đội tàu hóa chất sẽ chiếm số lượng tàu nhiều nhất (40-50%), tiếp đến đội tàu dầu thô và LPG sẽ đều chiếm từ 20-30% cơ cấu đội tàu; và 10% là đội tàu hàng rời. Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu của PVT lên 26.000 đồng/CP tương ứng P/E Forward 2021 đạt 9,9 với triển vọng kinh doanh tăng trưởng trong 2021 nhờ nhu cầu vận tải tích cực.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVT CTCK MB (MBS) Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí với giá mục tiêu ở mức 29.800 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) Hiệu quả kinh doanh tiếp tục tăng lên ngay cả khi giá cước vận tải dầu vẫn đang ở mức thấp; ii) Đội tàu vận tải tiếp tục được đầu tư trẻ hóa và gia tăng năng lực chuyên chở; iii) Giá cước thuê tàu kỳ vọng sẽ tăng lên từ cuối 2021 sang đầu năm 2022 khi sản lượng khai thác và chế biến dầu toàn cầu tăng; iv) Khả năng mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng trong trung và dài hạn. Lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh 19% so với cùng kỳ: Theo thông tin mới nhất từ công ty, doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 4.930 tỷ đồng, tăng 3% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 621 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Trước đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu đạt 3.590 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 39% so với cùng kỳ. Lĩnh vực vận tải tiếp tục đạt kết quả kinh doanh vượt trội khi doanh thu đạt 2,586 tỷ đồng, tăng 4% và lợi nhuận gộp đạt 476 tỷ đồng, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, công ty đã đầu tư và thuê mua thêm 4 tàu mới với tải trọng gần 160.000 DWT và tiếp tục nhận thêm khoảng 3-4 tàu mới trong những tháng cuối năm. Theo kế hoạch, Tổng công ty mẹ và các công ty thành viên sẽ đầu tư thêm khoảng 14 tàu mới với tổng giá trị đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng, trong đó nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15.000-20.000 DWT. Giá cước vận tải dầu khí dự báo sẽ hồi phục từ cuối năm 2021 sang đầu năm 2022: Nhu cầu dầu được dự báo tăng lên mức 101 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 và tăng lên mức 103 triệu thùng/ngày vào cuối 2022. Nhóm OPEC+ cũng đã quyết định gia tăng sản lượng khai thác dầu thêm 0.4 triệu thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022 nhằm đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu. Điều này làm tăng nhu cầu vận tải dầu thô và dầu sản phẩm, kỳ vọng sẽ làm tăng giá cước vận tải dầu trên thị trường. Phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng đầy tiềm năng: Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện 8, quy mô các nhà máy điện khí hóa lỏng nhập khẩu đạt 4.000 MW vào năm 2025 và tăng lên 18.000 MW vào năm 2030, tương ứng với nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2030. Chúng tôi đánh giá đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.
Khuyến nghị mua cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 27.500 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu thuần đạt khoảng 1.679 tỷ đồng (giảm 11,3% so với quý trước, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 153 tỷ đồng (giảm 46% so với quý trước, giảm 9,7% so với quý trước). Sự suy giảm đến từ (1) nhu cầu vận chuyển giảm trong giai đoạn giãn cách xã hội; và (2) phát sinh thêm chi phí hoạt động liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid19. Chúng tôi cho rằng mảng vận tải của PVT vẫn sẽ gặp nhiều thách thức, ít nhất cho tới giữa năm sau bởi (1) giá cước vận tải vẫn còn thấp thấp khi mà nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu vẫn chưa thể sớm phục hồi về giai đoạn trước dịch; và (2) nhu cầu nội địa đến từ khách hàng chính là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn được kỳ vọng chỉ ở mức vừa phải bởi hoạt động giao thông, vận tải khó có thể được nới lỏng hoàn toàn trong bối cảnh số ca nhiễm ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng. Tính từ đầu năm, PVT đã bổ sung thêm 5 tàu mới, bao gồm 3 tàu chở dầu/hóa chất, 1 tàu LPG (VLGC) và 1 tàu chở hàng rời, và thanh lý 2 tàu chở dầu/hóa chất cũ. Ngoài ra, PVT dự kiến sẽ thanh lý tàu chở dầu thô Athena trong Q4/2021, giúp công ty ghi nhận thêm một khoản lợi nhuận bất thường, ước khoảng hơn 100 tỷ VND. Chúng tôi khuyến nghị mua (duy trì) với cổ phiếu PVT dựa trên phương pháp định giá DCF với giá mục tiêu 27.500 đồng/CP, cao hơn 19% với giá tại ngày 09/12/2021.
Khuyến nghị mua dành cho PVT Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 sơ bộ với doanh thu đạt 7.500 tỷ đồng (tăng 1,6% so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 950 tỷ đồng (giảm 8,6%). Tính riêng quý IV, doanh thu của PVT đi ngang trong khi lợi nhuận trước thuế giảm hơn một nửa. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng nguyên nhân là do chi phí hoạt động và các khoản chi phí liên quan đến dịch Covid-19 gia tăng; hoặc có thể PVT đã thận trọng trong việc đưa ra lợi nhuận sơ bộ. Lưu ý rằng, PVT luôn ghi nhận lợi nhuận thực tế hàng quý cao hơn con số ước tính. Yuanta cho rằng điểm cơ bản của cổ phiếu PVT vẫn duy trì trên mức 90 điểm trong bối cảnh doanh nghiệp đang trẻ hóa đội tàu và sự hồi phục nhu cầu vận tải dầu khí. Đồng thời, với triển vọng tích cực của giá dầu nhờ vào đà hồi phục của nền kinh tế toán cầu, nhu cầu khai thác dầu khí gia tăng, đặc biệt là nhu cầu vận tải dầu khí nội địa tại nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Cổ phiếu PVT đang giao dịch tại mức P/E dự phóng là 10,6 lần, mức này vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình ngành vận tải là 40,9 lần. Bên cạnh đó, mức stock rating của PVT đang ở 80 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực, nhưng sức mạnh giá vẫn thấp hơn mức 80 điểm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ tỷ trọng thấp dưới 5%. Mặt khác, đồ thị giá của PVT đóng cửa tăng 4.6% và vượt lên trên đường trung bình 50 ngày với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi ở nhịp tăng. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của PVT cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn của thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
Khuyến nghị mua PVT với mức giá mục tiêu 34.400 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Luỹ kế cả năm 2021, CTCP Vận tải Dầu Khí (PVT – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.368 tỷ đồng (giảm 0,2% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 838 tỷ đồng (tăng trưởng 0,9%). Kết quả kinh doanh đi ngang so với năm 2020 tới từ (1) Nhu cầu vận tải & vận hành FSO/FPSO chịu ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn giãn cách xã hội; và (2) Phát sinh thêm chi phí hoạt động liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), cung/cầu sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2022, từ đó thúc đẩy nhu cầu tàu chở dầu và giá cước vận tải năng lượng cải thiện đáng kể. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng xung đột giữa Nga – Ukraine cũng trở thành một chất xúc tác tốt cho sự phục hồi của ngành vận chuyển năng lượng, việc thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga sẽ dẫn tới việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu khí, từ đó giúp tăng giá cước vận tải ở các tuyến hoạt động của PVT và tác động tích cực đến giá cho thuê tàu của doanh nghiệp. Chúng tôi đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Với kế hoạch mở rộng trong 2022 - 2023, chúng tôi dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT có thể được nâng lên gấp đôi, đạt 1,707 nghìn DWT vào cuối năm 2023 so với mức 978 nghìn DWT vào cuối năm 2021. Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp (FCFF) và P/E với tỷ lệ 50% cho mỗi phương pháp để đưa ra khuyến nghị mua cho PVT với mức giá mục tiêu là 34.400 đồng/CP, tương đương với upside 30,8% so với giá đóng cửa 26.300 đồng/CP ngày 14/03/2022.
Trong năm 2022, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 6.500 tỷ đồng (giảm 12,9% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 480 tỷ đồng (giảm 42,5%). Các mục tiêu này cho thấy thái độ thận trọng của Hội đồng quản trị trong bối cảnh bất ổn về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, PVT thông thường đặt ra các mục tiêu thận trọng, trong khi đã thành công đạt được từ 117% -141% kế hoạch doanh thu và 149% -206% lợi nhuận sau thuế kế hoạch trong vòng 4 năm qua. Trong 6 tháng đầu năm 2022, PVT đạt 4.100 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, lần lượt hoàn thành 63% và 83% kế hoạch năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng PVT có thể vượt kế hoạch kinh doanh năm nay dựa trên chia sẻ của HĐQT về (1) khối lượng vận chuyển/hải lý tăng, phản ánh nhu cầu vận tải cao hơn; (2) nguồn cung tàu thấp đi do chi phí đóng tàu cao hơn. Hai tác nhân này giúp PVT duy trì mức cước vận chuyển cao trong năm 2022F. Năm 2021, PVT nắm giữ 100% thị phần vận chuyển dầu thô và LPG trong nước, đồng thời chiếm 30% thị phần vận tải xăng dầu trong nước. Năm 2021, 80% đội tàu của công ty hoạt động trên các tuyến quốc tế, đóng góp 43% tổng doanh thu hợp nhất. Công ty đặt mục tiêu đạt 3,560 tỷ đồng vốn điều lệ vào năm 2022F thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. PVT hiện được giao dịch với TTM PE là 10.2x, thấp hơn PE trung bình 5 năm là 10.8x. Động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Do đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVT.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2022 của CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) ghi nhận 2.265 tỷ đồng (tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là mảng vận chuyển tăng trưởng mạnh (tăng 27%). Tuy nhiên, doanh thu tài chính của PVT sụt giảm và chi phí tài chính tăng mạnh khiến cho lợi nhuận ròng của PVT đi lùi, đạt 266 tỷ đồng (giảm 16,5%). Chúng tôi cho rằng, với diễn biến từ xung đột Nga - Ukraine và các lệnh cấm vận lên các sản phẩm dầu của Nga sẽ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển nguồn thay thế để bù đắp sản lượng thiếu hụt, dẫn tới giá cước thuê tàu cao hơn trong nửa cuối năm 2022 và 2023. Đây sẽ là yếu tố giúp PVT tăng giá cước trong nửa cuối năm 2022 khi các hợp đồng cho thuê T/C của công ty sẽ được đàm phán gia hạn trong thời gian này với trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển cao hơn, đặc biệt là mảng dầu thô và dầu sản phẩm. KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận gộp trong nửa cuối năm 2022 của PVT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 3.621 tỷ đồng (tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 556 tỷ đồng (tăng trưởng 19,8%). Chúng tôi đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Với kế hoạch mở rộng trong 2022-2023, chúng tôi dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT sẽ đạt 1.565 nghìn DWT vào cuối năm 2023 so với mức 942 nghìn DWT vào cuối năm 2021. Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp (FCFF) và P/E với tỷ lệ 50% cho mỗi phương pháp để đưa ra khuyến nghị mua cho PVT với mức giá mục tiêu là 29.200 đồng/CP, tương đương với upside 39,7% so với giá đóng cửa 20.900 đồng/CP ngày 22/08/2022.
Giá cước tàu dầu thô và sản phẩm lọc dầu đã tăng mạnh 18-25% từ đầu quý 3 trên nhiều tuyến vận tải, đặc biệt cước tàu dầu thô cỡ VLCC đã tăng mạnh đến 50%. Trung bình từ đầu năm, chỉ số cước tàu dầu thô Baltic (BIDY) tăng 104% và chỉ số cước tàu dầu sản phẩm (BITY) tăng 128% so với cùng kỳ 2021. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) cơ bản ổn định với doanh thu tăng 19%, lợi nhuận trước thuế tăng 1% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận tăng chậm do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng nhanh, bên cạnh đó cùng kỳ có khoản lợi nhuận khác 43 tỷ đồng. Điểm nhấn đầu tư: Chiến lược đầu tư tăng quy mô và trẻ hóa đội tàu với kế hoạch đầu tư thêm 14 tàu tải trọng 300-400 nghìn DWT với giá trị đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng: Trong 8 tháng đầu năm, Công ty đã đầu tư thêm 03 tàu mới với tải trọng gần 55.000 DWT. Theo kế hoạch, Tổng công ty sẽ thực hiện đầu tư khoảng 14 tàu các loại giai đoạn 2021-2025, nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15,000-20,000 DWT. Bên cạnh đó, giá cước vận tải dầu khí phục hồi từ đầu năm 2022 và tăng mạnh từ đầu quý III: Giá cước tăng nhờ quy mô vận tải dầu khí (tấn-kilomet) tăng lên (tăng 5%) khi nhu cầu dầu tăng (tăng 2,5%) và các tuyến vận tải phải đi vòng xa hơn do các lệnh trừng phạt cấm nhập dầu Nga từ Châu âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng: Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn/năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn/năm vào 2030. Đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển dài hạn. Trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc mua thêm các tàu mới và giá cước thuê tàu tăng thêm, Chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm lần lượt đạt 4,640 tỷ đồng và 640 tỷ, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 8.912 tỷ và 1.198 tỷ đồng, tăng 19% và 15% so với 2021. Chúng tôi xác định giá mục tiêu của PVT vào khoảng 26.800 đồng/CP dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh PE, PB. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward là 11,3 lần, mức rất hấp dẫn. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 26.800 đồng trên cơ sở Giá thuê tàu dầu thô và dầu sản phẩm tăng mạnh 104-128% từ đầu năm 2022; Đội tàu được đầu tư tăng quy mô và trẻ hóa sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tới; Tiềm năng phát triển to lớn của lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong dài hạn.
BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với PVT và điều chỉnh giá mục tiêu cho năm 2023 xuống 24,300 VND/CP (tương đương upside 22.4% so với giá đóng cửa ngày 29/11/2022 là 19,850 VND/CP) dựa trên hai phương pháp định giá FCFF và P/E với tỷ trọng là 50% - 50%. BSC dự báo DTT và LNST năm 2022 của PVT lần lượt là 8,780 tỷ VND (+19.2% YoY) và 1,113 tỷ VND (+32.8% YoY), EPS FW = 2,817 VND/CP với giả định (1) Giá thuê tàu trung bình tăng 15% YoY nhờ các hợp đồng T/C được điều chỉnh lại với cước cao hơn, và (2) Ghi nhận thêm 200 tỷ VND lợi nhuận từ việc thanh lý tàu PVT Athena. Năm 2023, BSC dự báo DTT và LNST của PVT lần lượt đạt 11,025 tỷ VND (+25.6% YoY) và 1,202 tỷ VND (+8.0% YoY), EPS FW = 3,058 VND/CP với giả định (1) Giá thuê tàu định hạn tiếp tục tăng 20% YoY, (2) Giá thuê ngày của Đại Hùng Queen tiếp tục giữ ở mức cao, (3) Ghi nhận thêm 60 tỷ VND lợi nhuận từ việc thanh lý tàu Sông Hậu Eagle và PVT Dragon. Quan điểm đầu tư: Cước phí thuê tàu có xu hướng tăng do nguồn cung bị chắt chặt, và dự báo duy trì mức nền cao trong thời gian tới. Cước vận tải của PVT dự kiến tăng trưởng khả quan trong giai đoạn tới nhờ gia hạn các hợp đồng mới kể từ cuối năm 2022. Triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ kế hoạch mở rộng và trẻ hóa đội tàu. Rủi ro: Nga và Châu Âu đạt được thỏa thuận chung về năng lượng, từ đó giảm áp lực lên nguồn cung xăng dầu và khí đốt, khiến cước vận tải giảm xuống. Nền kinh tế phục hồi chậm, ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải. Cập nhật doanh nghiệp: Trong Q3/2022, DTT của PVT đạt 2,330 tỷ VND (+39% YoY), trong đó DT dịch vụ vận tải đạt 1,807 tỷ VND (+45% YoY), DT dịch vụ hàng hải đạt 202 tỷ VND, tương đương cùng kỳ, và DT thương mại và dịch vụ khác đạt 321 tỷ VND (+38% YoY). Trong khi đó, LNST của PVT tăng đột biến, đạt 386 tỷ VND (+152% YoY) do ghi nhận lợi nhuận khác hơn 200 tỷ VND từ hoạt động thanh lý tàu Athena. Lũy kế 9M2022, DTT của PVT đạt 6,609 tỷ VND (+25% yoy), và LNST đạt 838 tỷ VND (+37% yoy), lần lượt hoàn thành 102% kế hoạch về doanh thu, và 173% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.
Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) thêm 3,5% lên 23.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua. Mức điều chỉnh tăng giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu là do điều chỉnh tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027 lên 5,5% đến từ dự báo giá cước tàu chở dầu cao hơn của chúng tôi. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi năm 2023 sẽ tăng trưởng 23,8% so với năm trước, với đóng góp chủ yếu từ mảng vận tải sản phẩm dầu thô /hóa chất do chúng tôi tin rằng việc PVT gia hạn hợp đồng với mức giá cước cao hơn trong quý 4/2022 sẽ hỗ trợ giá cước trong năm 2023. Chúng tôi cũng kỳ vọng giá cước tàu của PVT sẽ bù đắp cho sản lượng vận chuyển thấp hơn cho BSR (do 50 ngày bảo dưỡng). Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo năm 2023 sẽ giảm 4,3% do PVT sẽ không có khoản lãi thanh lý tàu chở dầu lớn như năm 2022.
Chúng tôi cho rằng khai thác thị trường quốc tế sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn 2023-2025 của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE), với số chuyến cho thuê quốc tế của PVT trong năm 2023 sẽ tăng 22% so với cùng kỳ nhờ đội tàu hoạt động tại thị trường quốc tế tăng 11,4% và tỷ lệ huy động tăng 14%. Ngoài ra, giá cước bình quân neo cao ở đa phần các loại hình vận tải, giúp doanh thu mảng vận tải quốc tế của PVT dự báo tăng 25%/16% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023-2024. Trong năm 2023, PVT đặt kế hoạch đầu tư tàu cho công ty mẹ với mức đầu tư 164 triệu USD (65% là vốn vay), trong đó hầu hết là dự án chuyển tiếp, bổ sung chủng loại tàu. Tính đến thời điểm hiện tại, PVT đã hoàn thành gần một nửa các kế hoạch đầu tư tàu đặt ra trong năm nay đồng thời linh hoạt trong việc thực hiện các phương án. Chúng tôi cho rằng PVT sẽ mở rộng đội tàu lên 45 tàu trong năm 2023, nâng tổng trọng tải lên 25% svck từ đó tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải dầu trên thị trường quốc tế. Chúng tôi dự báo doanh thu của PVT trong giai đoạn 2023-2024 lần lượt tăng trưởng 12,1% và 8,8%, trong đó doanh thu mảng vận tải tăng 14,6% và 10%, chiếm khoảng 77% tổng doanh thu. Lợi nhuận ròng trong năm 2023/2024 được dự phóng chỉ tăng nhẹ 2,1%/6,8% do không ghi nhận các khoản lãi từ thanh lý tàu lớn như năm 2022. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT, giá mục tiêu 26.800 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 15,5%, thị suất cổ tức 1,3%. Mức giá này phản ánh kỳ vọng của chúng tôi về việc lợi nhuận duy trì khả quan trong giai đoạn 2023- 2024 so với mức nền cao của năm 2022 do cung tàu chở dầu thế giới tiếp tục thu hẹp trong khi cầu thế giới giữ đà tăng. Các rủi ro chính đối với khuyến nghị bao gồm: chi phí lãi vay tăng cao hơn dự kiến, giá cước cho thuê không cao như kỳ vọng và đội tàu mở rộng chậm hơn dự kiến