QNS là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành, tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định
Lĩnh vực hoạt động :
- Mảng đường: Sở hữu 2 nhà máy đường là An Khê và Phổ Phong cung cấp 13% sản lượng đường cả nước, đứng thứ 2 toàn quốc.
- Mảng sữa đậu nành: đây là mảng kinh doanh nổi bật nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty khi Vinasoy liên tục giữ vị trí số 1 trong ngành với thị phần 87,8% cả nước, đứng thứ hai trong ngành hàng sữa Việt Nam với 17,6% thị phần
- Mảng điện sinh khối: QNS có nhà máy điện An Khê với công suất thiết kế 95MW điện (27% năng lực sản xuất điện tử bã mía tại Việt Nam).
- Mảng FMCG: Như nhà máy bánh kẹo Biscafun ( công suất 11400 tấn bánh kẹo/năm), nhà máy nước khoáng Thạch Bích (công suất 150tr lít/năm) và nhà máy bia Dung Quất ( công suất 100tr lít/năm)
→ Công ty có quy trình sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra và phụ trợ lẫn nhau. Vùng nguyên liệu mía An Khê là đầu vào cho mảng sản xuất đường → Bã mía là đầu vào cho quá trính sản xuất điện của nhà máy điện sinh khối → Đường và điện tiếp tục là đầu vào của mảng sản xuất sữa, đậu nành, bánh kẹo và bia, nước khoáng.
Sản phẩm kinh doanh :
Về kết quả kinh doanh quý 1/2024
- DT thuần đạt hơn 2.522 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
- DT hoạt động TC giảm 5,9% (giảm là do chênh lệch từ lãi tiền gửi, tiền cho vay).
- Chi phí TC giảm 28,5% xuống 27,4 tỷ đồng (chi phí lãi vay là hơn 27,3 tỷ đồng).
- Chi phí bán hàng được tiết giảm nhẹ, chi phí QLDN gần như đi ngang.
- LN trước và sau thuế lần lượt đạt 579,1 tỷ và 531,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 62,6% và 68% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng tài sản QNS ghi nhận ở mức tăng 13% so với hồi đầu năm, lên mức 13.577 tỷ đồng. Trong đó, Công ty có hơn 541,4 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Về triển vọng đầu tư :
-
Triển vọng sản lượng sản xuất vụ 2023/2024 dự kiến sẽ tích cực nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía trong nước được mở rộng trong bối cảnh giá đường tăng mạnh.
-
Giá đường tăng cao và đi ngược với thế giới là động lực tăng trưởng chính cho cả doanh thu và lợi nhuận của QNS
Giá đường tăng cao do (1) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với đường nhập khẩu và (2) lượng đường nhập khẩu thấp. Theo QNS, sản lượng đường bán ra tăng trưởng âm là diễn biến bình thường của thị trường. Ngoài ra, lượng đường tiêu thụ yếu còn do các đơn hàng đã ký với khách hàng công nghiệp (như VNM hay Nestle) sẽ rơi vào nửa cuối năm 2024 (2H2024) thay vì nửa đầu năm như năm trước (1H2023).
-
Mảng đậu nành đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu DN của công ty có mức LNG hơn 40%, còn được hưởng lợi từ việc VAT giảm 2%. Ngoài ra công ty kết hợp với Bách hóa xanh tháng 3 và tháng 5 này với chuỗi siêu thị khác bán sản phẩm thêm thì sẽ kỳ vọng doanh thu tiêu thụ tích cực hơn nữa.
Tổng kết :
Với mức LN 500 tỷ/ tháng trong quý 1 x 4=2000 tỷ. Mảng đường sẽ là động lực tiếp tục tăng trường, giá đường tăng và duy trì ở mức cao, biên lợi nhuận gộp mảng đường cải thiện mạnh, hơn nữa vì QNS có KQKD Quý 1 luôn là quý thấp điểm nhất so với 3 quý còn lại, nên hoàn toàn có thể kỳ vọng công ty duy trì được tối thiểu LNST bằng quý 2/2023 là 700tỷ. \nChúng tôi dự phóng năm 2024, QNS có LNST thận trọng ở ngưỡng 2100 tỷ và thiết lập đỉnh cao mới. Ở mức vốn hóa 17750 tỷ như hiện nay thì PE đang là 8.4, tại mức P/E 10 thì QNS có thể đạt mức vốn hóa 21000 tỷ, tương ứng mức upside tối thiểu là 15% từ vùng giá hiện tại.