QNS và các mảng kinh doanh của công ty này

, ,

QNS - Giá đường neo cao là điều tích cực

Kết quả kinh doanh Q2-2024

Doanh thu thuần đạt 2.820 tỷ đồng (+ 11,8% QoQ, -10,5% YoY), một vài điểm nhấn chính:

  • Mảng đường ghi nhận 1.060 tỷ đồng (-28,1% YoY), chủ yếu do sự sụt giảm mạnh về sản lượng đầu ra, đạt 57 nghìn tấn giảm -32,1% YoY so với quý 2 kỷ lục năm ngoái (84 nghìn tấn). Nguyên nhân đến từ ONS thực hiện nhập tàu đường 25 nghìn tấn về luyện theo đấu giá hạn ngạch thuế quan từ Bộ Công Thương ở năm 2023, điều này không tồn tại ở năm 2024 khi Chính Phủ áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi với đường tinh luyện 40% khiến QNS hạn chế hoạt động nhập này. Giá bán đường An Khê neo cao hơn bình quân 6,0% YoY giúp ngăn chặn đà giảm doanh thu từ sản lượng tiêu thụ.

  • Mảng sữa đậu nành ghỉ nhận 1.185 tỷ đồng (+2,0% YoY), với sản lượng sữa tăng 7,4% YoY đạt 57 triệu lít, ngược dòng so với mức giảm của giá trị ngành sữa Việt Nam (-2,2% YoY theo AC Nielsen). Điều này nhờ hiệu quả từ (1) tái định vị sản phẩm cũ Fami bằng việc thay bao bì, (2) chiến dịch tung sản phẩm Fami Greensoy ở tháng 3, (3) Chính sách khuyến mãi, giảm giá bán -5,0% YoY nhằm tăng tính cạnh tranh.

Lợi nhuận sau thuế Cty mẹ đạt 690 tỷ đồng (+29,8% QoQ, -3,1% YoY), tương đương biên LNST đạt 24,5% (+340 bps QoQ,+188 bps YoY), chủ yếu do biên lợi nhuận gộp tốt hơn ở mảng Đường đạt 34,9% (+865 bps YoY), khi giá đường vẫn neo ở mức cao kể từ Q3-2023. Ngược lại, mảng Sữa đậu nành ghỉ nhận giảm -220 bps YoY, tương đương 38,0%, do ảnh hưởng từ việc hạ giá bán đầu ra (như để cập trên) đi kèm tỷ giá tăng trong quý (70% nguyên liệu đậu nành được QNS nhập khẩu từ Canada), trong khi QNS đã chốt nguyên vật liệu từ tháng 3 nên Công ty cũng chưa hưởng lợi nhiều từ xu hướng giảm giá đầu vào đậu nành.

Chúng tôi lưu ý về CPBH&QLDN/Doanh thu thuần của QNS đạt 9,3%, thấp nhất trong 4 quý gần nhất, tuy nhiên, đây là yếu tố “thời vụ“(Q2 thường chỉ ít nhất cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi). Nhìn chung, tỷ lệ này đã tăng 135 bps YoY, là kết quả của việc tăng khuyến mãi nhằm duy trì sản lượng tiêu thụ và đẩy mạnh cho dòng sản phẩm mới Greensoy, Veyo thời gian qua.

Cập nhật khác

  • Mảng Sữa:
  • Thị phần sữa đậu nành của Vinasoy ở Q1 đạt 88,8% tăng 1,0% YoY.

  • Cơ cấu kênh bán hàng: Kênh GT, MT lần lượt chiếm 90%, 10% doanh thụ. QNS dự kiến tăng tý trọng kênh MT, khi kênh này đang đạt tăng trưởng hơn 70% YoY ở H1-2024.

+QNS chính thức tung hai sản phẩm sữa hạt (*, **) là veyo yến mạch, veyo nut 5 loại hat cùng dòng sữa chua vào ngày 17/6/2024, với khách hàng mục tiêu ở khu vực thành thị, có thu nhập tốt. Sau 2 tháng ra mắt, sản phẩm có mặt ở hầu hết cửa hàng lớn trên kênh GT cùng các hệ thống MT lớn: BigC, Gao, Saigon Co.op, Lotile, Lan Chi, CircleK, 4 sàn thương mại điện tử lớn.

(*) QNS cho rằng ngành hàng sữa hạt có tiễm năng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên dụng lượng thị trường nhỏ (6 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng 51% YoY, nhưng đóng góp chưa tới 1% ngành sữa chung).

(**) Quy trình sản xuất vẫn dựa trên hệ thống sản xuất sữa đậu nành, nhưng sẽ trang bị thêm thiết bị từ châu Âu, Úc. Biên lợi nhuận sẽ cao hơn so với sữa đậu nành (hơn 40%).

  • Cập nhật về xuất khẩu: tốc độ tăng trưởng đạt 75% YoY trong H1-2024, chiếm chưa đến 1% trong cơ cấu doanh thu mảng sữa, tập trung vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

  • Giá đậu nành có xu hướng giảm trong năm 2024, do diện tích trồng tại Canada, Arghentina, Brazil, Ấn Độ đang tăng lên đi kèm thời tiết thuận lợi hơn, nhưng QNS đã chốt giá NVL này cách đây 6 tháng, nên sẽ chỉ hưởng lợi trong năm 2025, thay vì 2024.

  • Cơ cấu tự sản xuất - nhập khẩu NVL đậu nành: Vinasoy đang tập trung phát triển vùng nguyên liệu miền Bắc, Tây Nguyên, DBSCL, miền Trung, trong đó 2 vùng chiến lược là Tây Nguyên, ĐBSCL, QNS sử dụng ~30% là mình sử dụng đậu trong nước, ~70%nhập khẩu, chủ yếu từ Canada (loại đậu không biến đổi gen, thuần chủng giống).

  • Cập nhật về NVL đậu nành: QNS thường chốt giá NVL đậu nành 6 tháng/lần, vào tháng 3, 9 hằng năm. QNS dự đoán giá đậu nành (USD) sẽ giảm khoảng 10% YoY vào năm 2025.

Mảng Đường:

  • Cơ cấu kênh bán hàng: 25-30% cho người sản xuất (Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood…), còn lại bán cho người tiêu dùng đường trực tiếp, (chủ yếu đại lý, nhà phân phối).

  • Cập nhật về giá đường: QNS cho rằng giá đường An Khê sẽ duy trì mức 20.000 đồng/kg và chỉ sụt giảm nhẹ trong năm 2025 (mặc dù Công ty cho rằng xu hướng giá đường thế giới vào chu kỳ giảm trong năm 2025) do:

o Đường Thái Lan (sản xuất để xuất khẩu chủ đạo ở ĐNÁ) bị bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, trong khi đường của Malaysia, Indonesia, Philippines, có giá cao hơn so với đường trong nước.

o Việt Nam sẽ cố gắng giữ giá đường tốt để đảm bảo được lợi nhuận cho nông dân người trồng mía, tương tự Trung Quốc, Indonesia.

o Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu đường chủ đạo, ví dụ ở năm 2024, tiêu thụ dự kiến đạt 2.4-2.5 triệu tấn tấn đường, nhưng sản xuất chỉ đat 1,1 triệu tấn đường.

o Rủi ro đường lậu được kiểm soát khi Việt Nam tăng cường công tác an ninh, biên giới cho đại hội Đảng. Thêm vào đó, Hiệp hội mía đường Việt Nam cũng đã làm việc với Hiệp hội mía đường Thái Lan để ngăn chặn đường lậu.

  • Hiệu suất thu hồi đường trên mía: Nhờ nhà máy công nghệ cao, vùng nguyên liệu mía tốt 8: tập trung, QNS tiêu hao 8,8 tấn mía để tạo ra 1 tấn đường, tốt hơn Thái Lan (tiêu hao 9,4 tấn mía để 1 tấn đường).

  • Giá thu mua mía nông dân: Phụ thuộc vào thị trường đường (giá đường 20.000 đồng/kg có thuế, tương đương giá thu mua mía 1,3 triệu đồng/tấn). QNS phải bảo hiểm giá thu mua cho người nông dân, tối thiểu 0,9 triệu đồng/tấn để bảo vệ cho người nông dân, do đó, nếu giá đường giảm mạnh, biên LN gộp của QNS sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. (QNS thì sẽ cố gắng tăng năng suất mía, giảm các chỉ phí tiêu hao để hạn chế việc sụt giảm mạnh biên lợi nhuận gộp).

Cập nhật khác:

  • Cập nhật về Nutifood: khoản đầu tư của Nutifood vào QNS đơn thuần là đầu tư tài chính, không tham gia vào khâu quản trị. QNS hiện đang cung cấp 60-70% sản lượng đường Nutifood dùng để sản xuất hằng năm.

  • Cập nhật mảng điện: QNS bán gần như toàn bộ điện cho EVN, với giá 7,03cent/KW. Sản lượng điện bán sẽ phụ thuộc vào công suất ép mía.

  • Cập nhật các mảng khác: Sản lượng tiêu thụ nước khoáng, bánh kẹo, bia đạt tăng trưởng YoY lần lượt 4%, 9%, 9% trong H1-2024, nhựng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu. Tiến độ dự án “Đầu tư mở rộng, nâng công suất hệ thống chế biến đường từ mía lên 25.000 TMN, điện lên 135MW:

O Dừng ở bước đánh giá tác động môi trường từ công ty tư vấn (kéo dài tới T8-9, chậm nhất T11), bước chuẩn bị ký hợp đồng với công ty tư vấn thiết kế, bước tư vấn đưa vào quy hoạch điện 8 (hoàn tất T11). Dự kiến đi vào hoạt động từ T11-2026.

o Kinh phí dự toán 2.000 tỷ đồng, trong đó 1.200 tỷ đồng là nâng cấp nhà máy mía, 800 tỷ đồng là lắp máy phát 40 MW. Trong đó, BIDV tài trợ 70% vốn đầu tư cho QNS với lãi suất 6,5%/năm.

  • Tiến độ nhà máy Ethanol: QNS vẫn chưa triển khai, dừng ở bước tiếp nhận tài liệu từ Công ty tư vấn tại châu Âu (dự kiến hoàn tất vào T8-2024).

  • Chính sách cổ tức: Sẽ thực hiện ứng 10% cho KQKD H1-2024 vào ngày 11/9/2024. Nếu KQKD ở H2-2024 như dự kiến, QNS sẽ ứng thêm 10%.

Nhận định chuyên viên

QNS hoàn thành 59,4% kế hoạch doanh thu và 91,1% kế hoạch LNST trong H1-2024, nhờ giá đường vẫn duy trì ở mức cao đi kèm tiêu thụ mảng sữa tốt hơn thị trường chung. Trong H2-2024, với bối cảnh tiêu dùng dự kiến hồi phục nhẹ nhờ các yếu tố vĩ mô thuận lợi hơn (chỉ tiết ở Nhật ký chuyên viên- Các ông lớn ngành hàng thiết yếu), đi kèm các chính sách kích cầu điểm bán với những sản phẩm sữa mới, sẽ hỗ trợ cho kinh doanh mảng sữa của QNS. Trong khi đó, giá đường trong nước vẫn duy trì ~20.000 đồng/kg và sản lượng dự kiến đi ngang HoH nhưng tăng 10% YoY, sẽ giúp QNS duy trì lợi nhuận ngành đường tăng trưởng dương YoY toàn năm 2024.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho cổ phiếu này với giá mục tiêu 55.800 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi đang cân nhắc về giá mục tiêu mới của QNS sau buổi Gặp DN trong định giá dài hạn và sẽ cập nhật ở các báo cáo sau.