QNS - ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
Cập nhật kết quả quý 3.2023
1. KQKD sơ bộ quý 3:
LNST tăng 47% so với cùng kỳ lên 467 tỷ đồng, trên doanh thu thuần là 2.418 tỷ đồng, tăng 5% svck. Trong đó, LNTT đường tăng 179% so với cùng kỳ lên 280 tỷ đồng, trên doanh thu 980 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, sữa đậu nành có doanh thu giảm 11% so với cùng kỳ xuống còn 1.122 tỷ đồng và LNTT giảm 15% so với cùng kỳ xuống còn 165 tỷ đồng.
Kết quả quý 3.2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh so với cùng kì nhưng tạm chững lại so với đỉnh ở Q2.2023 khi mảng đường giảm nhẹ 12% lợi nhuận nhưng mảng sữa giảm mạnh hơn gần 50%.
Lý do có thể đến từ chi phí gia tăng khi triển khai dòng sản phẩm mới cũng như sức cầu tiêu dùng yếu đi trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại. Với việc đà giảm điểm vừa qua của QNS phần nào đã phản ánh lợi nhuận giảm so với quý liền trước và nhìn xa hơn, giá đường vẫn neo ở đỉnh kết hợp kì vọng các gói kích thích kinh tế sẽ giúp sức cầu quay trở lại.
2. Nhận định của team:
Team vẫn duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng các quý tiếp theo và vẫn khuyến nghị nắm giữ với QNS. Ước tính trên cơ sở thận trọng, LNST 2023 rơi vào khoảng 2.000 tỷ, định giá PE 2023 ~ 8.8 là mức định giá thấp với 1 dn trong chu kì tăng trưởng, tiền mặt nhiều, không nợ vay và chi trả cổ tức đều đặn.
Giá đường hiện tại vẫn đang neo cao. Tiếp tục mang theo nhiều hy vọng mới cho NĐT ngành đường
Luận điểm đầu tư (Nguồn ABS báo cáo mới nhất ngày 12/10/2023)
• Chúng tôi dự báo doanh thu của QNS 2023F và 2024F lần lượt đạt 11.821
tỷ đồng (+43% svck) và 12.278 tỷ đồng (+4% svck); LNST 2023F và 2024F
lần lượt đạt 2.067 tỷ đồng (+61% svck) và và 2.236 tỷ đồng (+8% svck). Từ
đó, chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với QNS do các yếu tố sau:
✓ Giá đường thế giới tiếp tục neo ở mức cao khi nguồn cung bị thiếu hụt
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, từ đó khiến giá đường nội địa cũng
tăng theo;
✓ QNS tiếp tục hưởng lợi từ chính sách phòng hộ thương mại, phát huy vị
thế là doanh nghiệp đứng thứ 2 trong mảng sản xuất đường, giành lại thị
phần từ đường nhập khẩu và gia tăng sản lượng trong thời gian tới;
✓ Biên lợi nhuận gộp được cải thiện trong năm 2024 nhờ nguồn cung đậu
nành hồi phục giúp giá đậu nành đầu vào duy trì ở mức thấp.
• Rủi ro
✓ Giá và sản lượng đường tiêu thụ tăng trưởng thấp hơn dự kiến;
✓ Giá và sản lượng sữa đậu nành tăng trưởng thấp hơn dự kiến;
✓ Giá đậu nành đầu vào cao hơn dự kiến.
• Cơ hội tăng giá
✓ Giá và sản lượng đường tiêu thụ tăng trưởng cao hơn dự kiến;
✓ Giá và sản lượng sữa đậu nành tăng trưởng cao hơn dự kiến;
✓ Giá đậu nành đầu vào thấp hơn dự kiến.
Ấn Độ tiếp tục siết xuất khẩu đường - Cập nhật mới từ 31.10
-Tích cực cho cổ đông ngành đường-
Động thái siết xuất khẩu đường của Ấn Độ có thể càng thúc đẩy giá hàng hóa này tăng mạnh trên sàn New York và London. Hiện giá đường đang dao động ở mức cao nhất trong nhiều năm, từ đó làm dấy lên lo ngại về lạm phát giá thực phẩm trên toàn cầu.
Cụ thể, quốc gia sản xuất đường thứ nhì thế giới sẽ tiếp tục siết xuất khẩu đường thô, đường trắng, đường tinh luyện và đường hữu cơ sau ngày 31/10.
Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu đường trong hai năm qua dưới dạng cấp hạn ngạch xuất khẩu cho từng nhà máy. Trong vụ đường gần nhất kết thúc vào ngày 30/9, Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 6.2 triệu tấn. Trong vụ 2021/2022, họ cho phép bán tới 11.1 triệu tấn.
Theo nguồn tin thân cận từ Reuters, Ấn Độ có thể cấm hẳn việc xuất khẩu đường trong vụ mới bắt đầu từ tháng này. Đây sẽ là lần đầu tiên họ cấm trong 7 năm qua, do lượng mưa thiếu hụt khiến mùa màng giảm sút.