Quan điểm đầu tư FECON (FCN)

Công ty cổ phần FECON (FCN)
I. Tổng quan doanh nghiệp

  1. Hoạt động chính
    Công ty Cổ phần FECON là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình, trong đó tập trung vào chuyên ngành sâu là nền móng và công trình ngầm
    Các dự án trọng điểm quốc gia như các nhà máy nhiệt điện: Nghi Sơn 1, Thái Bình 1&2, Long Phú 1, Nhơn Trạch 2; cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi cùng nhiều dự án FDI nổi bật như: Nhà máy Điện tử Samsung (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tp.HCM); LG Hải Phòng; Honda…
    Bên cạnh việc khẳng định vị thế số 1 về nền móng, FECON còn đón đầu, chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực công trình ngầm đô thị
  2. Ban lãnh đạo
    Chủ Tịch HĐQT: Phạm Việt Khoa
    Phó CT HĐQT: Trần Trọng Thắng
    TGĐ: Nguyễn Văn Thanh
  3. cơ cấu cổ đông
    KL Cổ phiếu đang lưu hành: 157,439,005
    Vốn hóa: 2770.93 tỷ đồng
    II. Lợi thế cạnh tranh
    FECON hoạt động trong 2 lĩnh vực chủ yếu là Thi công và Đầu tư dự án
  4. Về lĩnh vực thi công:
  • Nền và móng: khảo sát địa chất và thí nghiệm nền móng, thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi chịu tải trọng lớn, thí nghiệm O-cell, xử lý nền, thi công cọc, thi công cọc khoan nhồi và tường vây, thi công hầm và kết cấu dưới
  • Công trình ngầm
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cầu, đường cao tốc, đường sắt, cảng, đường thủy, hạ tầng công nghiệp và đô thị
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Xây dựng công trình công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. Xây dựng công trình nhà ở, phi nhà ở
  1. Đầu tư dự án
  • Đầu tư hạ tầng giao thông: Đường bộ, đường cao tốc, cảng, đường sắt, cầu
  • Đầu tư hạ tầng năng lượng: điện mặt trời, điện gió, thủy điện, phát triển dự án điện LNG
  • Phát triển đô thị và khu công nghiệp: KCN xanh, KĐT sinh thái
    III Kết quả kinh doanh
  1. Tóm tắt KQKD năm 2022: Mức lợi nhuận ròng thấp nhất kể từ khi niêm yết Doanh thu (DT) năm 2022 của FCN giảm 12,6% svck xuống 3.045 tỷ đồng, trong khi LN ròng giảm mạnh 42,8% svck xuống 39 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 36,6% dự phóng cả năm của do: (1) Biên LN gộp giảm 1,8 điểm % xuống còn 11,7% do chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh trong giai đoạn năm 2021 – 6 tháng đầu 2022, (2) Chi phí lãi vay tăng 45,2% do tổng nợ vay cuối năm 2021 tăng 55% svck. Chú ý trong Q4/22, FCN đã chuyển nhượng 100% cổ phần tại nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho đối tác Leader Energy (nhà đầu tư tổ chức mảng năng lượng từ Malaysia), ghi nhận khoản lãi 145 tỷ đồng vào doanh thu hoạt động tài chínhIV tình hình tài chính
  2. Triển vọng năm 2023/24: Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ cải thiện backlog ước tính FCN sẽ ký các hợp đồng mới trị giá lần lượt là 3.675 tỷ đồng (+5% svck) và 4.226 tỷ đồng (+15% svck) trong năm 2023/24. Với giá trị backlog cuối năm 2022 là 2.750 tỷ đồng (+37,5% svck), kỳ vọng doanh thu năm 2023/24 của FCN sẽ lần lượt là 4.076 tỷ đồng (+33,9% svck) và 4.430 tỷ đồng (+8,7% svck). Công ty đang triển khai thi công nhiều dự án lớn như Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, Nhiệt điện Vũng Áng 2, Nhơn Trạch 3&4.

*Số đơn đặt hàng tồn đọng (BACKLOG) là tổng số đơn đặt hàng chưa được thực hiện vẫn còn tồn đọng trên sổ sách của công ty.
a. Mảng xây lắp:
Uớc tính giá trị backlog mảng xây lắp cuối năm 2022 là khoảng 2.750 tỷ đồng (+37,5% svck). Lượng backlog này sẽ đảm bảo doanh thu của FCN hồi phục mạnh trong năm 2023. Kỳ vọng FCN sẽ ký các hợp đồng mới với tổng trị giá là 3.675 tỷ đồng (+5% svck) trong năm 2023. Thực tế cho thấy, trong tháng 2/2023, FCN đã ký nhiều hợp đồng với tổng trị giá khoảng 463 tỷ đồng, bao gồm: • Gói thầu “Cung cấp, thi công cọc đại trà và thí nghiệm cọc” (179 tỷ đồng) tại nhà máy điện LNG Nhơn Trạch 3&4. • Gói thầu “Xây dựng tường vây phía nam nhà ga 11” (62 tỷ đồng) của Tuyến đường sắt đô thị (Metro Line 3) Hà Nội. • Gói thầu “Thi công cọc kho than” (75 tỷ đồng) tại Nhà máy điện than Vũng Áng 2. • Gói thầu “Xây dựng đường cao tốc” Hậu Giang-Cà Mau (147 tỷ đồng). Với kì vọng rằng Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm 2023 sẽ tác động tương đối tích cực đến FCN, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội ký các hợp đồng xây dựng hạ tầng. Ước tính giá trị backlog xây lắp của FCN vào cuối năm 2023 sẽ là 3.357 tỷ đồng (+22,1% svck).
b. Mảng đầu tư:
Điện gió: FCN chỉ còn sở hữu nhà máy điện gió Quốc Vinh-Sóc Trăng. Trong năm 2023/24, Kì vọng doanh thu mảng năng lượng sẽ lần lượt đạt 159 tỷ đồng (+33,9% svck)/182 tỷ đồng (+8,7% svck) do nhà máy điện gió Quốc Vinh đã hoạt động ổn định hơn, giúp cải thiện công suất cao hơn giai đoạn 2023/24. Với định hướng đầu tư 1.000MW năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, dự thảo QHĐ 8 sẽ là đòn bẩy giúp FCN đạt được mục tiêu trong tương lai.
BĐS:

  • Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái: Ngày 26/12/2022, tỉnh Bắc Giang quyết định thành lập Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Diện tích dự án là 75 ha, FCN được chọn làm đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho dự án là 1.000 tỷ đồng. Việc xây dựng và vận hành, dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2023 đến Q3/24.
  • Dự án Khu đô thị Nam Thái: Ngày 27/01/2023, tỉnh Thái Nguyên quyết định chọn FCN làm chủ đầu tư dự án có quy mô gần 25 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 2.250 tỷ đồng. Theo kế hoạch, việc xây dựng và vận hành dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
    Tuy nhiên các dự án mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa đủ để đánh giá và HĐKD trong ngắn hạn

III. Quan điểm kĩ thuật:

FCN vận động trong 1 xu hướng tăng vững chắc khi vượt nền giá tích lũy vùng 16.5, các chỉ báo động lượng đều duy trì tích cực
Khuyến nghị tiếp tục nắm giữ cổ phiếu khi đã mua được ở nền giá tốt, có thể cân nhắc gia tăng khi có nhịp rung lắc điều chỉnh về vùng 16.8-17
Giá mục tiêu vùng 21.x Upside 25%

1 Likes

Rất hữu ích cảm ơn anh