Quyết định tất tay dòng THAN từ đây đến cuối năm

, ,




Tất tay nha cả nhà ! Chia tài khoản làm 3 để đến cuối năm xem e nào x2 trước !

Gia Than the gioi lien tuc tang qua cac thang

Kết thúc Quý I/2022, Than Núi Béo tiêu thụ vượt 30% kế hoạch quý

Với những nỗ lực trong công tác điều hành sản xuất, kết thúc quý I/2022, Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu.

Thợ mỏ Than Núi Béo thi đua lao động sản xuất, hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao

Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh quý I năm 2022 trong điều kiện rất khó khăn do thời gian nửa đầu quý, người lao động nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc số lượng lớn; thời gian cuối quý, giá xăng, dầu và nhiều loại hàng hóa tăng mạnh kéo theo biến động về giá cả đầu vào gây tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục các khó khăn trên, với sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của tập thể CBCNLĐ, lãnh đạo Công ty đã kịp thời thích ứng, linh động xây dựng kế hoạch điều hành cụ thể từng thời điểm, triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao sản lượng khai thác than hầm lò, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu: than tiêu thụ đạt 545 nghìn tấn, vượt 30% kế hoạch quý; doanh thu đạt 826 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch quý; thu nhập bình quân người lao động đạt gần 15 triệu đồng/người/tháng.

Than Núi Béo sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2022 và phát động thi đua ““Ngày công cao - Sản lượng cao - Thu nhập cao”

Tại cuộc họp sơ kết công tác Đảng, Công đoàn và công tác sản xuất kinh doanh quý I năm 2022, Giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn Công ty đã phát động thi đua chuyên đề: “Ngày công cao - Sản lượng cao - Thu nhập cao”, phấn đấu trong quý II sẽ đào 4.300 mét lò, khai thác trên 390 nghìn tấn than nguyên khai, tiêu thụ trên 550.000 tấn than các loại với mức doanh thu dự kiến đạt trên 800 tỷ đồng, góp phần cùng ngành Than tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đất nước đang thiếu hụt năng lượng do tác động từ ngoại cảnh./.

1 Likes

Update hàng tồn kho của CST, NBC và TVD đến thời điểm hiện tại.

Cổ phiếu Giá trị tồn kho hết Q4-2021 Tiền gửi Ngân Hàng hết Q4-2021
TVD 394 tỷ 13 tỷ
NBC 612 tỷ 3 tỷ
CST 552 tỷ 1 tỷ

Ngành than còn nhiều dư địa để tăng trưởng đặc biệt đang được hưởng lợi từ việc giá tăng lên mức kỷ lục tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đang niêm yết thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện và giá bán cũng như sản lượng được định mức hàng năm do đó đây là ngành nghề ổn định, hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh trong thời gian vừa qua nhưng cũng gần như không có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì được kết quả kinh doanh ổn định như THT, MVB, HLC… Trong các năm gần đây chúng tôi nhận thấy đa số các doanh nghiệp ngành than trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với P/E trung bình ngành đang ở mức dưới 10 nên phù hợp cho nhà đầu tư nắm giữ trung và dài hạn. Các doanh nghiệp than được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực hơn khi giá than trong nước dự kiến điều chỉnh từ 10 -15% do nhu cầu từ nhiệt điện bắt đầu phục hồi trở lại khi giãn cách xã hội đã được nới lỏng và việc đàm phán lại giá bán mới cho TKV trong năm nay. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ hoặc có thể canh mua vào khi có các đợt điều chính giá về mức hấp dẫn

Cập nhật EPS và PE của TVD,NBC và CST

Cổ phiếu EPS 4Q gần nhất PE
TVD 2300 7.96
NBC 1236 17.15
CST 2488 7.21

Đầu phiên tăng hơi manh. Cứ thông thả thôi mn ơi. BCTC sắp ra. Dư địa tăng trưởng vẫn còn mạnh lắm

Công ty Cổ phần Than Vàng Danh vinh dự đón Tổng Bí thư tới thăm, động viên người lao động

  • Ngày 6/4, Công ty Cổ phần Than Vàng Danh vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm nhân chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh. Mỏ Than Vàng Danh, nay là Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin được thành lập ngày 06/6/1964, là doanh nghiệp sản xuất than hầm lò, có quy mô và sản lượng than khai thác hầm lò lớn nhất Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty vẫn sản xuất trên 3,3 triệu tấn than nguyên khai, đạt mức doanh thu trên 5.300 tỷ đồng, lợi nhuận 130 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng, cổ tức 7%. Năm 2022, công ty phấn đấu sản xuất trên 3,58 triệu tấn than nguyên khai, đào mới 37.926 mét lò, đạt mức doanh thu trên 5.300 tỷ đồng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng cùng đoàn công tác tới thăm, động viên người lao động Công ty Than Vàng Danh Là đơn vị luôn đi đầu trong công tác đổi mới công nghệ, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất đạt hiệu quả, năm 2021 lò chợ cơ giới hóa đạt sản lượng 600.000 tấn/năm, vượt xa so với kế hoạch. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà động viên người lao động Công ty Than Vàng Danh Hệ thống chính trị trong công ty không ngừng được chăm lo, củng cố xây dựng và đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt. Toàn Đảng bộ hiện có 1410 đảng viên, sinh hoạt tại 51 chi bộ. Công đoàn có 5475 đoàn viên, sinh hoạt tại 51 bộ phận. Đoàn Thanh niên có 1868 đoàn viên, sinh hoạt tại 41 chi đoàn. Hội Cựu chiến binh có 123 sinh hoạt tại 8 chi hội. Trong các năm gần đây, Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể quần chúng đều được cấp trên công nhận đạt vững mạnh xuất sắc. Công ty Than Vàng Danh tặng cờ thi đua cho 05 đơn vị dẫn đầu khối thi đua tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2021 và hội nghị người lao động năm 2022 Trải qua 58 năm, công ty đã sản xuất 70 triệu tấn than nguyên khai, đào mới 840.800 mét lò. Các năm gần đây sản lượng than khai thác của công ty đều đạt trên 3 triệu tấn, vượt 5 lần công suất thiết kế ban đầu. Kể từ ngày thành lập đã có trên 20.000 lượt người tới mỏ làm việc, hiện có 5.475 cán bộ, công nhân viên của 16 dân tộc anh em đang làm việc tại mỏ, trong đó 692 là nữ, trên 1.000 người có trình độ đại học và trên đại học. Công ty đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, năm 2003, công ty được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Thanh niên Công ty Than Vàng Danh tham gia chương trình “ Vệ sinh công nghiệp kho than 06, sân ga đường sắt, cầu tải đường 11, Phân xưởng Tuyển Vàng Danh 2” Đời sống mọi mặt của người lao động được quan tâm, chăm lo và từng bước được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và tổ chức thường xuyên, tạo không khí vui vẻ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thu nhập tiền lương bình quân năm 2021 đạt trên 17 triệu đồng/người/tháng, trong đó thợ lò trên 22 triệu đồng, có trên 400 người đạt mức thu nhập trên 350 triệu. Công đoàn Công ty Than Vàng Danh trao quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn Đối với khu tập thể công nhân 314, công ty đã đầu tư 55 tỷ đồng, xây mới, năm 2012 đưa vào sử dụng 2 lô nhà 5 tầng công năng hiện đại, có thư viện, phòng truyền thống, phòng rèn luyện thể chất, căng tin… 132 phòng ở được trang bị ti vi, tủ lạnh, giường, tủ, bàn, ghế đồng bộ, hiện đại, có mạng Wifi, truyền hình cáp. Công nhân ở tập thể không phải trả tiền nhà, hàng quý còn được cấp tiền mua nhu yếu phẩm thiết yếu như xà phòng, thuốc đánh răng… Ngoài ra, còn được tổ chức sinh nhật, có xe đưa đón về quê dịp lễ Tết. Khi vợ, con lên thăm được ở trong khu nhà hạnh phúc với đầy đủ tiện nghi. Cảnh quan, môi trường khu tập thể được đầu tư nâng cấp đảm bảo văn minh, hiện đại. Được biết, hiện có gần 400 công nhân đang ở trong khu tập thể của công ty.

# Ngành than chưa được hưởng lợi từ cơn sốt giá hiện tại

Dù giá than tăng cao kỷ lục, nhưng các doanh nghiệp khai thác than của Việt Nam vẫn không tăng được doanh thu và lợi nhuận.

Khai thác than ở doanh nghiêp thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu than toàn cầu trong 9 tháng năm 2021 dù chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ, sau khi giảm 5% trong năm 2020, nhưng giá than trung bình thế giới đã tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và 75% so với đầu năm, lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
Tuy vậy, các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, giá than ở Việt Nam không đồng pha với giá than thế giới, do chính sách quản lý giá ở Việt Nam với chỉ 2 đơn vị được phép khai thác và bán than trong nước là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc.

Giá than trong nước thường chỉ điều chỉnh khi có mức tăng lớn về chi phí sản xuất và chỉ diễn ra 3 - 4 năm/lần. Trong năm 2021, giá than trong nước chưa điều chỉnh nhiều, mới chỉ có giá than cho sản xuất xi măng điều chỉnh tăng 9% trong tháng 8, còn giá than cho nhiệt điện vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi chính phủ đang yêu cầu hỗ trợ giá điện trong thời điểm dịch bệnh.

Vì nhu cầu than trong nước chủ yếu phục vụ cho nhiệt điện, chiếm 72% nhu cầu trong nước nên SSI ước tính giá than năm nay dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ 4% so với năm 2021.

Về phía nhập khẩu, giá than nhập khẩu của Việt Nam tăng đồng pha với giá than thế giới, với mức tăng trung bình 83% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021.

Với giá than tăng mạnh, các ngành công nghiệp ở nước ta sẽ bị ảnh hưởng chính bao gồm nhiệt điện, xi măng, luyện kim và phân bón; trong đó, bởi giá than thế giới tăng đột biến so với than trong nước, các ngành có tỷ lệ than nhập trên tổng than sử dụng trong ngành cao như xi măng, chiếm 66%, sắt thép chiếm 88%, phân bón 74% sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, còn nhiệt điện ít bị ảnh hưởng hơn do tỷ lệ than nhập mới chỉ chiếm 24% tổng than sử dụng và chính phủ cũng ưu tiên nguồn than trong nước cho nhiệt điện.

Ngành than là ngành chịu tác động trực tiếp từ cơn sốt than, nhưng chính sách giá than chịu sự quản lý chặt của Chính phủ nên hầu hết ngành than chưa được hưởng lợi từ cơn sốt than hiện tại.

Tổng doanh thu của đơn vị sản xuất lớn nhất là TKV trong 9 tháng đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, tăng2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng sản lượng than tiêu thụ chỉ đạt 29,6 triệu tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái,do tình hình giãn cách xã hội kéo dài và huy động nhiệt điện giảm sút vì sản lượng điện tái tạo tăng mạnh.

Chi phí sản xuất than cũng tăng cao do giá than thế giới tăng cao trong khi hai đơn vị sản xuất trong nước là TKV và Đông Bắc đang phải nhập khẩu khoảng 20 - 25% lượng than từ Australia và Indonesia để trộn với than trong nước đáp ứng nhu cầu nội địa. Đồng thời, chi phí nhiên liệu cũng tăng mạnh khiến việc khai thác than trở nên đắt đỏ hơn.

Tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác than niêm yết trong nửa đầu năm 2021 lần lượt đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 115 tỷ đồng, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong nửa cuối năm 2021, các doanh nghiệp than chưa có quá nhiều triển vọng về tăng giá bán hay đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.

Mới đây TKV cho biết, tổng doanh thu của tập đoàn 9 tháng ước đạt 94,6 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước đạt 13,2 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo tổng hợp của Ban Kế hoạch thuộc TKV, hết 9 tháng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn đạt từ 75 - 84% kế hoạch năm. Tập đoàn sản xuất được 29,67 triệu tấn than, đạt 77 % kế hoạch năm; tiêu thụ đạt 33,23 triệu tấn than, đạt 79 % kế hoạch năm.

Công ty cổ phần Than Vàng Danh ước thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh 9 tháng năm 2021 với doanh thu đạt 3.878 tỷ đồng, cao hơn 319 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 46,2 tỷ đồng, thấp hơn 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, sang năm 2022, ngành than sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực khi giá than trong nước dự kiến điều chỉnh từ 10 -15% do chi phí sản xuất than của TKV và Đông Bắc đã tăng cao trong năm 2021 và nhu cầu từ nhiệt điện bắt đầu phục hồi trở lại khi giãn cách xã hội được nới lỏng.

Các doanh nghiệp khai thác than đang niêm yết cũng sẽ bắt đầu được hưởng lợi khi đàm phán lại giá bán mới cho TKV trong năm 2022.

Nhu cầu than của Việt Nam đến 2045: Dự báo, giải pháp đáp ứng và kiến nghị

06:47 | 24/02/2022

  • Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành than) trên cơ sở Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vài vấn đề về lập Chiến lược phát triển ngành than Việt NamVài vấn đề về lập Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam

1. Dự báo nhu cầu than:

Theo dự thảo Chiến lược than nêu trên, nhu cầu tiêu thụ than trong nước những năm tới được dự báo tăng cao do: (i) Hàng loạt các nhà máy nhiệt điện chạy than đã và đang xây dựng; (ii) Sự phát triển ổn định và tăng trưởng trở lại của các ngành xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất… Theo đó, dự kiến nhu cầu than trong nước sẽ đạt khoảng 92 - 99 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên khoảng 171 - 182 triệu tấn năm 2045 (xem bảng 1).

Bảng 1. Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2045 [1]

Đơn vị: Triệu tấn

TT Loại nhu cầu 2025 2030 2035 2040 2045
1 Kịch bản Cơ sở 91,96 129,90 157,11 164,42 171,76
1.1 Sản xuất điện 60,42 95,51 117,08 118,49 118,11
1.2 Các ngành SX khác 30,09 32,52 37,65 42,89 49,77
1.3 Phi năng lượng 1,46 1,86 2,38 3,04 3,88
2 Kịch bản Cao 99,54 135,52 165,47 172,56 182,48
2.1 Sản xuất điện 65,31 98,34 120,14 122,22 123,59
2.2 Các ngành SX khác 32,77 35,32 42,95 47,31 55,02
2.3 Phi năng lượng 1,46 1,86 2,38 3,04 3,88

Tuy nhiên, theo dự báo của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp [2] thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2045 được nêu ở bảng 2. Qua đó cho thấy, tổng nhu cầu than đến năm 2025 là khoảng 117 triệu tấn, năm 2030 khoảng 139 triệu tấn, năm 2035 khoảng 147 triệu tấn, năm 2040 khoảng 154 triệu tấn và đến năm 2045 khoảng 141 triệu tấn.

Bảng 2. Dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước:

Đơn vị: Nghìn tấn

TT Danh mục 2021 2025 2030 2035 2040 2045
TỔNG NHU CẦU 99.307 116.927 139.390 146.977 153.943 140.846
I Công nghiệp 88.368 104.807 128.240 137.888 145.639 134.215
1 Điện 59.074 71.553 93.007 103.360 110.191 101.229
2 Phân bón và hoá chất 2.935 3.335 3.335 4.673 4.444 4.226
3 Xi măng 8.151 10.436 10.756 10.899 10.672 10.290
4 Luyện kim 11.936 12.098 12.621 11.358 12.412 13.704
5 Công nghiệp khác 6.272 7.385 8.521 7.598 7.921 4.765
II Dân dụng 9.578 10.079 9.110 7.049 4.903 3.232
III Nông nghiệp 1.360 2.040 2.040 2.040 3.400 3.400

Ghi chú: Nhu cầu than cho nông nghiệp chủ yếu là than bùn khai thác trong nước.

Hai kết quả dự báo nhu cầu than nêu trên cho thấy nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2025 sẽ dao động từ 92 - 117 triệu tấn (chênh lệch nhau 25 triệu tấn), đến năm 2030 sẽ từ 130 - 139 triệu tấn (chênh lệch nhau 9 triệu tấn), đến năm 2035 từ 147 - 165 triệu tấn (chênh lệch nhau 18 triệu tấn), đến năm 2040 từ 154 - 173 triệu tấn (chênh lệch nhau 19 triệu tấn), đến năm 2045 từ 141 - 182 triệu tấn (chênh lệch nhau 41 triệu tấn).

Mặc dù dự báo nêu trên còn có một số vấn đề (ví dụ như cách lập kịch bản và nhu cầu, việc xác định các yếu tố và điều kiện đáp ứng nhu cầu, nhất là mức phát thải CO2 cho phép, hoặc mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, v.v…), song qua đó cho thấy một điều chắc chắn là nhu cầu than của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ tăng cao. Trong phạm vi bài này dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước chỉ nhằm mục đích phục vụ cân đối cung cầu than từ nguồn than khai thác nội địa để xác định khối lượng, chủng loại than thiếu hụt, từ đó có phương án chuẩn bị cho nhập khẩu cũng như đầu tư khai thác than ở nước ngoài thời gian tới.

2. Quan điểm đáp ứng nhu cầu than:

  • Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước; điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý gắn với sản xuất, tiêu dùng nội địa và việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

  • Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho đầu tư phát triển bền vững ngành than.

  • Nghiên cứu cơ hội đầu tư ra nước ngoài để khai thác than, đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường để đảm bảo nhập khẩu than với số lượng lớn ổn định, lâu dài và cạnh tranh phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ quốc tế.

  • Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư khai thác và kinh doanh than. Phát huy tối đa nội lực (vốn, năng lực thiết kế, thi công, chế tạo thiết bị trong nước,…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quản lý thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than.

  • Thực hiện thương mại than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa với thị trường than thế giới.

  • Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hài hòa với phát triển du lịch, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực bảo tồn văn hóa; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội; gắn với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong sản xuất.

3. Giải pháp đáp ứng nhu cầu than:

3.1. Khai thác nguồn than trong nước:

Để đảm bảo yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, trước hết việc đáp ứng nhu cầu than phải từ nguồn than khai thác trong nước theo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau.

  1. Về điều tra, đánh giá và thăm dò than:

Tổng trữ lượng, tài nguyên (TL,TN) than của Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2020 [1] là 47.623 triệu tấn than, trong đó: Bể than Đông Bắc: 5.168 triệu tấn; Bể than Đồng bằng sông Hồng: 41.910 triệu tấn; Các mỏ than Nội địa: 202 triệu tấn; Các mỏ than địa phương: 15 triệu tấn; Các mỏ than bùn: 328 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng trữ lượng than các cấp mới chỉ đạt 2.524 triệu tấn (chiếm 5,30% tổng TL, TN), trong đó tập trung chủ yếu tại Bể than Đông Bắc 2.420 triệu tấn và tại các khu vực nội địa (Việt Bắc) 104 triệu tấn. Qua đó, cho thấy trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò than để nâng cấp trữ lượng. Cụ thể là:

  • Giai đoạn 2021 - 2030:
  • Hoàn thành các đề án thăm dò giai đoạn trước và thực hiện mới 30 ÷ 35 đề án thăm dò than với khối lượng thi công khoảng 1,5 ÷ 2,5 triệu mét khoan.

  • Tìm kiếm hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nghiên cứu, đầu tư, lựa chọn công nghệ, lựa chọn phương pháp thăm dò phù hợp tại Bể than Đồng bằng Sông Hồng.

  • Giai đoạn 2031 - 2045:
  • Hoàn thành các đề án thăm dò giai đoạn trước và thực hiện mới 20 ÷ 25 đề án thăm dò than với khối lượng thi công khoảng 0,5 ÷ 1,5 triệu mét khoan.

  • Hoàn thành thăm dò một phần và đánh giá xong tài nguyên Bể than Đồng bằng Sông Hồng.

  1. Về khai thác than:
  • Sản lượng than nguyên khai toàn ngành trong các giai đoạn phấn đấu đạt:
  • Giai đoạn từ 2021 - 2030: Sản lượng than nguyên khai khai thác khoảng 48 ÷ 56 triệu tấn/năm (tương ứng khoảng 42 ÷ 49 triệu tấn than thương phẩm/năm).

  • Giai đoạn từ 2031 - 2045: Sản lượng than nguyên khai khai thác khoảng 50 ÷ 56 triệu tấn/năm (tương ứng khoảng 44 ÷ 49 triệu tấn than thương phẩm/năm).

  1. Về sàng tuyển, chế biến than:
  • Giai đoạn 2021 - 2030:
  • Sàng tuyển chế biến tập trung đạt khoảng 20 ÷ 35 triệu tấn/năm, chiếm tỷ trọng từ 55 - 70% tổng sản lượng than sản xuất trong nước.

  • Tăng cường chế biến và pha trộn tối đa nguồn than sản xuất trong nước, nhất là than chất lượng thấp (nhiệt trị thấp, độ tro cao) với than nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chế biến than chất lượng cao phù hợp theo nhu cầu thị trường.

  • Giai đoạn 2031 - 2045:
  • Nâng tỷ lệ sàng tuyển, chế biến tập trung lên khoảng 70 - 85% tổng sản lượng than sản xuất trong nước.

  • Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chế biến và pha trộn than; thực hiện sản xuất các sản phẩm than phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo thị trường.

  1. Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than:
  • Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống vận tải ngoài (đường bộ, đường sắt, băng tải, đường thủy) và các cảng tiêu thụ than trong nước phù hợp với năng lực sản xuất với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, hiệu quả kinh tế.

  • Hình thành các kho, cảng đầu mối phục vụ nhập khẩu, trung chuyển, cung ứng than theo từng khu vực (phía Bắc và phía Nam) với hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ logistics đồng bộ, kết nối khu vực.

  • Xác định danh mục hạ tầng cơ sở có thể dùng chung và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế dùng chung phù hợp với cơ chế thị trường.

  1. Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
  • Chủ động bảo vệ môi trường, quyết liệt xử lý các tác động xấu tới môi trường và tái chế chất thải, đảm bảo sự phát triển của ngành than hài hòa, thân thiện với môi trường, cộng đồng xã hội và các ngành kinh tế khác.

  • Phát triển ngành than trở thành ngành kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2. Tăng cường nhập khẩu và đầu tư khai thác than ở nước ngoài:

  1. Nhu cầu nhập khẩu than:

Như trên đã nêu, nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2025 sẽ dao động từ 92 - 117 triệu tấn, đến năm 2030 sẽ từ 130 - 139 triệu tấn, đến năm 2035 từ 147 - 165 triệu tấn, đến năm 2040 từ 154 - 173 triệu tấn, đến năm 2045 từ 141 - 182 triệu tấn.

Sản lượng than sạch khai thác trong nước giai đoạn từ 2021 - 2030 đạt khoảng 42 - 49 triệu tấn/năm và giai đoạn từ 2031 - 2045 đạt khoảng 44 - 49 triệu tấn/năm. Trong đó mỗi năm bình quân trừ đi khoảng 2 triệu tấn than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu để xuất khẩu, số còn lại phục vụ các loại nhu cầu trong nước.

Như vậy, nhu cầu nhập khẩu than giai đoạn từ năm 2021 - 2030 vào khoảng từ 52 - 92 triệu tấn/năm và giai đoạn từ 2031 - 2045 khoảng 99 - 145 triệu tấn/năm.

  1. Nguồn than nhập khẩu:

Bảng 3. Tổng hợp trữ lượng than trên thế giới cuối năm 2020:

Đơn vị: Triệu tấn

TT Quốc gia Than antraxit/bitum Than ábitum/non Tổng cộng Tỷ trọng, %
Tổng số 753.639 320.469 1.074.108 100
1 Mỹ 218.938 30.003 248.941 23,18
2 Nga 71.719 90.447 162.166 15,10
3 Úc 73.719 76.508 150.227 13,99
4 Trung Quốc 135.069 8.128 143.197 13,33
5 Ấn Độ 105.979 5.073 111.052 10,34
6 In-đô-nê-xi-a 23.141 11.728 34.869 3,25
7 Các nước khác 125.074 98.582 223.656 20,82

Nguồn: [3].

Qua bảng trên cho thấy tổng trữ lượng than toàn thế giới là 1.074.108 triệu tấn, trong đó than antraxit/bitum 753.639 triệu tấn và than ábitum/non 320.469 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 132 năm với mức sản lượng năm 2020 (khoảng 8 tỷ tấn).

Tổng sản lượng than sản xuất toàn thế giới năm 2020 theo [4] là 159,6 EJ, giảm 4,9% so với năm 2019, trong đó sản lượng than của Bắc Mỹ 11,8 EJ (chiếm 7,4%), Nga 8,4 EJ (5,2%), Nam Phi 6,0 EJ (3,7%), Úc 12,4 EJ (7,8%), Trung Quốc 80,9 EJ (50,7%), Ấn Độ 12,7 EJ (7,9%), In-đô-nê-xi-a 13,9 EJ (8,7%).

Tổng lượng than tiêu thụ của thế giới năm 2020 theo [4] là 151,4 EJ, giảm 3,9% so với năm 2019, trong đó: Bắc Mỹ 9,9 EJ (chiếm 6,5%), Nga 3,3 EJ (2,2%), Nam Phi 3,5 (2,3%), Úc 1,7 EJ (1,1%), Trung Quốc 82,3 EJ (54,3%), Ấn Độ 17,5 EJ (11,6%), In-đô-nê-xi-a 3,3 EJ (2,2%).

Qua so sánh giữa sản lượng than sản xuất và sản lượng than tiêu thụ của các nước trong giai đoạn vừa qua cho thấy nguồn than xuất khẩu trên thế giới chủ yếu từ các nước: Úc, In-đô-nê-xi-a, Nga, Nam Phi, Bắc Mỹ.

Sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã tăng từ 6,93 triệu tấn năm 2015 lên 54,81 triệu tấn năm 2020, trong đó năm 2020 nhập khẩu chủ yếu từ các nước (triệu tấn): Úc 20,34; In-đô-nê-xi-a 16,85; Nga, Nam Phi và khác 17,36.

Căn cứ vào dự báo sản lượng, nhu cầu than của các nước trên thế giới đến năm 2040 [5] và kinh nghiệm nhập khẩu than thời gian qua của Việt Nam, cho thấy nguồn than nhập khẩu của Việt Nam thời gian tới chủ yếu là từ Úc, In-đô-nê-xi-a, Nga, Nam Phi.

  1. Tổ chức thực hiện nhập khẩu than:

Về nguyên tắc, nhu cầu than thời gian tới sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố, theo đó sẽ dao động trong một khoảng từ mức thấp nhất (min) đến mức cao nhất (max) như đã dự báo trong mỗi năm và mỗi chu kỳ 5 năm. Để khỏa lấp được khoảng biến động nhu cầu than theo dự báo cần phải:

Thứ nhất: Dự báo nhu cầu than theo 3 kịch bản: Kịch bản thấp (min), Kịch bản cao (max) và Kịch bản cơ sở (bằng trung bình hoặc dao động trên dưới mức trung bình của Kịch bản thấp và Kịch bản cao.

Thứ hai: Xây dựng các định hướng đáp ứng nhu cầu than theo 3 kịch bản đã nêu, trong đó Kịch bản cơ sở là chủ đạo để tổ chức thực hiện chính.

Thứ ba: Dự kiến các tình huống nhu cầu than tăng lên theo hướng Kịch bản cao, theo đó đề xuất các giải pháp đáp ứng theo trình tự ưu tiên từ mức tăng thấp đến mức tăng cao đảm bảo hiệu quả và tin cậy.

Thứ tư: Dự kiến các tình huống nhu cầu than giảm theo hướng Kịch bản thấp (tối thiểu), theo đó đề xuất các giải pháp trì hoãn, giảm, v.v. theo trình tự ưu tiên từ mức giảm thấp đến mức giảm cao xuống đến Kịch bản thấp đảm bảo hiệu quả và tin cậy.

Thứ năm: Lập các nguồn than dự phòng để thay thế một số nguồn than đã đưa vào chiến lược khi các nguồn than này bị thiếu, bị đắt đỏ hơn hay bị dừng, tắc nghẽn, v.v…

Với nguyên tắc, cách thức xác định và đáp ứng nhu cầu than như vậy, sau này khi tổ chức triển khai thực hiện thì thường xuyên theo dõi diễn biến nhu cầu và nguồn than, theo đó chỉ đạo thực hiện các định hướng cung cấp và giải pháp đã đề xuất tương ứng.

4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ:

a. Về cơ chế, chính sách khai thác than trong nước:

  • Đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch cần ưu tiên thực hiện Quy hoạch ngành than. Các quy hoạch khác không được chồng lấn, hoặc gây cản trở việc thực hiện Quy hoạch ngành than nhằm tạo điều kiện triển khai kịp thời các hoạt động thăm dò, khai thác phần tài nguyên, trữ lượng than đang bị vướng các quy hoạch địa phương.

  • Khôi phục việc dự trữ than quốc gia để kịp thời đối phó với những rủi ro gián đoạn nguồn cung trong việc nhập khẩu do các biến động thị trường và phi thị trường, cũng như những biến động cực đoan của thời tiết, khí hậu. Đối với ý kiến cho rằng: Trước đây đã từng thiết lập dự trữ than quốc gia nhưng đã bãi bỏ, song đó là điều xảy ra trước đây khi nước ta là nước xuất khẩu than ròng không bao giờ thiếu than, còn nay đã là nước nhập khẩu than ròng với mức độ ngày càng cao, tới gấp hơn hai lần sản lượng than nội địa, theo đó rủi ro cao về gián đoạn nguồn cung do mọi nguyên nhân.

  • Có chính sách thích đáng, kịp thời khuyến khích nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, sử dụng than. Đặc biệt, hỗ trợ điều tra, đánh giá tài nguyên, trữ lượng và nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ khai thác tại Bể than Đồng bằng Sông Hồng và dưới mức -500 m Bể than Đông Bắc để đảm bảo yêu cầu cho công tác thăm dò, phát triển các dự án khai thác theo Quy hoạch đạt hiệu quả.

  • Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 53 của Luật Khoáng sản 60/2010/QH12 về điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể là thay vì quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30% tổng vốn đầu tư thì quy định theo hướng giảm dần tỉ lệ vốn đối ứng của chủ sở hữu/chủ đầu tư theo quy mô công suất tăng dần của các dự án đầu tư theo trình tự: 30%; 25%; 20% và 15% như thực tế đã xảy ra thời gian qua.

  • Hiện nay, khai thác than chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nên Nhà nước gộp thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác vì thực chất hai khoản này là một; đồng thời giảm thuế tài nguyên xuống mức ngang bằng, thậm chí thấp hơn các nước trong khu vực để góp phần hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của than nội địa.

  • Giá bán than khai thác trong nước đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi ở mức hợp lý được xác định trên cơ sở khai thác tận thu tối đa nguồn tài nguyên than theo luật định và bản chất kinh tế của than nội địa, nâng cao tính tự chủ, giảm thiệt hại do rủi ro gián đoạn nguồn cung và hiệu quả kinh tế - xã hội.

b. Về cơ chế, chính sách nhập khẩu và đầu tư khai thác than ở nước ngoài:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, giải pháp đồng bộ nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài như kinh nghiệm của các nước. Đảm bảo hài hòa giữa các chính sách ngoại giao năng lượng, thương mại, đầu tư, tài chính và hợp tác với các nước và các tổ chức khai thác, xuất khẩu than.

  • Cho phép các đơn vị nhập khẩu than được đàm phán giá mua bán than theo thông lệ quốc tế (đa dạng hóa loại hình và kỳ hạn hợp đồng; tăng cường sử dụng loại hợp đồng giá thả nổi gắn liền với chỉ số giá giao ngay; ký hợp đồng bảo hiểm rủi ro với các định chế tài chính để cho phép lựa chọn giá thả nổi cố định bất kỳ khi nào muốn). Cùng với đó là cho phép ký các cam kết dài hạn với các nhà cung cấp than lớn trên thế giới có uy tín để nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện than trong nước đảm bảo ổn định dài hạn với giá cả hợp lý.

  • Hỗ trợ xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics phục vụ nhập khẩu than. Cho phép nghiên cứu xây dựng các trung tâm quản lý than cho mỗi cụm các NMNĐ than (3 - 5 nhà máy) với mục đích quản lý giao nhận, phối trộn và điều hành chuổi cung ứng tập trung cho các NMNĐ than trong cụm.

c. Về chính sách sử dụng than:

  • Có chính sách khuyến khích các hộ tiêu dùng than trong nước đầu tư công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng than và giảm phát thải.

  • Có chính sách sử dụng tiết kiệm than, tận thu nguồn than chất lượng thấp đưa vào sử dụng, hoặc chuyển sang sử dụng loại than chất lượng thấp hơn.

  • Cho phép xuất khẩu các chủng loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu hoặc có nhu cầu ít, phù hợp thị trường nước ngoài do doanh nghiệp tự quyết định sau khi ưu tiên cung ứng than cho thị trường trong nước và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc xuất - nhập khẩu than trên phạm vi nền kinh tế.

  • Thay thế quy định của Luật thuế BVMT đánh thuế BVMT vào than một cách chung chung bằng quy định đánh thuế trực tiếp vào mức độ phát thải khí CO2 theo thực tế của các hộ sử dụng than. Qua đó khuyến khích áp dụng công nghệ cao đốt than nhằm giảm phát thải CO2.

  • Xây dựng và phát triển thị trường than trong nước được vận hành có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý của Nhà nước gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững ngành than./.


Phát súng đầu tiền cổ phiếu ngành THAN tăng tưởng LN 30% so với cùng kỳ (TC6)

Vol cạn + nước ngoài liên tục mua vào. Dấu hiệu tích cực từ những a Tây mũi thính


Lợi nhuân NBC gấp 4 cùng kỳ. Chúc mừng ae đã mua NBC nhá

Đúng kế hoạch - vượt chỉ tiêu



Những anh Tây mũi thính.


Một tín hiệu tích cực từ bctc quí I của CST

Các bác đã kên tàu hết chưa ???

1 Likes

Chà chà. Lại chiết khấu tiếp. Cuối tháng tiền về góp vào mua thêm. Hưởng cổ tức CST 15% tiền mặt thôi cũng quá êm mn nhỉ !!!

Mấy anh lái đánh từ từ thôi nhé. Cuối tháng gạo về e gôm thêm.

Quý I-2022, TKV dự kiến sản xuất được hơn 10 triệu tấn than

THANH HẢIdientu@hanoimoi.com.vn

(HNMO) - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, ước tính, trong quý I-2022, TKV sản xuất 10,37 triệu tấn than, đạt 26,5% kế hoạch năm và bằng 104,5% so với cùng kỳ.

Than nhập khẩu là 325 nghìn tấn, đạt 6,9% kế hoạch năm. Than tiêu thụ dự kiến 11,46 triệu tấn, bằng 26,66% kế hoạch, bằng 119% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 11,2 triệu tấn, đạt 27,2% kế hoạch năm và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu 265 nghìn tấn, bằng 14,72% kế hoạch và bằng 112,9% so với cùng kỳ 2021.

TKV cũng cho biết, đến hết ngày 14-3, than tiêu thụ cho các nhà máy điện là 6.342 nghìn tấn, bằng 17,15% sản lượng theo hợp đồng. Dự kiến, quý I-2022, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8.505 nghìn tấn, trong khi các nhà máy nhiệt điện đăng ký nhu cầu là 9.737 nghìn tấn.

Nguyên nhân của việc cấp than quý I-2022 không đạt tiến độ hợp đồng, theo TKV, việc đảm bảo sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch năm 2022 là 35 triệu tấn, phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, chất lượng than nhập khẩu theo kế hoạch. Trong khi đó, 3 tháng đầu năm nay, TKV mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn nên sản lượng than pha trộn nhập khẩu cấp cho các nhà máy nhiệt điện quý I-2022 khoảng 1,1 triệu tấn, bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch cấp than phối trộn nhập khẩu quý I-2022.

Mặc dù TKV và các đơn vị đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng sản lượng than sạch sản xuất trong nước, nhưng không bù đắp được khối lượng than phối trộn nhập khẩu bị thiếu. Tập đoàn dự kiến thời gian tới, tỷ lệ lao động phải nghỉ việc do nhiễm bệnh vẫn ở mức cao mà không có nguồn thay thế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó là căng thẳng Nga - Ukraine làm giá xăng dầu, sắt thép tăng cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh của TKV sẽ giảm.

Bởi vậy, để thực hiện tốt kế hoạch đặt ra, TKV đã đề ra các giải pháp cụ thể, theo đó là tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; động viên, khuyến khích người lao động làm thêm giờ, tăng thời gian làm việc hữu ích để tăng năng suất lao động. Đẩy mạnh sản xuất than trong nước theo phương án điều hành sản lượng than khai thác 41 triệu tấn; có các giải pháp để bảo đảm nhập khẩu than theo kế hoạch đề ra, huy động tối đa than tồn kho để chế biến, pha trộn và tiêu thụ cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn cũng báo cáo các bộ, ngành xem xét để điều chỉnh giá bán than trong nước, đặc biệt là giá bán than cho các hộ điện (sản lượng than bán cho các hộ điện chiếm trên 80% sản lượng than tiêu thụ của TKV) để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh than của TKV trong điều kiện giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao và chi phí phòng, chống dịch làm tăng giá thành sản xuất than.

TKV cũng tiếp tục đẩy mạnh khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành. Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất (triển khai quyết liệt việc cơ giới hóa vào đào lò, khai thác than; sử dụng đồng bộ thiết bị công suất lớn, tiếp tục triển khai công nghệ vận tải liên hiệp ô tô - băng tải trong khai thác than lộ thiên; đầu tư các tuyến vận tải than bằng băng tải, đường sắt thay thế vận chuyển than bằng ô tô…) và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng mức độ an toàn, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất, giảm giá thành và giảm lao động trực tiếp trong hầm lò.

[![)

Capture
Vẫn là THAN nhưng có gì đó rất khác bọt !!!