Quyết định tất tay dòng THAN từ đây đến cuối năm

, ,

Mấy anh lái đánh từ từ thôi nhé. Cuối tháng gạo về e gôm thêm.

Quý I-2022, TKV dự kiến sản xuất được hơn 10 triệu tấn than

THANH HẢIdientu@hanoimoi.com.vn

(HNMO) - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, ước tính, trong quý I-2022, TKV sản xuất 10,37 triệu tấn than, đạt 26,5% kế hoạch năm và bằng 104,5% so với cùng kỳ.

Than nhập khẩu là 325 nghìn tấn, đạt 6,9% kế hoạch năm. Than tiêu thụ dự kiến 11,46 triệu tấn, bằng 26,66% kế hoạch, bằng 119% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 11,2 triệu tấn, đạt 27,2% kế hoạch năm và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu 265 nghìn tấn, bằng 14,72% kế hoạch và bằng 112,9% so với cùng kỳ 2021.

TKV cũng cho biết, đến hết ngày 14-3, than tiêu thụ cho các nhà máy điện là 6.342 nghìn tấn, bằng 17,15% sản lượng theo hợp đồng. Dự kiến, quý I-2022, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8.505 nghìn tấn, trong khi các nhà máy nhiệt điện đăng ký nhu cầu là 9.737 nghìn tấn.

Nguyên nhân của việc cấp than quý I-2022 không đạt tiến độ hợp đồng, theo TKV, việc đảm bảo sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch năm 2022 là 35 triệu tấn, phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, chất lượng than nhập khẩu theo kế hoạch. Trong khi đó, 3 tháng đầu năm nay, TKV mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn nên sản lượng than pha trộn nhập khẩu cấp cho các nhà máy nhiệt điện quý I-2022 khoảng 1,1 triệu tấn, bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch cấp than phối trộn nhập khẩu quý I-2022.

Mặc dù TKV và các đơn vị đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng sản lượng than sạch sản xuất trong nước, nhưng không bù đắp được khối lượng than phối trộn nhập khẩu bị thiếu. Tập đoàn dự kiến thời gian tới, tỷ lệ lao động phải nghỉ việc do nhiễm bệnh vẫn ở mức cao mà không có nguồn thay thế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó là căng thẳng Nga - Ukraine làm giá xăng dầu, sắt thép tăng cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh của TKV sẽ giảm.

Bởi vậy, để thực hiện tốt kế hoạch đặt ra, TKV đã đề ra các giải pháp cụ thể, theo đó là tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; động viên, khuyến khích người lao động làm thêm giờ, tăng thời gian làm việc hữu ích để tăng năng suất lao động. Đẩy mạnh sản xuất than trong nước theo phương án điều hành sản lượng than khai thác 41 triệu tấn; có các giải pháp để bảo đảm nhập khẩu than theo kế hoạch đề ra, huy động tối đa than tồn kho để chế biến, pha trộn và tiêu thụ cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn cũng báo cáo các bộ, ngành xem xét để điều chỉnh giá bán than trong nước, đặc biệt là giá bán than cho các hộ điện (sản lượng than bán cho các hộ điện chiếm trên 80% sản lượng than tiêu thụ của TKV) để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh than của TKV trong điều kiện giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao và chi phí phòng, chống dịch làm tăng giá thành sản xuất than.

TKV cũng tiếp tục đẩy mạnh khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành. Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất (triển khai quyết liệt việc cơ giới hóa vào đào lò, khai thác than; sử dụng đồng bộ thiết bị công suất lớn, tiếp tục triển khai công nghệ vận tải liên hiệp ô tô - băng tải trong khai thác than lộ thiên; đầu tư các tuyến vận tải than bằng băng tải, đường sắt thay thế vận chuyển than bằng ô tô…) và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng mức độ an toàn, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất, giảm giá thành và giảm lao động trực tiếp trong hầm lò.

[![)

Capture
Vẫn là THAN nhưng có gì đó rất khác bọt !!!


Mô hình Con Bớm Sinh :)))) của CST

1 Likes


Mô hình Con Bứm Xưng của TVD

1 Likes


Mô hình Con Bớm Xynh của NBC.

1 Likes

Khác bọt quá mọi người ơi !!!;


Giá than thế giới dựng đứng . Phải làm sao, phải làm sao !!!


Vẫn xanh và khoẻ mạnh. Chờ 1 phiên nổ vol để chạy về đỉnh


Cổ đông Than ngày mai cởi…🫣😆


Giá than lại tiếp tục lên cao !!! Thật k thể tin nổi.


Phải làm sao, phải làm sao !!!


Than trong nước cấm đầu. Than thế giới thì liên tiếp dựng đứng .
Thật là íu sinh lí :))))

Trung Quốc đầu tư 15 tỷ USD tăng dự trữ than

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương - PBOC) mới đây tuyên bố tăng thêm 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 15 tỷ USD) trong hạn mức tái cấp vốn để hỗ trợ các hoạt động khai thác, sử dụng than, cũng như tăng cường khả năng dự trữ than.

Trước đó, tháng 11/2021, PBOC đã cấp tín dụng theo hình thức tái cấp vốn với tổng quy mô 200 tỷ nhân dân tệ, nhằm thúc đẩy việc sử dụng than theo hướng sạch và hiệu quả, với 7 lĩnh vực được hỗ trợ, liên quan đến khai thác than an toàn, hiệu quả, xanh và thông minh.

Sau khi ra đời và triển khai, chính sách này đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả đối với bảo đảm an ninh năng lượng, thúc đẩy thực hiện mục tiêu “carbon kép” của Trung Quốc.

Lãnh đạo PBOC cho biết, trong bối cảnh giá năng lượng thế giới liên tục biến động ở mức cao, an ninh năng lượng và sự vận hành ổn định của nền kinh tế đối mặt nhiều yếu tố bất định và thách thức lớn hơn.

Động thái tăng 100 tỷ nhân dân tệ tái cấp vốn hỗ trợ lần này của PBOC sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực dự trữ than, bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định, hỗ trợ phát triển chuỗi ngành nghề và chuỗi giá trị cũng như sự vận hành của cả nền kinh tế Trung Quốc.

Gói tái cấp vốn 100 tỷ nhân dân tệ sẽ hỗ trợ các lĩnh vực như sản xuất và dự trữ than an toàn, xây dựng và hiện đại hóa hệ thống mỏ than theo hướng thông minh, ứng dụng các công nghệ xanh và hiệu quả, nâng cấp an toàn mỏ than, nâng cao năng lực khai thác và dự trữ; bảo đảm nguồn cung về than đá cho các doanh nghiệp điện than.

Đáng chú ý, gói tái cấp vốn sẽ áp dụng hình thức đặc biệt với cơ chế cấp phát trực tiếp hàng tháng. Các tổ chức tài chính tự quyết định và tự chịu rủi ro trong cấp phát vốn ưu đãi cho các dự án phù hợp tiêu chuẩn trong phạm vi hỗ trợ. PBOC sẽ hỗ trợ dưới hình thức tái cấp vốn tương đương số tiền gốc của khoản vay, với tất cả dự án đủ điều kiện.

Thời gian gần đây, Trung Quốc có nhiều động thái chính sách nhằm ứng phó thách thức từ giá năng lượng thế giới tăng cao, bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước. Cuối tháng 4, Văn phòng Ủy ban Thuế quan nước này thông báo điều chỉnh thuế nhập khẩu từ mức 3% đến 6% xuống còn 0% đối với tất cả sản phẩm than nhập khẩu trong khoảng thời gian từ ngày 1/5/2022 đến 31/3/2023, với mục tiêu tăng cường bảo đảm nguồn cung và thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng.

Cổ phiếu Ngày DKCC Tỷ lệ tiền mặt
CST 22/05/2022 15%
TVD 26/05/2022 8%
NBC N/A 6%

image

image
So sánh giá Than sử dụng cho điện Than năm 2021 và năm 2022
Mức giá chêch lệch : 185% so với năm trước đó !!!

1 Likes

Sản lượng than khai thác tăng nhanh

Dịch Covid-19 đã gây ra những gián đoạn ở cả khâu sản xuất lẫn nhập khẩu than. Vượt lên trên những khó khăn đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nỗ lực, đảm bảo đủ than cho nhu cầu sử dụng.

Than sản xuất tăng so với cùng kỳ

Bước vào năm 2022, ngay từ đầu năm, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại Quảng Ninh, địa bàn sản xuất than chiến lược của TKV.


TKV đã điều hành tăng sản lượng than nguyên khai năm 2022 lên mức tối đa

Trong bối cảnh đó, các đơn vị ngành than đã chủ động phương án phòng, chống dịch, phối hợp với địa phương, bố trí các khu cách ly tập trung, tích cực điều trị F0 và có chế độ hỗ trợ cho các trường hợp F0, quan tâm chăm lo cho người lao động trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh để giữ sức lao động. Đồng thời, có phương án bố trí sản xuất phù hợp từng thời điểm để duy trì sản xuất. Nhờ đó, tính đến ngày 14/3/2022, đã có 23.574 lao động bị F0 khỏi bệnh, các đơn vị đã bố trí đủ lao động cho các dây chuyền sản xuất, không còn đơn vị nào làm 2 ca.

Với tinh thần đáp ứng cao nhất sản lượng than cho điện và các khách hàng trong điều kiện nhu cầu than tăng cao, Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải đã chỉ đạo các đơn vị huy động tối đa các nguồn lực cho sản xuất, không để đứt gãy sản xuất ở bất cứ đơn vị nào; tập trung nhân lực, thiết bị tổ chức khai thác than, tăng sản lượng than khai thác và huy động số than tồn kho để chế biến và pha trộn than; bố trí phương án sản xuất phù hợp theo từng thời điểm; vận động công nhân thêm ca, thêm giờ để tăng thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng.

Nhờ đó, dự kiến quý I/2022, than nguyên khai sản xuất 10,37 triệu tấn, đạt 26,5% kế hoạch năm, bằng 104,5% so với cùng kỳ; than sạch thành phẩm đạt 10,7 triệu tấn, bằng 27,6% kế hoạch và bằng 111% so cùng kỳ năm 2021; than tiêu thụ dự kiến thực hiện 11,46 triệu tấn, bằng 26,66 % kế hoạch và bằng 119% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháo gỡ khó khăn

Theo kế hoạch năm 2022 của TKV, than nguyên khai sản xuất 39,1 triệu tấn; than nhập khẩu khoảng hơn 4,7 triệu tấn; than tiêu thụ 43 triệu tấn, trong đó than bán trong nước 41,2 triệu tấn. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan, giá than thế giới tăng dẫn đến than nhập khẩu rất khó khăn. Mặc dù dự kiến quý I/2022, than sản xuất, chế biến trong nước đạt và vượt tiến độ kế hoạch nhưng than nhập khẩu đạt rất thấp (6,9% kế hoạch năm) dẫn đến ảnh hưởng đến công tác pha trộn, chuẩn bị nguồn than cung cấp cho các khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu than tiêu thụ, TKV đã điều hành tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2022 lên mức tối đa (gần 41 triệu tấn). Tuy nhiên, kể cả tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất nhưng không có than nhập khẩu hoặc than nhập khẩu về chậm, chất lượng không đảm bảo thì việc cấp than cho các hộ điện sẽ khó khăn.

Để đảm bảo sản xuất và tăng sản lượng, lãnh đạo TKV yêu cầu các đơn vị phải bám sát và thực hiện nghiêm chỉ đạo điều hành của Tập đoàn từng tháng, từng quý. Các đơn vị hầm lò khắc phục khó khăn về lao động, công nghệ, thiết bị… tăng cường ứng dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao với mức cao nhất.

Các đơn vị sản xuất lộ thiên cũng cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương xuống moong đẩy mạnh ra than trước mùa mưa, thực hiện nghiêm kỹ thuật khai thác, đổ thải, chú trọng công tác làm đường mỏ, an toàn lao động, môi trường, phòng, chống mưa bão. Cùng với tập trung cho sản xuất, các đơn vị huy động tối đa các nguồn than, sản phẩm đất đá lẫn than, đẩy mạnh chế biến, đảm bảo cơ cấu chủng loại than đáp ứng tối đa cho tiêu thụ.

6 tháng đầu năm các đơn vị hầm lò phấn đấu hoàn thành đạt 52% kế hoạch năm trở lên, các đơn vị lộ thiên hoàn thành trên 60% kế hoạch năm và phấn đấu đạt mức cao hơn.

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới

Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn và đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải đối mặt với giá khí tự nhiên hóa lỏng cao ngất, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than và giá xăng ở Mỹ tăng vọt…

Khủng hoảng xuất hiện khắp mọi nơi

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gồm thời tiết bất lợi và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhu cầu, đang ngày càng trở nên căng thẳng và gây lo ngại lớn bởi bán cầu Bắc sắp bước vào những tháng mùa đông, khi các quốc gia cần nhiều năng lượng hơn để thắp sáng và sưởi ấm. Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm năng lượng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên, điều này là rất khó khăn.

Với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, Mỹ luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Tuy nhiên, giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm đã đề nghị chính quyền của ông Biden hãy bán bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thô.

Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên từ đầu tháng 9/2021, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí đốt cung cấp từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga, Na Uy bị hạn chế.

Châu Âu hiện đang phải tranh giành để tìm kiếm nguồn than và khí đốt cho các nhà máy phát điện truyền thống của mình, trong bối cảnh mùa đông đang đến gần mà lượng nhiên liệu dự trữ còn rất thấp.

Giá khí đốt tăng chóng mặt trong khi mùa đông đang đến gần, khiến các chính phủ trong khu vực phải trợ cấp cho các hóa đơn nhiên liệu và áp trần giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng một năm qua, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục.

Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh đang phải trải qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ở nước này đã bị gián đoạn hoạt động vì không có nhiên liệu, nhiều trạm xăng phải đóng cửa, các công ty bán lẻ xăng dầu suy sụp, giá năng lượng tăng chóng mặt, và người tiêu dùng hoảng sợ. Tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Anh xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù, bao gồm thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit, nhưng câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Á…

Khủng hoảng năng lượng đã gây ra những bất đồng gay gắt trong nội bộ Liên minh Châu Âu về cách ứng phó với khủng hoảng. Một số Thủ tướng yêu cầu khối này phải đưa ra một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng này, trong khi một số người khác đổ lỗi cho các chính sách sâu rộng liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải.

Các nhà phân tích năng lượng cho rằng, châu Âu đã rời xa nguồn năng lượng hóa thạch quá nhanh chóng, trước khi đảm bảo rằng các nguồn năng lượng tái tạo đủ có thể đáp ứng nhu cầu trong mọi tình huống, kể cả trường hợp khẩn cấp. Theo đó, tình trạng Châu Âu bị kẹt giữa chừng trong quá trình chuyển đổi có thể kéo dài hàng thập kỷ.

Tại châu Á, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay đã tăng từ dưới 5 USD vào tháng 9/2020 lên hơn 56 USD vào tháng 10/2021.

Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới vào đầu năm 2020, tồn trữ khí đốt thế giới còn dồi dào và giá ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cả khí đốt và dầu mỏ đều giảm mạnh do các nền kinh tế suy yếu, và lượng tồn trữ giảm đáng kể khi thời tiết lạnh bất thường.

Cuộc khủng hoảng năng lượng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới, khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng đột biến và bất ngờ trong năm nay. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối với than non của Australia, có nghĩa là các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than. Hậu quả là 2/3 các khu vực trên khắp Trung Quốc buộc phải hạn chế tiêu thụ điện, làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một số nhà máy đã đóng cửa hoàn toàn. Việc cắt điện ở Trung Quốc khiến cho chuỗi cung ứng quốc tế vốn đã bị đứt gãy kéo dài bởi đại dịch nay càng thêm tan tác. Các nhà máy đã phải giảm sản lượng vào thời điểm mà họ thường tăng mạnh cho kỳ nghỉ lễ, vào tháng 12.

Tại Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, chính quyền đã cấm sử dụng thang máy trong các tòa nhà văn phòng từ tầng ba trở xuống, khuyến khích người dân sử dụng ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt và yêu cầu điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ cao hơn. Bắc Kinh và Thượng Hải đã hủy bỏ các buổi trình diễn ánh sáng hàng năm trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng kéo trong tuần đầu tiên của tháng Mười.

Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt. Tại tỉnh Sơn Tây nằm ở phía Bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn hán trong nhiều năm - nhiều như ở California.
Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã cảnh báo rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.

Một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi đã chứng kiến nguồn cung điện dư thừa vào đầu năm nay khi một đợt bùng phát dịch Covid-19 tàn phá khiến các nhà máy không hoạt động và đường phố vắng tanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế ở nền kinh tế lớn phát triển nhanh thứ hai thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến, cơn khát điện cũng theo đó tăng lên.

Giờ đây, Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về tình trạng thiếu điện và mất điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất đang phục hồi và đến cuộc sống của các hộ gia đình trong mùa lễ hội.
Theo các quan chức Ấn Độ, các nhà máy điện đã không đảm bảo được nguồn cung than và do dự trong việc nhập khẩu khi giá quá cao. Cơ quan Điện lực Trung ương của Ấn Độ cảnh báo rằng, gần một nửa số nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ (63 trong số 135 nhà máy) có nguồn cung cấp than chỉ còn tương đương hai ngày trở xuống, trong khi kho dự trữ đã cạn kiệt tại 17 cơ sở khác.

Những hệ lụy đối với kinh tế thế giới

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở một số nước được nhận định có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với kinh tế thế giới.

Giá khí đốt và giá xăng dầu tăng cao có thể khiến lạm phát trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, thêm trầm trọng. Các chuyên gia đánh giá, nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa. Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng. Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022. Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.

Trong khi đó, với Trung Quốc, việc thiếu hụt năng lượng trên diện rộng đã buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Theo phân tích của công ty nghiên cứu Lantau, giá nhiên liệu quá cao khiến nhiều nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc quyết định không hoạt động vì sợ thua lỗ.

Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng, các biện pháp ngặt nghèo nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ điện sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng ngành sản xuất tại những địa phương đầu tàu trong lĩnh vực này như Giang Tô, Triết Giang và Quảng Đông - 3 tỉnh chiếm tổng cộng khoảng 1/3 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Sản lượng hàng hóa giảm có thể đẩy giá cả tăng cao ở cả Trung Quốc và các nước nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.

Khủng hoảng thiếu điện cũng làm gia tăng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc, vào đúng thời điểm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc vì những nhân tố như biện pháp kiểm soát Cocvid-19 và hạ sốt thị trường bất động sản. Trong bối cảnh đó, Nomura Holdings, China International Capital Corp. và Morgan Stanley đều đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cảnh báo về nguy cơ giảm tốc sâu hơn của nền kinh tế do thiếu điện. Tổ chức Goldman Sachs cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 8,2% xuống còn 7,8% trong năm 2021, và còn 5,5% cho năm 2022, với lý do “cắt giảm sản lượng mạnh trong những ngành công nghiệp cần tiêu thụ nhiều năng lượng”.

Không những vậy, khủng hoảng năng lượng cộng thêm cuộc khủng hoảng từ tập đoàn bất động sản Evergrande - quả bom nợ nặng nhất thế giới có thể gây ra sự suy thoái trong lĩnh vực nhà ở-đang gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thúc đẩy các quy định chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả công nghệ, cũng đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này mà còn khiến giá cả thực phẩm leo thang, bởi khủng hoảng năng lượng có nghĩa nước này đang phải trải qua một mùa thu hoạch khó khăn từ ngô, đậu nành đến lạc và bông. Trong năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu một lượng nông sản kỷ lục do tình trạng thiếu hụt trong nước, khiến giá cả và chi phí lương thực toàn cầu lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng, chính phủ Trung Quốc cho biết, sẽ ưu tiên bảo đảm điện và hệ thống sưởi cho các hộ gia đình. Hãng điện lực nhà nước Sinopec cam kết sẽ tăng nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng. Tháng 9/2021, giới chức Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty đường sắt tăng cường hoạt động để cung cấp than cho các nhà máy điện.

Trong khi đó, đối mặt với tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao kỷ lục, cuộc họp nhóm các Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) vào tháng 10/2021 tại Luxembourg cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp để giúp các nước thành viên đối phó với giá năng lượng tăng.

Trước đó, tháng 9/2021, EU đã tuyên bố sẵn sàng thông qua các biện pháp tạm thời của các quốc gia thành viên trước tình hình giá năng lượng tăng vọt. Vấn đề giá năng lượng tiếp tục là chủ đề quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU nhằm giúp các nước thành viên đối phó với giá năng lượng tăng./.

photo-1-1483059624194
Cá hồi !!!


Dòng THAN có lẽ dòng trụ giá vững nhất giai đoạn này !
Tiếp tục trung bình giá nào !