Sợ thật khí EU qua làm quả tăng hơn 10%
Còn Anh thì tăng hơn 8%
Càng đến ngày Nga đóng van Châu Âu càng hoảng loạn
Thép phân khí than là 4 dòng hưởng lợi lúc này, cổ phiếu nào càng tỉ trọng xuất khẩu lớn thì càng ngon!
xưa có bank chứng thép , giờ có điện khí phân à =)))
rẻ dòng này là múc các cụ nhé, tiền to đánh hàng vol to. Còn tiền bé thì cứ mấy con TDG PSE rẻ mình xúc bất chấp đi :))
Mấy chú khí nhỏ ASP đã CE rồi, chờ TDG PVG gáy theo
Nga cảnh báo giá khí đốt châu Âu lên tới 5.000 euro/1.000 m3 vào cuối năm
cứ đà này các cổ phiếu thép, phân, khí, than của chúng ta còn ngon lắm
Gáy lên anh em
mai chưa biết ck gì đâu bác, em thấy là căng ấy
Giá ure tại Mỹ, Trung Đông tăng dựng đứng
Giá ure tương lai trên Sàn giao dịch Chicago, Mỹ ngày 29/8 là 810 USD/tấn, tăng 5,5% so với cuối tuần trước.Giá ure tương lai tại Trung Đông ngày 26/8 là 760 USD/tấn, tăng gần 20% so với ngày trước đó.
Đỗ Lan Thứ hai, 29/8/2022, 16:40 (GMT+7)
Theo Trading Economics, giá ure tương lai trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ ngày 29/8 là 810 USD/tấn, tăng 5,5% so với cuối tuần trước và là mức cao nhất từ đầu tháng 5.
Dữ liệu Investing.com cho thấy giá ure tương lai tại Trung Đông ngày 26/8 là 760 USD/tấn, tăng gần 20% so với ngày trước đó và là mức cao nhất từ cuối tháng 4.
Giá ure tương lai tại Trung Đông. Nguồn: Investing.com
Giá ure giao ngay tại Trung Quốc hôm nay (29/8) là 2.400 nhân dân tệ/tấn (346 USD/tấn), tăng gần 1% so với cuối tuần trước, cao nhất trong hơn 2 tuần qua.
Trong vài ngày qua, các công ty sản xuất hóa chất, phân bón ở Na Uy, Đức, Ba Lan, Litva, Pháp, Anh và Hungary đã đồng loạt thông báo cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa nhà máy. Theo ước tính của các nhà phân tích, thị trường sẽ mất hơn 10% sản lượng amoniac và điều này sẽ gây tác động hơn nữa đến giá phân bón toàn cầu, vốn đã cao do ảnh hưởng từ gián đoạn chuỗi cung ứng và xung đột ở Ukraine.
Trong khi giá ure ở nhiều nơi trên thế giới tăng, giá DAP và photpho vàng giao ngay tại Trung Quốc đi ngang so với cuối tuần trước, DAP là 4.350 nhân dân tệ/tấn (628 USD/tấn), photpho vàng là 32.000 nhân dân tệ/tấn (4.624 USD/tấn). Axit sulfuric, nguyên liệu khác trong sản xuất phân bón, là 332 nhân dân tệ/tấn (46 USD/tấn), giảm gần 5% so với cuối tuần trước.
Theo 2Nông, xung đột giữa Nga và Ukraine, cùng với lệnh trừng phạt của các nước phương Tây lên Nga, là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung khí đốt dần bị thu hẹp, khiến giá khí đốt cao kỷ lục. Những đợt tăng nóng giá khí đốt khiến giá phân bón cũng sẽ điều chỉnh tăng theo, vì khí đốt là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón.
Trước tình trạng này, các quốc gia cũng đang cân nhắc đến việc xuất khẩu phân bón, giữ ổn định nguồn cung nội địa. Điển hình, các loại phân phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu ở Việt Nam, hiện sản lượng nhập khẩu về Việt Nam đang bị sụt giảm. Chẳng hạn như DAP, hiện lượng nhập khẩu ở 6 tháng đầu năm ước tính đều thấp hơn 50% so với năm 2021. Còn đối với kali, lượng nhập khẩu kali trong tháng 6 là khoảng 26.000 tấn, thấp nhất từ tháng 8/2018 đến nay.
Theo 2Nông, giá kali bột Canada tại Hà Nội ngày 29/8 là 880.000 đồng/bao 50 kg, tăng 20.000 đồng/bao so với cuối tuần trước. Giá kali bột Hà Anh tại Hà Nội là 875.000 đồng/bao, tăng 20.000 đồng/bao.
Diễn biến giá kali tại Hà Nội. Nguồn: 2Nông
Giá ure tại Quảng Bình là 780.000 đồng/bao, tăng 10.000 đồng/bao so với cuối tuần. Trong khi đó, giá DAP Đình Vũ tại An Giang là 1,12 triệu đồng/bao, lân Lâm Thao tại Quảng Bình là 260.000 đồng/bao, đi ngang so với cuối tuần trước.
Khủng hoảng năng lượng ‘bóp nghẹt’ doanh nghiệp nhỏ châu Âu
(KTSG Online) – Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ‘bóp nghẹt’ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế châu lục này, khiến một số chủ doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất hoặc đóng cửa cửa hàng. Theo Ủy ban châu Âu (EC), các công ty sử dụng ít hơn 250 nhân viên chiếm khoảng 99% số doanh nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) và hơn một nửa GDP của khối này. Họ đang sử dụng khoảng 100 triệu người.
Công ty giấy LC Paper ở vùng Catalonia Tây Ban Nha đang chịu sức ép lớn do chi phí khi đốt tăng cao. Ảnh: WSJ
Không đủ lực để cầm cự
Gần đây, Katrien Vandenheuvel, một cựu giáo viên 41 tuổi, quyết định đóng cửa cửa hàng tạp hóa của gia đình cô ở một ngôi làng bên ngoài thành phố Antwerp, Bỉ, sau khi nhận ra cô cần bán thêm khoảng 3.000 ổ bánh mì mỗi tháng để trang trải hóa đơn khí đốt đang tăng cao hơn. Cửa hàng của gia đình cô đã tính giá bánh ngọt và pho mát cao hơn so với các cửa hàng chuỗi. Vandenheuvel thừa nhận việc tăng giá đủ để bù đắp chi phí cao hơn sẽ khiến nhiều khách hàng bỏ đi.
“Chúng tôi không muốn vay nợ thêm nữa”, cô nói và cho biết thêm các tiệm bánh địa phương và các nhà cung cấp thịt trong khu vực đang mất dần khách hàng vì tăng giá bán
Nhiều doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu, từ tiệm bánh cho đến nhà sản xuất quần áo và thảm, thiếu quy mô kinh tế để cầm cự giữa lúc chi phí năng lượng tăng cao do Nga hạn chế nguồn cung khí đốt sang khu vực này. Những doanh nghiệp lớn có quy mô toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất thép, hóa chất, phân bón và các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng khác nằm trong số những doanh nghiệp đầu tiên cảm nhận sức ép vì giá khí đốt đắt đỏ, buộc họ phải đóng cửa các nhà máy luyện kim và các hoạt động chi phí cao khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Âu, không có sự hiện diện trên toàn cầu, đang gặp khó khăn trong việc nhanh chóng chuyển hoạt động sản xuất ra ngoài lục địa, nơi giá năng lượng đang thấp hơn. Thay vào đó, họ cho biết đang bị các nhà cung cấp chèn ép và không thể chuyển chi phí cao hơn cho khách hàng. Gánh nặng chi phí xuất hiện khi cú sốc chuỗi cung ứng gây ách tắc các lô hàng, dẫn đến thời gian chờ đợi giao nguyên liệu thô lâu hơn ngay đúng lúc nhiều doanh nghiệp đang phục hồi sau thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19.
Hauke Burkhardt, người đứng đầu bộ phận cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Deutsche Bank (Đức), cho biết việc tăng giá sẽ khó khăn hơn đối với các công ty vừa và nhỏ của châu Âu so với các công ty đa quốc gia. Burkhardt cảnh báo phần lớn tổn thương của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của họ trong những tháng tới.
Các công ty lớn hơn cũng được hưởng lợi từ các hợp đồng mua năng lượng dài hạn mà họ đã ký kết trước khi giá khí đốt và dầu thô tăng vọt. Một số doanh nghiệp lớn sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính để phòng ngừa rủi ro biến động giá và họ đầu tư nhiều hơn vào việc cắt giảm sử dụng năng lượng trước khi xảy ra đợt tăng giá tồi tệ nhất.
Heimo Scheuch, Giám đốc điều hành Wienerberger (Áo), nhà sản xuất gạch lớn nhất thế giới, cho biết quy mô, sức mua, hiệu quả và cơ cấu chi phí là những lợi thế của công ty ông so với các đối thủ nhỏ hơn.
Holger Schmieding, nhà nhà kinh tế tại Ngân hàng Berenberg của Đức, cho biết nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực đã cắt giảm sản lượng và sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp làm như vậy.
Hãng bảo hiểm Allianz (Đức) dự kiến đà tăng của giá khí đốt tự nhiên trong năm nay sẽ bào mòn khoảng 150 tỉ đô la thu nhập trước thuế và các chi phí khác ở nhóm công ty vừa và nhỏ của châu Âu trong lĩnh vực sản xuất. Ana Boata, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Allianz, cho biết các doanh nghiệp bị bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các nhà sản xuất kim loại, giấy, bột giấy, hóa chất, thực phẩm và đồ uống và hàng dệt may vốn đang khát năng lượng.
Thua lỗ khi chi phí khí đốt tăng 10 lần
Pau Vila, 27 tuổi, Tổng giám đốc LC Paper, một doanh nghiệp giấy gia đình ở vùng Catalonia của Tây Ban Nha, với khoảng 130 nhân viên, nói: “Tình hình thực sự đang khá nguy ngập lúc này”.
Nhà máy của LC Paper cung cấp các cuộn giấy khổng lồ cho các nhà sản xuất giấy vệ sinh và khăn giấy sử dụng ở bệnh viện, sân bay và văn phòng, đồng thời sản xuất giấy vệ sinh đóng gói bán lẻ cho các siêu thị. Vila than vãn giá khí đốt tăng nhanh đến mức đôi lúc công ty ông bị hụt hết lợi nhuận khi đơn hàng hoàn thành.
Theo Vila, việc tăng giá để bù đắp hóa đơn năng lượng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, vì vậy, LC Paper chỉ có thể cắt giảm ca làm việc để tiết kiệm tiền.
Tại Bồ Đào Nha và Ý, gần như tất cả nhà máy dệt do tư nhân điều hành đã hủy bỏ mục tiêu sản xuất phục vụ cho dịp lễ Giáng sinh cuối năm. Một số công ty dệt tự nguyện cắt giảm sản lượng để tiết kiệm khí đốt bằng vận hành các lò hơi ít ngày hơn trong tuần hoặc kéo dài kỳ nghỉ hè cho nhân viên.
Mário Jorge Machado, 60 tuổi, đang sử dụng 320 người trong công việc kinh doanh dệt may của mình gần thành phố Porto, miền bắc Bồ Đào Nha. Công ty Adalberto Estampados của ông nhuộm các loại vải mà cuối cùng dùng để sản xuất quần áo của các thương hiệu như Hugo Boss và Moschino. Ông cho biết chi phí khí đốt, rất cần thiết cho quá trình hấp và sấy vải, tăng gấp hơn 10 lần so với cách đây một năm.
“Mỗi khi bạn bán được một mét vải, bạn đang thua lỗ”, ông nói và bày tỏ hy vọng các quan chức Bồ Đào Nha sẽ tăng cường cứu trợ cho các công ty trong ngành dệt may đang chịu sức ép vì chi phí năng lượng. Nhưng ông thừa nhận trợ cấp sẽ không đủ đối với một số công ty.
Dirk Vantyghem, Tổng giám đốc Tập đoàn thương mại hàng dệt và may mặc châu Âu Euratex, nói: “Rất nhiều công ty nhỏ trong ngành có năng lực tài chính hạn chế và nguồn dự trữ tiền mặt eo hẹp”.
Một số ngành công nghiệp khác cũng lo lắng họ sẽ bị tụt lại phía sau nếu nguồn cung khí đốt cạn kiệt và các chính phủ EU buộc phải phân loại ngành công nghiệp nào được phép tiếp tục sử dụng khí đốt.
Theo Renaud Batier, Tổng giám đốc Tập đoàn thương mại gốm sứ châu Âu, Cerame-Unie, nhu cầu đối với gốm sứ gia dụng và công nghiệp vẫn còn mạnh mẽ nên hầu hết các nhà máy sản xuất gốm sứ trong khu vực tiếp tục duy trì hoạt động.
Nhưng sẽ khó khăn hơn để các công ty cố gắng tiết kiệm khí đốt nhưng vẫn duy trì sản xuất. Batier nói: “Nếu các chính phủ quyết định các ưu tiên và không phân bổ khí đốt cho ngành công nghiệp của chúng tôi, điều này sẽ gây ra tác động rất lâu dài, đặc biệt là ở hạ nguồn (các nhà phân phối và bán lẻ)”.
Châu Âu sắp hết cách giải cứu người dân khỏi khủng hoảng năng lượng
Khi cuộc xung đột Ukraine chưa thấy hồi kết và công cuộc chuyển đổi năng lượng vẫn đang được tiến hành, các chính phủ châu Âu không còn cách nào khác ngoài việc tung ra các gói cứu trợ khổng lồ cho người dân.
Theo The Guardian, mỗi cuộc khủng hoảng năng lượng đều có người thắng và kẻ thua. Những nhà xuất khẩu dầu và khí đốt lớn thường hưởng lợi trong khi những nước nhập khẩu nhiều lại chịu thiệt hại.
Câu chuyện này từng xảy ra khi giá dầu tăng mạnh vào năm 1973 và đang lặp lại vào ngày hôm nay. Arab Saudi và Nga là hai trong số những quốc gia hưởng lợi từ giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao. Doanh thu từ khí đốt của Điện Kremlin gấp từ hai đến ba lần so với thông thường trong nửa đầu năm 2022, giúp Nga có thể chống đỡ các lệnh trừng phạt kinh tế trong thời gian dài.
Theo công ty tư vấn Capital Economics, nếu giá khí đốt được giữ ở mức hiện tại, Moscow có thể tiếp tục xuất khẩu tới châu Âu với chỉ 20% công suất trong vòng từ hai đến ba năm hoặc cắt hoàn toàn nguồn cung trong cả một năm mà không gây tác động lớn cho nền kinh tế Nga.
Tương tự như vào những năm 1970, châu Âu vẫn đang nhập nhiều khí đốt và dầu hơn là bán ra. Vào cuối năm 1973, giá dầu đã tăng hơn 4 lần, nhưng giá khí đốt kể từ đầu năm 2021 đã tăng tới 15 lần.
Giá khí đốt đã lên tới gần 350 USD/MWh vào hôm 26/8, so với chỉ khoảng 20 USD vào đầu năm 2021.
Kể cả khi giả định rằng giá khí đốt sẽ hạ trong những tháng tiếp theo, tác động tới một số quốc gia châu Âu, chẳng hạn như Đức hay Italy sẽ còn tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng năng lượng vào năm những 1970.
Châu Âu đang chuẩn bị cho một mùa đông vô cùng khó khăn. Vấn đề không phải là liệu châu Âu có thể rơi vào suy thoái hay không, mà là suy thoái sẽ sâu tới mức nào và trong bao lâu.
Ngay cả Anh, với nguồn khí đốt và dầu từ Biển Bắc cũng như lĩnh vực năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao.
Vào năm 1973, giá dầu tăng nhanh đã khiến các chính phủ châu Âu không kịp trở tay. Tương tự, vào năm 2022, châu Âu đã nhanh chóng áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga, nhưng lại chậm trễ khi suy xét đến hậu quả kinh tế.
Ngày càng khó để nghĩ về sự sụp đổ ngay lập tức của nền kinh tế Nga, buộc Điện Kremlin phải ngừng cuộc xung đột tại Ukraine. Lịch sử cho thấy khả năng chịu đựng của Nga trong một quãng thời gian dài, và nhiều khả năng là lâu hơn so với phương Tây.
Cuộc bao vây thành phố Leningrad (St. Petersburg) từ năm 1941 đến năm 1944 là một ví dụ về tinh thần và sự cứng rắn phi thường của người dân Nga khi đối mặt với phong tỏa kéo dài gần 900 ngày. Vậy, sau 6 tháng (180 ngày) xung đột Ukraine, châu Âu đang có những lựa chọn nào?
Lựa chọn của châu Âu
Một lựa chọn, ít nhất về mặt lý thuyết, là không làm gì cả. Châu Âu có thể chấp nhận và chịu đựng giá năng lượng cao. Dần dần, giá nhiên liệu cao kỷ lục sẽ khiến sản lượng kinh tế đi xuống, kéo theo nhu cầu về dầu và khí đốt cũng giảm và kết quả làm hạ giá năng lượng.
Tuy nhiên, nếu để cơ chế thị trường hoạt động mà không có sự can thiệp, người dân châu Âu, đặc biệt những hộ gia đình nghèo nhất, sẽ rơi vào cảnh khốn cùng.
Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia châu Âu tiếp tục tăng vào tháng 7.
Lựa chọn thứ hai là đón nhận cơ hội từ cuộc khủng hoảng năng lượng để chuyển dịch khỏi nhiên liệu hóa thạch. Cách tiếp cận theo kiểu “không nên lãng phí một cuộc khủng hoảng” này cũng có những điểm tốt.
Các chính phủ phương Tây đã tham gia thỏa thuận nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không, và cuộc khủng hoảng năng lượng đang tạo ra cơ hội tăng tốc quá trình chuyển đổi này. Thay vì dựa vào khí đốt của Nga, các quốc gia phương Tây có thể tự xây dựng nên những loại năng lượng xanh hơn, sạch hơn.
Tuy nhiên, quá trình này vẫn đang diễn ra và sẽ cần nhiều thời gian. Việc châu Âu thoát khỏi khí đốt của Nga ngay trong mùa đông này là chuyện không thể.
Dầu và khí đốt đang chiếm hơn 50% tỷ trọng năng lượng của EU. Việc chuyển dịch sang những năng lượng khác như tái tạo hay thủy điện sẽ cần rất nhiều thời gian.
Giá khí đốt đã tăng mạnh kể từ cuối tuần trước sau khi Gazprom thông báo về một đợt bảo trì đường ống Nord Stream 1 ngoài kế hoạch. Có lo sợ rằng nguồn cung khí đốt sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của châu Âu.
Theo RT, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev còn đưa ra một dự báo có phần kinh hoàng với châu Âu khi cho rằng giá khí đốt sẽ chạm ngưỡng 5.000 EUR/1.000 m3 vào cuối năm nay. Hiện giá khí đốt tại châu Âu đã có lúc lên tới 3.500 EUR/1.000 m3 (khoảng 330 EUR/MWh).
Trước khi từ chức Thủ tướng Italy, ông Mario Draghi đã gợi ý cách thức để thoát khỏi khủng hoảng: thành lập một liên minh những người mua năng lượng. Ý tưởng này từng được ông Draghi đưa ra vào tháng 5 nhằm đối phó với giá dầu cao thông qua việc đặt ra giá trần cho nhiên liệu.
Tuy nhiên, liên minh này vẫn dậm chân tại chỗ. Nguyên nhân là bởi một tổ chức của người mua dầu hay khí đốt sẽ yêu cầu sự đoàn kết của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn trên toàn cầu. Ông Draghi thậm chí còn không thể tìm ra sự đồng lòng ngay trong chính EU, chứ chưa bàn tới Trung Quốc hay Ấn Độ.
Một con đường khác để hạ giá năng lượng là tìm cách kết thúc cuộc xung đột Ukraine. Giá năng lượng được kỳ vọng sẽ tiếp tục cao trong suốt năm 2023 bởi thị trường không tin xung đột sẽ kết thúc sớm.
Cả hai phe đều đang rơi vào một cuộc chiến tiêu hao. Nga đã đạt một số thành công nhưng với tốc độ rất chậm, trong khi Ukraine vẫn liên tục nhận được vũ khí từ phương Tây.
Không hề có bất cứ nỗ lực ngoại giao nghiêm túc nào được đưa ra nhằm kết thúc chiến sự, đặc biệt bởi phương Tây tin rằng bất cứ kết quả nào ngoài sự thất bại hoàn toàn của Nga sẽ chỉ khuyến khích những xung đột trong tương lai.
Cách tiếp cận này sẽ phải trả giá bằng kinh tế. Tuần trước, Thủ tướng Boris Johnson phải nhắc nhở người dân Anh về thời kỳ khó khăn trước mắt. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã cảnh báo người dân Pháp về “hồi kết của sự dư giả”.
Biểu ngữ yêu cầu hạ hóa đơn năng lượng trong cuộc biểu tình hồi đầu tháng 8 tại Anh. (Ảnh: Vuk Valcic/ZUMA Press Wire).
Khi không còn lựa chọn nào khác, các chính phủ châu Âu sẽ phải tung ra gói hỗ trợ cho người tiêu dùng. Chính phủ có thể giúp đỡ những người không khá giả, hoặc cũng có thể hạ thuế hay đặt ra mức giá trần cho điện năng như tại Pháp.
Tuy nhiên, châu Âu chắc chắn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ người dân ở một quy mô khổng lồ.
TDG: Lãi sau thuế quý 2 gấp 17 lần cùng kỳ
CTCP Đầu tư TDG GLOBAL (HOSE: TDG) báo lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 đạt 4.34 tỷ đồng, gấp 17 lần cùng kỳ năm trước.
Báo cáo kết quả HĐKD TDG quý 2/2022
Nguồn: VietstockFinance
Quý 2/2022, TDG ghi nhận doanh thu thuần hơn 257 tỷ đồng, giảm 22% so cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm mạnh 25%, còn 239 tỷ đồng, do giá gas trong quý 2 có tháng giảm mạnh. Lợi nhuận gộp đạt 18.3 tỷ đồng, tăng 54% so cùng kỳ. Do đó, biên lãi gộp tăng từ 3.58% lên 7.12%.
Doanh thu tài chính ghi nhận 1.7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận 2.5 triệu đồng, do Công ty tăng khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn.
Kết quả, TDG báo sau thuế quý 2 đạt 4.34 tỷ đồng, gấp 17 lần cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận 513 tỷ đồng doanh thu thuần và 8.4 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 1% và gấp 23 lần cùng kỳ.
Năm 2022, TDG đặt kế hoạch doanh thu thuần 1,800 tỷ đồng và lãi sau thuế 17.6 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, TDG đã thực hiện được 29% kế hoạch doanh thu và 48% chỉ tiêu lãi sau thuế.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 6/2022 gần 498 tỷ đồng, giảm 12%. Hàng tồn kho tăng từ 34.59 tỷ đồng lên hơn 80 tỷ đồng, do ghi nhận tăng từ hạng mục công cụ, dụng cụ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; và hàng hóa. Nợ dài hạn tăng gấp 6 lần đầu năm, lên 46.6 tỷ đồng, do hạng mục vay và thuê tài chính dài hạn tăng mạnh (từ 6.6 tỷ đồng lên hơn 44.5 tỷ đồng).
video này đã nói về phân thì DGC đang rít mạnh rồi nhể, vol bé ace có thể tranh thủ giá tốt xúc TDG PSE PGS TLH…
Vol lớn cứ NKG xúc cho phê
Khí châu âu sau khi chỉnh, nay mở cửa lại điên loạn rồi. Sau lễ phân thép khí than lên nóc ko như giá điện Đức ko nhỉ
Châu Âu điêu đứng vì giá điện tăng vọt
DPM PSE TDG PVG PGS CNG NKG …xúc mạnh nào
Phân than thép ok bác ạ
NKG tỉ trọng xk châu âu lớn nhất trong dòng thép, nay CE cái nhể
thép cứ nhắm mắt mà mà NKG TLH nhé, chuẩn bị đếm tiền như than, phân =))
mấy con phân vol to DGC DPM DCM…đã kéo thị trường cần trả đúng giá trị của siêu cổ PSE TDG =))
câu chuyện Ngân hàng TW các nước nâng Ls và việc đồng bạc xanh đang phi mã. Nay thêm dòng bảo hiểm cũng hot đấy chart đẹp BMI BVH