Review số liệu GDP và lạm phát Việt Nam Quý 2/2024
Thứ 1, CPI lõi tháng 6 tiếp tục giảm
Lạm phát CPI và CPI lõi (YoY) tiếp tục xu hướng giảm nhiệt trong tháng 06 với mức tăng lần lượt 4.34% và 2.61%.
So với cùng kỳ thì lạm phát hạ nhiệt chủ yếu ở giá giao thông, ảnh hưởng lớn bởi giá nghiên liệu. Mức tăng của hàng ăn uống (cấu phần lớn nhất trong GDP) và cấu phần khác tiếp tục giảm.
So với tháng rồi, CPI và CPI lõi tăng nhưng đều dưới đường màu xám, với 4 tháng lạm phát tăng thấp liên tiếp nên vẫn rõ ràng lạm phát thấp không phải là câu chuyện đáng lo.
Thứ 2, GDP tích cực hơn mong đợi
Hình trên là cơ cấu GDP của Việt Nam (tính trong 6 tháng đầu năm) thì rõ ràng hoạt động dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo là 2 cấu phần lớn nhất và sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP.
Nhìn vào tăng trưởng GDP quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 thì sẽ thấy rõ tốc độ tăng trưởng GDP phục hồi rõ khi so với trung bình 10 năm trước đó (số màu xanh lá) và cao hơn đáng kể so với mức trước dịch Covid.
Với số liệu này thì rõ ràng tăng trưởng kinh tế đang khoẻ (so với 10 năm vừa qua) và nếu giữ vững đà này trong 6 tháng cuối năm thì mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6.5% của Việt Nam là có thể đạt được. Số liệu này PK cho rằng hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Về cấu phần dịch vụ, đây là cấu phần lớn nhất và nếu nhìn data trên chart thì đây chưa phải là nguyên nhân chính giúp GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, cấu phần này ghi nhận mức tăng chỉ nhỉnh hơn mức trung bình 10 năm trước (số màu xanh lá).
Về Công nghiệp chế biến chế tạo, đây là cấu phần quan trọng của GDP và đại diện cho bộ phận sản xuất, cấu phần này hỗ trợ rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 1 thập kỷ vừa qua và chịu sự ảnh hưởng lớn của bộ phận FDI và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong 6 tháng đầu năm, mức tăng trưởng của Công nghiệp chế biến chế tạo chỉ 8.67% phục hồi rõ so với 2023 tuy nhiên vẫn thấp hơn đôi chút so với trung bình 10 năm trước ở mức 8.91%. Điều này hợp lý trong bối cảnh xuất nhập khẩu mới phục hồi và doanh nghiệp sản xuất chủ yếu gia tăng đơn hàng mạnh nửa cuối năm.
Sau khi phân tích GDP và CPI, PK có vài kết luận:
- Bối cảnh CPI thấp, dễ dàng đạt mục tiêu Quốc hội giao, ngoài ra phần nào bổ trợ cho việc tiếp tục bơm tín dụng với mục tiêu 15%. GDP tích cực và “nếu” duy trì được đà sẽ có thể hoàn thành mục tiêu được giao 6.5%. Do đó, câu chuyện phục hồi kinh tế vẫn là theme chủ đạo của nửa sau của năm 2024.
- Phục hồi kinh tế luôn là điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán, chúng ta cũng đã chứng kiến sự tích cực này phản ánh vào thị trường trong giai đoạn vừa qua và có thể sẽ còn tiếp tục đến cuối năm.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý theo dõi 2 vấn đề có thể khiến thị trường không tăng trưởng như kỳ vọng:
- Bong bóng công nghệ tại các nước phát triển như Mỹ có thể đẩy rủi ro ngành tài chính toàn cầu lên cao.
- Rủi ro tâm lý ngắn hạn từ ap lực tỷ giá tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế dẫn đến việc SBV phải sử dụng các biện pháp can thiệp mạnh tay hơn như nâng lãi suất điều hành.