Lăng kính trước tuần : Chiến đấu tiếp hay nghỉ lễ sớm ?
Cả ba chỉ số Chứng khoán Mỹ đều có một tuần giảm: Dow Jones mất 0,23%; Nasdaq giảm 0,42%; và S&P 500 trượt 0,1% trong bối cảnh giới đầu tư đánh giá kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung tốt hơn dự báo
Chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp diễn xu hướng điều chỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, VNINDEX đã có tuần thứ 3 điều chỉnh liên tiếp.
Thị trường tính từ đỉnh gần nhất đã chiết khấu -3.8% nhưng không xảy ra tình trạng bán tháo. Trái lại, diễn biến giao dịch vẫn tích cực khi có rất nhiều nhóm cổ phiếu tăng bất chấp hoặc giữ được xu hướng đi ngang. Áp lực điều chỉnh của chỉ số chung đến từ tình trạng suy yếu của nhóm Vốn hóa lớn VN30 ( VN30 đã giảm -4.4% từ đỉnh)
Dòng tiền bắt đầu có sự phân hóa mạnh. Rõ ràng số liệu BCTC là 1 chất xúc tác lớn để cổ phiếu tăng – giảm giá. Sự bứt phá cực mạnh ở nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh đột biến : (Dược, Mía Đường, BMP,PSH….) trong khi đó, Big Money có dấu hiệu rút chạy khỏi những nhóm Cổ phiếu mất kì vọng ( Thép, Đầu tư công,…)
Tuần tới là thời điểm cuối cùng để các Doanh nghiệp công bố BCTC Q1. Theo tôi, như 1 game đặt cược, thị trường càng về những chặng cuối sẽ càng hấp dẫn và kịch tính. Đôi khi dự phóng và kết quả thực tế trả về khác nhau 1 trời 1 vực bởi lẽ TTCK vốn là một thị trường tâm lý rất cao. Trước kì nghỉ lễ dài ngày, giới đầu tư sẽ hành động thận trọng hơn khi lo ngại các phe rút tiền nhưng có lẽ nhịp điều chỉnh vừa rồi đã chiết khấu cho tâm lý này.
Khối lượng giao dịch và biên độ dao động có xu hướng giảm dần theo nhịp điều chỉnh là điều tích cực nhưng tín hiệu thị trường tạo đáy và tích lũy trở lại là điều chúng tôi đang tìm kiếm để có thể tự tin vào các vị thế mua mới. Khi sự phân hóa được đẩy lên cao hơn, theo tôi, ý tưởng đầu tư bắt đầu cần được chọn lọc ở những Cổ phiếu có phẩm chất tốt đi kèm Kỳ vọng sáng sủa trong những quý tới.
trong giai đoạn hiện tại, thị trường đang có rất nhiều chính sách đưa ra, ngoài thị trường trong nước thì các chính sách này còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố vĩ mô. Trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh, hầu hết nhà đầu tư đều đang giao dịch chủ đạo với các thông tin trên thị trường, hay nói cách khác là họ giao dịch dựa trên tâm lý.
Trong cuộc phỏng vấn hãng tin Global News (Canada), người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp cho biết hòn đảo này đang tích cực chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc sử dụng động thái quân sự trong những tháng hoặc năm tới.
Ông Ngô Chiêu Tiếp cho rằng, Đài Loan đang thu hút sự ủng hộ của quốc tế và tập trung vào cải cách quân sự để “sẵn sàng nhất có thể” phòng trường hợp Trung Quốc có hành động quân sự bất cứ lúc nào.
Thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng thể hiện nhiều cách hành xử mang tính “khiêu khích và bành trướng”, cũng theo ông Ngô.
Theo ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT CEO Group, lãi suất 8,2%/năm nhà ở xã hội cao so với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp. Nếu không thay đổi thể chế điều kiện pháp lý về nhà ở xã hội, nguồn vốn đủ cho người dân vay, huy động các doanh nghiệp lớn tham gia thì khó thực hiện được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội.**
Theo số liệu thống kê, trong quý 1/2023, tổng doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, giảm 34% so với quý trước và chưa tới 1/3 giá trị giai đoạn bùng nổ trong quý 4/2021. Con số này là mức thấp nhất trong vòng 9 quý gần nhất.
Mặt khác, chi phí các CTCK bỏ ra cho hoạt động này trong quý 1 cũng giảm 21% so với quý trước, vào khoảng 1.850 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của nhóm các CTCK trong quý 1/2023 chỉ khoảng 200 tỷ đồng, giảm mạnh 76% so với quý 4 trước và là mức thấp nhất trong vòng 11 quý, từ quý 1/2020 tới nay.
Tương ứng, biên lãi gộp co lại chỉ còn vỏn vẹn 9% thấp hơn nhiều so với con số 24% của quý trước và đỉnh 38% vào quý 1/2021. Điều này đồng nghĩa 10 đồng doanh thu môi giới thì các công ty chứng khoán có chưa đầy 1 đồng lãi thực nhận.
Ngoài ra, BVSC cũng cho rằng, khi thị trường Trung Quốc mở cửa, xuất khẩu sẽ không còn khó khăn như 2022. Theo BVSC, Trung Quốc chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong giai đoạn tháng 8/2021 – 3/2022. Từ tháng 5/2022, khi giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm đột ngột từ 54 triệu USD trong tháng 4 về 9 triệu USD vào tháng 5; tỷ trọng tiêu thụ xi măng nội địa tăng đột biến từ 70% vào tháng 4 lên 82% trong tháng 5.
Dược phẩm: Nhờ nhu cầu về một số dòng sản phẩm (kháng sinh, giảm đau hạ sốt) tăng trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt và giá bán duy trì ở mức cao, nhiều doanh nghiệp ngành dược (bao gồm DHG, IMP, PBC, DP1) báo lãi lớn trong quý 1 và do đó hỗ trợ giá cổ phiếu tăng mạnh với thanh khoản đột biến trong các phiên gần đây.
Năm 2023, hầu hết các doanh nghiệp dược đặt kế hoạch lợi nhuận thấp, nhưng đây là kế hoạch khá thận trọng và một số doanh nghiệp có cơ hội vượt xa kế hoạch này nhờ động thái tháo gỡ nhiều quy định bất cập liên quan đến hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập của Bộ Y tế.
Tâm lý người VN hay bán trước kỳ lễ. TT đã điều chỉnh sâu, cộng thêm tâm lý bán nghỉ lễ. Vậy tuần sau là cơ hội mua cp giá rẻ, tôi sẽ làm ngược lại, mua chứ ko bán
Khoảng Gap giữa lợi suất trái phiếu 1 tháng và 3 tháng của Mỹ dường như rất lâu mới xảy ra. Cho thấy TT lo ngại sự dịch chuyển chính sách sắp tới khi Mỹ sắp đạt tới mức trần nợ công.
Các nhà phân tích cho biết thời hạn của chính phủ Hoa Kỳ để tăng trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la có thể sớm hơn dự kiến , kéo theo nguy cơ vỡ nợ có thể có tác động rộng khắp các thị trường tài chính toàn cầu.
Theo một số nhà phân tích, một số tín phiếu Kho bạc (T-bill) đang có lợi tức cao hơn có thể gắn liền với rủi ro vỡ nợ cao.
Lợi suất tín phiếu kho bạc ba tháng đạt mức cao nhất trong 22 năm mới là 5,318% vào thứ Năm.
Nguy cơ vỡ nợ gia tăng có thể thúc đẩy một số nhà đầu tư chuyển tiền vào cổ phiếu quốc tế và trái phiếu chính phủ nước ngoài.
Kênh CNBC dẫn báo cáo của tổ chức phân tích tài chính Fitch Solutions cho biết, từ Trung Quốc đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), sản lượng gạo đang giảm và đẩy giá gạo lên cao.
Fitch Solutions dự báo, thị trường gạo toàn cầu sẽ ghi nhận mức thiếu hụt lớn nhất trong hai thập kỷ.
Chuyên gia phân tích hàng hóa Charles Hart của Fitch Solutions cho biết: “Ở cấp độ toàn cầu, tác động rõ ràng nhất của thâm hụt gạo toàn cầu đã và vẫn là giá gạo cao kỷ lục”. Theo ông Hart, do gạo là mặt hàng lương thực chính trên nhiều thị trường ở châu Á, giá cả là yếu tố chính quyết định lạm phát giá lương thực và an ninh lương thực, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo nhất.
Ông Hart cũng cho biết, báo cáo dự báo sự thiếu hụt toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ ở mức 8,7 triệu tấn. Điều đó sẽ đánh dấu mức thâm hụt gạo toàn cầu lớn nhất kể từ niên vụ 2003-2004, khi thị trường gạo toàn cầu tạo ra mức thâm hụt 18,6 triệu tấn.