Em vào đây, đọc mấy bài của các anh mới biết là em sai tè le, em còn không biết cutloss nữa mà, gồng cho tới khi lên lại mới thôi đó anh
Cutloss với anh không có chỗ để sử dụng nhiều, vì anh chủ yếu đánh trên hàng nội tại tốt và nhận định thị trường cùng với việc phân bổ vốn. Khi rủi ro anh không vào tiền. Mã anh cầm 9 năm cũng chỉ chiếm 20-30% vốn hiện tại trên chứng khoán.
Người nào đánh theo kỹ thuật chuyên dụng mới hay cutloss thôi. Nếu theo phương pháp này thì uptrend, ông nào cũng thành thần.
Kỹ thuật chỉ tính toán với con số bất động và việc đã diễn ra. Đúng thì có lời, sai thì cutloss.
Em còn non và xanh lắm anh, nên đâu có biết lúc nào rủi ro và điểm mua thích hợp, giá xanh em còn mua mà, thậm chí còn đặt ngay giá bán 1 để đảm bảo khớp 100%, kiểu như sợ hết hàng , nên lúc đó em thà gồng lỗ chứ cũng không cutloss. Em đánh bậy đánh bạ vậy mà cũng hên anh à, do em mua toàn mấy mã công ty lớn
Vậy nên, dù ít dù nhiều cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua bán, về doanh nghiệp, về giá trị, về kỳ vọng, về các chỉ số thị trường,… Còn đánh đỏ đen thì chơi lượng nhỏ thôi, coi như mất cũng được. Nhưng vốn tính tham của con người lớn, nên khi thấy thắng lớn thì hay chạy đua, mà vốn đời nó thế, cứ cái gì mình không đua thì nó cứ vọt lên, khi mình đua thì nó lại cứ thụt lùi. Đó chính là dòng tiền, dòng tiền không có thì nó thụt lùi, dòng tiền thường luôn chuyển hết mã này đến mã khác. Vậy mới có chuyện vừa bán nó chạy, vừa mua thì nó giảm giá. Nhưng nếu doanh nghiệp ổn, rủi ro tương lai ít, thì chờ đợi, dòng tiền sẽ đến. Vậy làm gì để quay vòng vốn? Chính là phân bổ vốn và luôn có vốn lưu động. Người sử dụng margin tốt thì có thể nắm giữ mã ổn làm nền để vay lướt ngắn, trung hạn các mã khác.
Vài điều bên trên là cho việc lướt lát thôi. Còn đầu tư giá trị thì chọn thời điểm đáy, gần đáy để mua và nắm giữ lâu dài. Nó sẽ cho lợi nhuận kép. Mà đã là kép thì đến lúc nó lên như diều gặp gió.
e cũng k dám gồng lãi ạ, vì gồng bằng margin nên k dám
hôm nay cũng đã cơ cấu danh mục lại, chỉ còn 4-5 mã cho tương ứng 4-5 ngành và ngồi xem TT thôi. Đợi phiên tăng mạnh nữa thì chốt hết đưa tỉ trọng tiền lên
Margin thường dùng khi khả năng chắc thắng cao, khi có lãi phải bán để hạ tỉ trọng hoặc xả hết margin khi đến điểm chốt lời được. Càng ngắn càng tốt, vì vốn lưu động (tạm gọi) đó thì vay càng ngắn càng có lợi, vay càng lâu càng bất lợi.
dạ vâng a, theo dõi a nên e cũng đã học đc cách dùng margin. E mua trên chính danh mục hiện có, có lời là chốt ngay, kiếm tiền cf hằng ngày thôi ạ
Cầm 9 năm ko mua bán gì anh Nam?
Anh nhận định rồi, khả năng tăng mạnh nữa là khó. Nên nếu tăng, thì nó sẽ tiến từ từ, từng mã ngành một sẽ có những điều chỉnh sau khi tăng nóng mấy phiên vừa qua. Hoặc xấu hơn là quay về test các mốc hỗ trợ, xấu nữa về lấp Gap 1390-1393. Xấu tệ thì về lấp gap 1360-1365. Xấu không còn gì để xấu thì phá 1330-1340.
a có thể chia sẻ mọi người biết về mã CP mà a cầm 9 năm k ạ. E cũng hơi tò mò
Anh giữ nguyên số cổ phiếu thôi, còn lại có thời cơ anh lướt trên cổ phiếu đó.
Hiện tại e cũng học cách này của a. Áp dụng trên cổ phiếu HPG, e vẫn kì vọng vào DQ2 và mảng BDS và container ạ
Có gì đâu mà tò mò, mã thị trường có nhiều. Nên biết cụ thể thì không cần thiết lắm. Ý muốn nói, chọn được cổ phiếu tốt, ở giá cả rẻ thì nắm lấy nó để biết lợi nhuận kép là thế nào. Cố gắng đi hết chu kỳ 1,2 của nó hoặc các chu kỳ tiếp của nó nếu vẫn ổn.
Vậy hãy chọn lúc nào điều kiện thuận lợi nhất, hãy phân bổ hết hoặc gần hết vốn đang có trong một khoảng thời gian dự tính, còn lại cứ tích lũy tiền và để đó dự phòng, có cơ hội thì lướt lát kiếm bát phở, cốc bia, không thì thôi. Đó là số tiền dự phòng rủi ro nếu thị trường xấu hoặc mình có việc gì dùng đến…
Dạ, khó nhất vẫn là chọn được cổ phiếu TỐT, định giá được nó. Hiện tại với bản thân e thì chọn được HPG và TCB là đủ niềm tin để e nắm giữ qua các lần sập của TT.
Có nhiều mảng nữa, nhưng mảng thép vẫn là tỉ trọng lớn. Học nhưng phải áp dụng linh hoạt. Tỉ lệ pha loãng càng lớn thì áp lực càng nhiều về EPS. Về mã này anh cũng đã nói, đến hết năm nay thì khả năng lợi nhuận kép không còn, đầu tư dự án mới,… khi đó giá có thể giảm về mức nào đó cần xem xét và tính toán cụ thể. Mặc dù lượng tiền mặt khá lớn nhưng chắc chắn vẫn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
dạ vâng a, cái này e cũng nghe a nhắc nhiều lần rồi ạ, nhưng hiện tại với tầm kiến thức hạn hẹp chưa thể nào tìm hiểu được sự lựa chọn khác, vẫn đang cố gắng tìm những cp tiềm năng khác thay thế cho HPG và TCB.
E đang làm kỹ sư phần mềm tại FPT, cũng có đâu tư 1 ít vào ấy nhưng mà thấy định giá cũng khá cao nên k dám đặt tỉ trọng lớn
em lại thấy fpt ổn chứ nhỉ, hold dài hạn đằng nào cũng chỉ có lợi hihi, đúng không anh Nam
định giá bây giờ e thấy cũng cao rồi ạ, tăng trưởng thì duy trì mức 20-25% / năm
Phải nghiên cứu sâu mới dám chắc điều đó. Đánh giá trên mảng này rất khó vì nó có như Apple, Microsoft không? Ở Việt Nam chưa có những doanh nghiệp công nghệ như thế, vẫn chỉ là kỳ vọng. Giá đã nền cao thì việc hold dài hạn với mã nào cũng có rủi ro đáng kể. Đặc biệt nó vào cuối giai đoạn uptrend của thị trường. Đã gần 2 năm uptrend rồi.