I. Sacombank (STB): Ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất với câu chuyện lớn
Sacombank cho biết, lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 ước đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ và cả năm 2024 ước đạt trên 12.700 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
- Nợ xấu VAMC của STB đã trích lập dự phòng cận kề hết. Vấn đề mà Sacombank vướng mắc lớn nhất là xử lý (đấu giá) lượng 32,5% vốn cổ phần của nhóm ông Trầm Bê được thế chấp tại VAMC.
=> Lượng cổ phần 32,5% sau khi Sacombank hoàn tất việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, lượng cổ phần này khả năng được xử lý: theo hình thức đấu giá (rất nhiều NĐT nhòm miếng bánh này), thoái cho NĐT nước ngoài, giữ lại thành CP quỹ (gần như là không thể)
- Thu hồi nợ xấu từ bán đấu giá cụm CN Phong phú.
- Cả chục năm DN không chia cổ tức và đang giữ phần LN chưa PP 1 tỷ USD. phần LN này / lượng CP lưu hành 1 tỷ 88 thì đang là rất cao (cao nhất toàn ngành) (nhiều năm k được chia cổ tức vì chưa xử lý xong VAMC và nợ xấu tồn đọng) nên ưu tiên trả bằng cổ phiếu để tăng vốn vì nhiều năm nay k tăng vốn.
- Sau khi trích lập đủ phần nợ xấu xong sẽ được hoàn nhập một phần từ dự phòng.
- 32,5% cổ phần STB đang được thế chấp tại VAMC, khi đấu giá ai nắm giữ sẽ là chủ của 1 Ngân hàng hàng top đầu và là ngân hàng dẫn đầu khu vực Miền Nam.
- Định giá rẻ: STB là ngân hàng Top đầu với quy mô tài sản ngân hàng lớn thứ 7 trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng có vốn hóa rất thấp chỉ ngang các bank hạng 2. STB rất rẻ khi so với NH tương đương là ACB TCB
- Cục diện thay đổi: Với định giá tài sản hiện tại, giá cổ phiếu của STB được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu từ Q4/2024 và 2025 khi KQKD phản ánh đúng bản chất DN.
STB đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ nhờ những khoản lãi dự thu sắp tới. Tín hiệu tích cực khi STB đang xin phép triển khai đấu giá và giải quyết phần lớn các tài sản liên quan đến VAMC, từ đó cải thiện dòng tiền.
Khi khoản trích lập nợ xấu gần hoàn tất, các tài sản hiện tại sẽ bắt đầu sinh lời mạnh mẽ (ước tính LNST có khả năng mỗi năm STB đạt 14.000 tỷ đồng mỗi năm), đưa STB vào nhóm ngân hàng có lợi nhuận vượt trội so với nhiều đối thủ khác.
Với khả năng RS (sức mạnh tương đối) vượt đỉnh, STB không chỉ là cổ phiếu ngân hàng tiềm năng mà còn là ứng cử viên sáng giá trong bất kỳ danh mục đầu tư nào
Ngoài ra, hệ thống chi nhánh và mạng lưới khách hàng của STB đang được đánh giá là tốt hơn cả ACB, nhưng vốn hóa của STB hiện chỉ khoảng 68 nghìn tỷ đồng, bằng 60% so với vốn hóa của ACB. Điều này phản ánh tiềm năng tăng trưởng lớn khi STB xử lý xong nợ xấu và vốn chủ sở hữu tăng mạnh, giúp chỉ số P/B (giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) trở nên vô cùng hấp dẫn.
Mục tiêu 2025 là 55-6x
II. So sánh 1 chút để thấy là STB rất rẻ giá này không lấy gì làm lạ, giữa STB và 1 bank ngang hạng là ACB
Trong khi vốn hóa của STB chỉ 60% ACB.
- Tổng Tài Sản
STB: Tổng tài sản đạt khoảng 700.000 tỷ đồng.
ACB: Tổng tài sản đạt khoảng 770.000 tỷ đồng.
- Tổng Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng
Sacombank: Tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 515 nghìn tỷ đồng.
ACB: Tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 548 nghìn tỷ đồng.
- Số Chi Nhánh và Phòng Giao Dịch
Sacombank: Hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch phủ khắp 51 tỉnh, thành trên cả nước với tổng số 561 chi nhánh/phòng giao dịch (TP.HCM 184, Hà Nội: 63, Cần Thơ: 16)
ACB: Hệ thống có tổng cộng 384 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc.
=> Với lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng lớn Sacombank sẽ sớm bứt phá và không kém cạnh so với ACB trong thời gian tới.
Đặc biệt, tại khu vực miền Nam, STB luôn là thương hiệu uy tín và là lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến ngân hàng tư nhân.
Mục tiêu 2025 là 55-6x