Chia Thưởng Cổ Tức – Chỉ Báo Cho Tăng Trưởng Bền Vững Trung Hạn
Chia thưởng cổ tức không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho cổ đông mà còn phản ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và ổn định của doanh nghiệp, có giá trị vượt trội khi tạo lợi thế cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư ngoại và gia tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Các công ty có chính sách cổ tức ổn định, chẳng hạn như HDBank, không chỉ duy trì mối quan hệ tin cậy với cổ đông mà còn củng cố vị thế trên thị trường thông qua các yếu tố sau:
- Đảm bảo dòng tiền đều đặn: Là tín hiệu tích cực về lợi nhuận ổn định, giúp thu hút nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt là vốn ngoại.
- Khả năng quản trị tài chính ưu việt: Doanh nghiệp có chiến lược tối ưu hóa vốn hiệu quả, đảm bảo nguồn lực tái đầu tư và phát triển mà vẫn duy trì lợi ích cổ đông.
1. Hiệu Quả Từ Chính Sách Cổ Tức Cao
FPT – Dẫn Đầu Công Nghệ, Gắn Bó Nhà Đầu Tư Bằng Chính Sách Cổ Tức Ổn Định
- Cổ tức: FPT duy trì mức cổ tức tiền mặt ổn định từ 20% đến 30% mỗi năm và chia cổ phiếu thưởng đều đặn.
- Hiệu quả kinh doanh: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của FPT tăng trưởng ổn định với CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) trên 20% trong 5 năm qua.
- Giá cổ phiếu: Cổ phiếu FPT tăng hơn 120% trong 5 năm (2018–2023). Sở hữu khối ngoại luôn ở mức tối đa 49%.
- Định giá: P/E của FPT duy trì mức 18–20 lần, cao hơn trung bình ngành (13–14 lần).
BMP – Doanh Nghiệp Nhựa Bền Vững Với Cổ Tức Vượt Trội
- Cổ tức: BMP liên tục trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 30–50%/năm trong thập kỷ qua, duy trì một trong những mức cao nhất ngành sản xuất.
- Kết quả tài chính: Doanh thu BMP năm 2023 đạt 5,200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,307 tỷ đồng.
- Tăng trưởng giá trị: Giá cổ phiếu BMP đã tăng gấp ba từ năm 2020 đến nay, đạt 126,000 đồng/cp. Nhà đầu tư dài hạn có tổng lợi suất (tăng giá cổ phiếu + cổ tức tiền mặt) đạt trên 18%/năm, cao hơn mức lợi nhuận trung bình thị trường.
MSH – Cổ Phiếu May Mặc Dẫn Đầu Nhờ Cổ Tức Ổn Định
- Cổ tức: MSH trả cổ tức tiền mặt 20–30%/năm và duy trì đều đặn ngay cả trong giai đoạn khó khăn.
- Kết quả kinh doanh: Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ suy yếu của ngành dệt may trong giai đoạn trước nhưng MSH vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận cao (ROE trên 18%) đảm bảo dòng tiền mạnh cho chính sách cổ tức.
- Giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu MSH tăng trưởng hơn 65% từ năm 2023 đến nay đã quay về vùng đỉnh trước đó ở năm 2022.
2. HDBank – Điểm Sáng Mới Về Chính Sách Cổ Tức Cao
Ngành ngân hàng vốn được đánh giá cao về tiềm năng lợi nhuận, nhưng HDBank đang nổi lên như một “ngôi sao” mới nhờ chính sách cổ tức vượt trội. Trong 5 năm trở lại đây, HDB luôn duy trì chính sách chi trả cổ tức đều đặn với tỷ lệ cao trên 25% cho cổ đông, là điểm sáng trong ngành về chính sách cổ tức. ĐHĐCĐ cũng đã chấp thuận việc chia cổ tức 2024 với tỷ lệ tối đa 30% với tỷ lệ tiền mặt tối đa 15%.
Số liệu cụ thể từ HDBank:
- Cổ tức: HOSE vừa công bố ngày 11/12/2024 chốt quyền (ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024) nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Như vậy tổng mức cổ tức thực hiện trong năm nay của HDB sẽ là 30% (trong đó 10% bằng tiền mặt đã được chia).
- Hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2024 đạt 12,655 tỷ đồng, tăng 46.6% so với cùng kỳ. Cả năm ước vượt kế hoạch đề ra với hơn 16,000 tỷ đồng.
- Tăng trưởng tín dụng: Đạt 16.56% YTD vào quý 3/2024, vượt xa mức tăng trưởng toàn ngành 9%. Đây là ngân hàng có room tín dụng trong nhóm cao nhất toàn ngành.
- Định giá hấp dẫn: HDB có tỷ lệ ROE cao nhất ngành ngân hàng và lên đến 26.7%. Chỉ số P/B 1.4 lần và P/E khoảng 5.5 lần, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong khu vực, tạo tiềm năng lớn cho việc tăng giá cổ phiếu. Công ty chứng khoán như VCI, HSC, MBS, SSV, VNDirect hay SSI khuyến nghị giá mục tiêu của HDB khoảng 30,000-33,000 đồng/cp trên cơ sở tăng trưởng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn và lợi nhuận tăng.
3. Lợi Thế Thu Hút Vốn Ngoại
Chính sách cổ tức cao không chỉ giúp duy trì lòng tin của cổ đông hiện hữu mà còn mở rộng cơ hội thu hút vốn ngoại. HDBank được hưởng lợi từ nhiều yếu tố:
- Chiến lược kinh doanh: Ngân hàng tập trung cho vay các lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế, khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đặc biệt tại các khu vực đô thị loại 2, nông thôn trong các chuỗi giá trị giàu tiềm năng nhằm kiểm soát tốt chất lượng tài sản.
- Quản trị rủi ro tốt: Áp dụng chuẩn Basel III với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 14.8%, vượt xa mức quy định ngành là 9%.
- Số hóa toàn diện: 97% giao dịch cá nhân được thực hiện qua kênh số, hỗ trợ giảm chi phí và tăng khả năng quản trị rủi ro.
- Khả năng chi trả cổ tức bằng tiền: HDBank dự kiến chia cổ tức năm 2025 với tỷ lệ 30%, trong đó tiền mặt tối đa lên tới 15%.
4. Tầm Nhìn Trung và Dài Hạn
HDBank đang đi đầu trong việc duy trì cổ tức cao kết hợp với định giá hợp lý, tạo đòn bẩy cho sự tăng trưởng giá cổ phiếu. Dự kiến, lợi nhuận trước thuế năm 2025 của HDBank sẽ 25% và đạt 20,000 tỷ đồng.
Với tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến trên 20% và nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ với GDP tăng trưởng 7% vào năm 2025, HDBank có đầy đủ điều kiện để tiếp tục thu hút vốn ngoại và gia tăng giá trị cổ phiếu.