SĂN MỒI RỪNG VNI (3 Chữ Cái) - FA & TA

, , , , , , , , ,

  • VNindex tiếp tục có một phiên tăng điểm đi lên thứ 7 liên tiếp. Đóng cửa tại vùng 1230 điểm. Dòng tiền vẫn đang thể hiện sự tích cực nhưng đã có sự phân hoá rõ nét.
  • Chỉ báo RSI đang ở vùng quá MUA và ADX đã mặc dù đang có dấu hiệu tích cực nhưng nhìn chung đã có sự suy yếu dần.
  • Thị trường đang tiếp cận vùng đỉnh tháng 9/2023, đây cũng là một vùng kháng cự mạnh, yếu tố rủi ro nhiều hơn là cơ hội. Ưu tiên hạ bớt danh mục hoặc chờ đợi một nhịp điều chỉnh lành mạnh để giải ngân.

Dòng vốn FDI vào Trung Quốc yếu nhất trong 30 năm

  • Trong năm 2023, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc thấp nhất kể từ đầu thập niên 1990. Điều này thể hiện cho những thách thức mà Bắc Kinh gặp phải trong nỗ lực thu hút dòng vốn ngoại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

6 ngàn tỷ USD tiền mặt “nằm bất động” khi Fed hoãn giảm lãi suất

  • Giới đầu tư đang đổ hàng tỷ đôla vào các quỹ thị trường tiền tệ mỗi ngày. Các doanh nghiệp đang tích trữ lượng tiền mặt kỷ lục. Thị trường cũng đang mua một lượng lớn tín phiếu chính phủ Mỹ mà chưa thấy dấu hiệu dừng lại.

Mình gửi Cập nhật nhanh phiên hôm nay nhé ! Nhìn chung thì các yếu tố rủi ro bắt đầu xuất hiện ở vùng này rồi. Mọi người cơ động nhé

Anh em muốn mình phân tích FA&TA con nào cmt nha !

Nhận định nhanh thị trường

  • VNindex vẫn đang có nỗ lực giữ xu thế tăng. Thanh khoản tăng tích cực so với phiên hôm trước, cho thấy trạng thái tranh chấp Cung-Cầu đang mạnh tại vùng này. Dự kiến trạng thái tranh chấp và điều chỉnh vẫn có thể xuất hiện trong vài tới, tuy nhiên vùng 1200 vẫn là mốc tạo động lực hỗ trợ cho VNindex.
  • Chỉ báo RSI đã ở vùng quá Mua, ADX dù vẫn đang có xu thế tích cực nhưng đã có dấu hiệu thu hẹp lại trong ngắn hạn.
  • Thị trường đang tiếp cận vùng kháng cứ mạnh gần 1250, ưu tiên hạ bớt tỉ trọng để tận dụng cơ hội nếu thị trường có xảy ra những phiên điều chỉnh.
    Một số thông tin quan trọng
    #Thủy điện #Nhiệt điện – Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), trước tình trạng nước về các hồ thủy điện ở mức thấp, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) tiếp tục huy động nhiều nhà máy nhiệt điện để giữ nước các hồ thủy điện miền Bắc, đáp ứng cao điểm và đảm bảo an ninh cung cấp điện mùa khô.
  • Giá dầu tăng vào ngày thứ Tư (21/02), khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra rằng lãi suất có thể đã đạt đến đỉnh điểm.

  • Giá vàng tăng vào ngày thứ Tư (21/02) khi xung đột ở Trung Đông thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm giảm hy vọng việc hạ lãi suất sớm.


Ơ PVD lại lên nữa à

1 Likes

Anh em nào cần Danh mục cho tháng 3 hoặc Q2, hoặc cần phân tích con nào nói mình nhé

tư vấn cho em với ạ

1 Likes

Mình nhắn tin bạn r nha


Ơ kìa PVD trần rồi, 12% nhẹ nhàng

Bài phân tích PVD đã gửi khách hàng ngày 30/1 nhé

1 Likes


CTD BUNG LÓCCCCCCCCCCCCCCCCC

1 Likes

hàng vip quá ạ


Ơ CII bị gì vậy
Mọi người đọc phân tích nhé, hàng đẹp đánh dài hơi, Mọi người muốn mình phân tích con nào cmt mình làm nhé !

THẤY GÌ TỪ BỨC TRANH KINH TẾ QUÝ 1/2024 & CHIẾN LƯỢC CHỌN “CỔ” ĐỂ BỎ VÀO RỔ
1. SỐ LIỆU VĨ MÔ QUÝ 1 DẦN CÓ TÔNG MÀU SÁNG
• GDP Quý 1 tăng trưởng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng của Chính Phủ, trong đó Sản xuất và Xuất khẩu phục hồi tích cực
• Dòng vốn FDI giải ngân và đăng kí mới tiếp tục là điểm sáng xuyên suốt 3 tháng đầu năm. Còn về đầu tư, giải ngân đầu tư công đạt 13,6% kế hoạch Thủ tướng, tăng gần 22% svck.
• Lạm phát tháng 3 hạ nhiệt khi giảm 0,23% so với tháng trước, chủ yếu nhờ yếu tố mùa vụ (giá cả hàng hóa thiết yếu giảm sau dịp Tết Nguyên Đán).
• Tín dụng quay về vùng tăng trưởng (+0,26% so với cuối năm 2023) trong khi huy động vốn có mức tăng trưởng âm (-0,76%). Mặt bằng lãi suất thấp khiến cho nhu cầu gửi tiền huy động chững lại trong khi tín dụng có xu hướng mùa vụ tăng mạnh về cuối quý.
• Áp lực về tỷ giá lớn dần hơn trong tháng 3 trong bối cảnh đồng USD toàn cầu mạnh lên. NHNN đã sử dụng kênh phát hành tín phiếu nhằm điều chỉnh thanh khoản hệ thống tạm thời.
=> Nhìn chung thì số liệu tăng trưởng Quý 1 trên mức nền thấp chưa có sự bứt phá quá mạnh mẽ nhưng cũng đánh dấu sự khởi đầu tích cực cho đầu năm 2024, đặc biệt là đối với lĩnh vực Sản xuất, Xuất nhập khẩu và Bất động sản. Với kịch bản phục hồi luân phiên cho từng nhóm ngành và kỳ vọng ngành Tiêu dùng sẽ khởi sắc hơn trong nửa phần còn lại, tăng trưởng GDP trong năm 2024 được dự báo khoảng 6%.

2. TTCK VIỆT NAM: LÙI LẠI ĐỂ NHÌN RỘNG HƠN
Không bàn quá nhiều về kỹ thuật, chúng ta có thể thấy một số yếu tố rủi ro có thể khiến cho thị trường cần một nhịp “điều chỉnh” lành mạnh để tiếp tục xu hướng lớn của chính nó bao gồm: (i) Lực cung chốt lời mạnh tại vùng kháng cự hiện tại sau khi thị trường đã có một đợt tăng giá rất mạnh trong 5 tháng liên tục (ii) Biến động tăng của tỉ giá và biện pháp can thiệp của NHNN. Những yếu tố rủi ro này có thể tác động đến điểm sổ khi thị trường đang tiệm cận vùng kháng cự mạnh.
FW P/E 1 năm của thị trường đang ở mức 11,7 lần sau nhịp điều chỉnh ngắn trong tuần đầu tháng 4, tăng nhẹ từ mức 11 lần vào đầu tháng 3. Lợi suất đầu tư trên thị trường có thể vẫn hấp dẫn NĐT trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi hiện tại ở mức thấp.
So sánh giai đoạn VNIndex tiệm cận vùng 1300 ở nửa đầu năm 2021, thì hiện tại thị trường đang có mốc định giá và mặt bằng lãi suất cũng đang tốt hơn. Giai đoạn 2021 thị trường cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận rất mạnh tương ứng 77% quý 1 và 66% ở quý 2. Vậy thì với giai đoạn hiện tại, để tiến tới các vùng điểm số cao hơn thì ngoài yếu tố hỗ trợ của dòng tiền thì thị trường cần hỗ thêm bởi yếu tố triển vọng tăng trưởng tích cực hơn của các Doanh nghiệp trong thời gian tới.
=> Tóm lại, kịch bản cho thị trường sắp tới là “điều chỉnh ngắn hạn”, tích luỹ trước khi quay lại xu hướng tăng chính. Tháng này cũng là thời điểm các doanh nghiệp công bố BCTC quý 1 và ĐHCĐ. Các chủ đề liên quan đến tăng trưởng như tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh,…sẽ thu hút được dòng tiền tích cực. Chúng ta nên tập trung vào các Cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực để đưa ra quyết định giải ngân tại vùng giá phù hợp trong giai đoạn thị trường điều chỉnh lành mạnh.

3. STOCKPICKS - CHỌN “CỔ” ĐỂ BỎ VÀO RỔ
1) CTCP ĐẦU TƯ VÀ KD NHÀ KHANG ĐIỀN (KDH: HOSE)
Trong năm 2023, KDH đã tăng tốc đầu tư tại các dự án bất động sản lớn của Công ty, trong đó có dự án khu đô thị Tân Tạo (gần 330 ha)-TPHCM và khu dân cư Phong Phú (29,8 ha) – TPHCM. Tổng giá trị hàng tồn kho và chi phí xây dựng dở dang đạt 19,7 ngàn tỷ đồng, tăng 49,5% svck. Do đó, KDH sở hữu được quỹ đất lớn và chỉ ở TPHCM với diện tích khoảng 524 ha, giúp công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh với các chủ đầu tư khác.
Kế hoạch kinh doanh khả thi cùng với kế hoạch mở bán mới 2 dự án tại TPHCM: Cuối năm 2023, KDH mở bán dự án chung cư The Privia với 1.043 căn tại quận Bình Tân, TPHCM. Sau 3 tháng mở bán, Công ty đã bán hết số lượng căn hộ tại dự án. Dự án sẽ bàn giao cho người mua vào cuối năm 2024, giúp KDH có thể hoàn thành kế hoạch năm 2024 đề ra với doanh thu 3.900 tỷ đồng (+87% svck), Lợi nhuận sau thuế 790 tỷ đồng (+10% svck). Ngoài ra, KDH còn có kế hoạch mở bán 2 dự án The Clarita (5,8 ha)-TPHCM và the Emeria (6 ha) – TPHCM trong nửa cuối năm 2024
2) CTCP THỰC PHẨM SAO TA (FMC: HOSE)
Trong quý 1/2024, FMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 49,67 triệu USD (tăng 15% svck), tương đương với mức tăng chung của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam, hoàn thành 24% kế hoạch năm. SSI ước tính sản lượng tiêu thụ tăng 27% svck, tuy nhiên giá bán giảm 9% svck. Do đó, ước tính lợi nhuận quý 1/2024 gần như tương đương so với cùng kỳ.
FMC đặt kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu đạt 5.187 tỷ đồng (tăng 2% svck) và LNTT là 320 tỷ đồng (tăng 5% svck). Lưu ý công ty thường đạt kết quả vượt kế hoạch, và công ty cũng dự kiến thận trọng với việc các khó khăn của ngành tôm sẽ tiếp tục kéo dài trong nửa đầu năm 2024. Cổ tức tiền mặt tiếp tục duy trì ở mức tối thiểu là 2.000đ/CP (tương đương 4% tỷ suất cổ tức).
Vùng nuôi Vinh Thuận (203 ha) đã đi vào hoạt động từ cuối 2023, đi kèm với thu hoạch tôm từ vụ nghịch sẽ giúp giảm giá thành tôm nguyên liệu cho FMC. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản chiếm 40% doanh thu tiếp tục là thị trường chủ lực của FMC, với rào cản gia nhập thị trường lớn, sản phẩm giá trị gia tăng cao, giá bán cao hơn các thị trường khác.

LƯU Ý: Điểm MUA/BÁN vui lòng nhắn tin để trao đổi nếu có nhu cầu

VRE – Vincom Retail chính thức rời khỏi Vingroup

  • Vingroup cho biết đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI - đơn vị sở hữu 99% vốn điều lệ của Công ty CP Kinh doanh Thương mại Sado. Do Sado hiện là cổ đông lớn của VRE với tỷ lệ 41,5% vốn điều lệ nên thông qua thương vụ trên, Sado và VRE đã không còn là công ty con của Vingroup. Hiện tại, VIC chỉ còn sở hữu cổ phần trực tiếp tại VRE với tỷ lệ 18,4% vốn điều lệ.
  • Các cổ đông mới của SDI gồm 4 công ty mới được thành lập. Trong đó, Đầu tư kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc nắm giữ 16% vốn; Đầu tư kinh doanh và Phát triển Falcon nắm 12,5% và Đầu tư kinh doanh và Phát Triển Emerald nắm 10,5% vốn. Cuối cùng là tư Kinh doanh và Phát triển NP nắm 16% còn lại.

BANKS – NHNN đã trình Chính phủ gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng

  • Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư 02. Để tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ gia hạn thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, thay vì kết thúc vào 30/6/2024.

theo mình biết một phần mềm dùng công nghệ, mã nào cứ ở trên điểm cân bằng không phá vỡ điểm cân bằng này thời gian càng lâu thì càng cho lợi nhuận cao.

1 Likes

1 số mã vỡ điểm cân bằng báo bán, nhưng đã đạt 2 target và vẫn đang có lãi

1 Likes

công nghệ gì á anh