Sau MBB, TPB có xứng đáng là bank leader trong giai đoạn tới

, , , ,

Ngoài MBB, cổ phiếu Bank nào đáng chú ý giai đoạn tới. Liệu TPB có xứng đáng nằm trong danh sách này ?
Để đánh giá liệu TPB có xứng đáng để đầu tư chúng ta sẽ làm rõ các trọng số sau:

  1. Tăng trưởng tín dụng vừa có thể tăng trưởng doanh thu vừa có thể giảm được chi phí trích lập dự phòng.
  2. Giảm trích lập dự phòng làm gia tăng biên lợi nhuận.
  3. NIM.

Thứ nhất về tăng trưởng tín dụng: kỳ vọng sẽ được cải thiện nhờ sự hồi phục của nền kinh tế
Động lực tăng trưởng tín dụng cho toàn ngành ngân hàng trong những quý còn lại của năm 2024 đến từ
(1) Mặt bằng lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức thấp, tạo động lực thúc đẩy nhu cầu vay vốn, đặc biệt là phân khúc vay mua nhà.

(2) Nhu cầu tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng được kỳ vọng có sự cải thiện trong năm 2024 nhờ sự hồi phục ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhu cầu phục vụ đời sống/tiêu dùng, du lịch.
=> Ước tính tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 của TPB đạt 16,0%

Thứ hai, về giảm trích lập dự phòng sẽ xác định bởi các yếu tố sau:

  1. Nợ các nhóm

    Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy

(1) Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm trong nửa cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024. Điều này cho thấy rằng trong tương lai, nợ nhóm 3, 4, và 5 sẽ có xu hướng giảm, kéo theo việc trích lập dự phòng cũng giảm.
(2) Nợ nhóm 5, với giá trị trích lập lên đến 100% do có khả năng mất vốn cao, đang có xu hướng tăng từ Q4 năm 2023 đến hiện tại. Đây là nhóm nợ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là khi nào nợ nhóm 5 sẽ suy giảm?

Sự gia tăng mạnh mẽ của nợ nhóm 5 trong giai đoạn gần đây chủ yếu bắt nguồn từ các sự kiện cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Những sự kiện này đã xảy ra rồi. Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng giảm của nợ nhóm 2 trong nửa cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024, có thể dự đoán rằng nợ nhóm 3, 4, và 5 sẽ giảm trong tương lai, cụ thể là vào nửa cuối năm 2024.
=> Vì vậy, chi phí trích lập của TPB dự kiến sẽ giảm từ nay đến cuối năm dựa trên sự giảm sút của nợ nhóm 2.

  1. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ tạo áp lực trích lập cao

Tỷ lệ nợ xấu= Nợ nhóm 3,4,5/ Tổng dư nợ cho khách hàng vay
Để Tỷ lệ nợ xấu giảm thì chúng ta có 2 cách làm
(1) Xử lý nợ nhóm 3,4,5: cách làm này chưa thể xử lý ngay được
(2) Tăng tổng dư nợ cho khách hàng vay: có thể can thiệp được bằng cách tăng trưởng tín dụng.
=> Tăng trưởng tín dụng tác động kép đến gia tăng biên lợi nhuận qua việc giảm trích lập dự phòng và tăng trưởng lãi thuần.
Thứ ba, về NIM

(1) Tỷ trọng cho vay phân khúc cá nhân của TPB ở mức cao (khoảng 52%) với biên lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển mảng bán chéo, giúp cải thiện biên lãi thuần (NIM) so với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ thấp.
(2) Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng trẻ giúp tăng trưởng CASA, giảm bớt sức ép lên NIM trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đang nhích dần lên trong khi lãi suất cho vay phải duy trì ở mức cạnh tranh.

Kết luận: TPB sẽ là một trong những Bank leader giai đoạn tới nhờ vào việc tạo đáy lợi nhuận và các yếu tố đã phân tích ở trên

7 Likes

Ủng bộ bank lead thị trường nhịp này bác ơi

1 Likes

Bank đoạn này ngon. Leader

2 Likes

Bank nhịp này tạo đáy quá tốt rồi.

1 Likes