Thường thì cước vận tải cont, rời, lỏng không tăng mạnh cùng lúc mà nhịp nhàng. Từ năm 2020 sang đến năm 2021 cước vận tải cont tăng phi mã, cước vận tải rời, lỏng cũng tăng nhưng không nhiều. Cước vận tải cont đã lập đỉnh và đang có xu hướng giảm (dù có giảm nhưng vẫn neo ở mức rất cao) cước vận tải lỏng đang vào chu kỳ tăng, và gần đây tăng khá mạnh. Cụ thể chỉ số giá cước vận tải dầu thô trong một năm qua tăng 84.17%, từ đầu tháng 10 đến nay tăng từ 600 lên 768 tăng gần 30%; chỉ số giá cước vận tải dầu sản phẩm trong một năm tăng 69,97%, trong vòng 2 tuần nay tăng tăng 20% từ 475 lên 566; Với cước vận tải hàng thô tăng mạnh hơn nữa với mức tăng tính bằng lần trong vòng một năm qua.
Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chuyên vận tải hàng lỏng, rời có các công ty: PVT, GSP, PVP, VIP, VTO. Hiện nay mình đang cầm PVT, GSP, VTO nên sẽ phân tích tập trung vào ba doanh nghiệp này.
PVT: Sở hữu 36 tàu có cả tàu dầu thô, sản phẩm dầu và tàu rời, số lượng tàu và sức chở lớn nhất Việt Nam, lớn đến mức chỉ 20% đội tàu sử dụng phục vụ trong nước mà thị phần nắm giữ 100% vận tải dầu thô và LPG, 30% thị phần vận chuyển dầu thành phẩm trong nước, tàu rời tham gia chuỗi vận tải than cho các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Còn 80% đội tàu còn lại phục vụ thị trường quốc tế. Tham vọng đến cuối năm 2021 đầu năm 2022 mở rộng thêm 50% đội tàu hiện hành hướng tới trở thành doanh nghiệp vận tải hàng lỏng trong top đầu của trên thế giới. Các chỉ số tài chính khá tốt, như EPS = 2310 đồng, P/E = 10,68, Qũy tiền mặt gần 2000 tỷ đồng, nợ vay/vốn chủ sở hữu = 0,3 khá thấp, biên lợi nhuận gộp tăng hàng năm từ 13% tăng lên hiện nay mức 20% (06 tháng đầu năm), dòng tiền kinh doanh luôn dương, do phục vụ chính thị trường quốc tế nên đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. - Phân tích kỹ thuật: Theo sóng Eliot và Fibonaci đang ở sóng tăng 5. Sóng 1 bắt đầu ngày 23/07 với giá 17.600 lên đến ngày 18/08 lúc giá cao nhất 23.200 tăng 5.600 đồng/cổ, sóng 2 điều chỉnh từ 23.200 đồng về lúc thấp nhất 20.000 đồng ngày 23/08 giảm 3.200 đồng, tỷ lệ giảm so với tăng là 3.200/5.600 = 57% (gần cặp số vàng fibonaci 61,8/38,2), sóng tăng 3 tăng từ 20.000 đồng lên 24.850 đồng/cổ lúc cao nhất ngày 06/09 tăng 4.850 đồng, sóng giảm 4 giảm từ 24.850 xuống 22.400 đồng lúc thấp nhất ngày 27/09 giảm 2.450 đồng, tỷ lệ giảm/tăng 2.450/4850 = 50% (mức giảm thấp hơn sóng điều chỉnh 2, tuy sóng điều chỉnh 4 có về sóng 1 nhưng về một chút rồi bật lên ngay nên vi phạm không đáng kể, chấp nhận được). Về lý thuyết sóng 5 thường dài nhất và bằng sóng tăng 1+3, mức tăng 5600+4850= 10.450, do vậy có khả năng PVT tăng lên mức 22.400+10.450 = 32.850.
VTO: Sở hữu đội tàu lớn, sở hữu khối tài sản cố định theo giá trị sổ sách 4800 tỷ rất khủng đã khấu hao gần hết, có gần 500 tỷ tiền mặt để ngân hàng, đang thanh lý tàu Petrolimex 8 với giá khoảng 100 tỷ (do đã hết khấu hao nên giá vốn bằng 0, giá bán bằng lợi nhuận – chi phí đấu giá, chi phí đấu giá không đáng kể), 6 tháng đầu năm lợi nhuận tăng 50% cùng kỳ, cổ tức tiền mặt cao, đều. - Phân tích kỹ thuật: Theo sóng Eliot và Fibonaci đang ở sóng tăng 5. Sóng 1 từ 8.600 ngày 26/07 lên 10.500 ngày 16/08 tăng 1.900, sóng 2 giảm từ 10.500 xuống 9.490 ngày 25/08 giảm 1.010, tỷ lệ giảm 1010/1900 = 53%, sóng 3 tăng từ 9.500 lên 13.600 ngay 22/09 tăng 4.100 đồng, sóng 4 giảm từ 13.600 xuống 12.000 mức thấp nhất trong phiên ngày 28/09 giảm 1.600 đồng, tỷ lệ giảm 1600/4100 = 39% (gần cặp số vàng fibonaci 61,8/38,2), sóng chỉnh 4 không không về sóng tăng 1, không vi phạm. Sóng tăng 5 thường dài bằng sóng tăng 1+sóng tăng 3 tức tăng thêm 1900+4100 = 6000 đồng, như vậy sóng 5 khả năng lên 12.000+5.000 = 17.000
GSP: Sở hữu 7 tàu, cổ tức tiền mặt rất cao, đều 15% với giá hiện tại cổ tức bằng hai lần gửi ngân hàng, đang mở rộng thêm 2 tàu nữa. San tuần GSP vượt lại 18 sẽ sớm chinh phục 2x
Tin cập nhật: Chỉ số cước vận tải dầu thô đóng cửa ngày 12/11 mức 821, tăng 93,18% so với một năm trước, và tăng gần 40% so với đầu tháng 10. Chỉ số cước vận tải sản phẩm dầu như khí hóa lỏng, xăng … đóng cửa ngày 12/11 tăng 1,81% lên 618, vượt khỏi mốc 600 trong năm 2021, tăng 83,38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 30% so với đầu tháng 10. Như vậy với việc nhu cầu dầu lên tới 96,4 triệu thùng/ngày tính đến thời điểm hiện tại gần mốc trước dịch năm 2019 và tiếp tục tăng lên chinh phục vượt mốc 100 triệu thùng/ngày vượt trước khi đại dịch, đồng thời nhu cầu vận chuyển sản phẩm khí hóa lỏng tăng rất mạnh do đường ống dẫn khí của Nga, do hiệu ứng nhà kính giảm sử dụng than, tăng sử dụng khí dẫn đến nhu cầu vận tải các sản phẩm lỏng ngày càng tăng mạnh thì cước vận tải hàng lỏng đã tăng mạnh, trong thời gian tới còn tăng mạnh hơn nữa, đây là xu hướng không thể thay đổi được.
PVN hiện nay không còn nắm giữ chi phối PVT, chỉ nắm giữ 44% cổ phần, nên so với các công ty dầu khí khác do nhà nước chi phối thì PVT có cơ chế thoáng hơn và cũng có động lực tốt hơn. Ngành dầu khí Việt Nam tương lai còn nhiều khó khăn và thực tế là những năm gần đây sản lượng khai thác ngày càng giảm, nhưng tương lai của PVT không nằm ở ngành dầu khí Việt Nam mà là thị trường quốc tế với 80% đội tàu và tương lai tỷ lệ còn cao hơn nữa phục vụ thị trường quốc tế, việc mở rộng liên tục đội tàu và tăng tàu chở khí, hóa chất, tàu rời thể hiện tầm nhìn đúng đắn của PVT.
Theo dự thảo quy hoạch điện VIII và theo tinh thần hội nghị Cop26 về biến đổi khí hậu thì chúng ta sẽ ngày càng giảm điện than, tăng mạnh điện khí. Tuy nhiên do các mỏ dầu khí của chúng ta khai thác tuổi đời đã lâu, việc tìm kiếm các mỏ mới để đưa vào khai thác sẽ còn mất nhiều thời gian nữa nên sản lượng dầu khí nói chung, sản lượng khí nói riêng ngày càng suy giảm. Để đáp ứng nhu cầu khí trong nước ngày càng cao nhưng sản lượng khí ngày càng giảm Tổng công ty khí (GAS) đã chuẩn bị sẵn kịch bản xây dựng các kho lớn chứa khí để nhập khẩu khí về, việc này càng thúc đẩy nhu cầu vận chuyển khí bằng tàu lỏng, các công ty vận tải lỏng mà đầu tàu là PVT nắm lợi thế lớn.
VTO thì cơ bản là đều đều, do vận chuyển chủ yếu cho công ty mẹ là PLX, giá cước thuê tàu có sự cố định nhất định, kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu vận chuyển nhiều hay ít. VTO có cái hay là trong quý 4 hoặc đầu năm 2022 thanh lý tàu đã hết khấu hao, có thể đem lợi nhuận đột biết gần trăm tỷ bạn ah
Về kế hoạch thời gian tới của PVT có thêm các điểm nhấn sau 1. Hiện nay PVT đang nắm 44% cổ phần của PVT, thời gian tới tiếp tục trình Chính phủ để tiếp tục thoái vốn, nhà nước còn nắm giữ 36% cổ phần của PVT 2. Đối với các đơn vị thành viên như GSP, PVP, PVT Vũng Tàu thì PVT có kế hoạch thoái vốn còn 51% tại các đơn vị thành viên 3. Hướng phát triển đội tàu, mở rộng mạnh thêm các đội tàu (từ đầu năm đã tiếp nhận thêm 6 tàu) đặc biệt là tàu chở hóa chất sẽ trở thành chủ lực, và tàu rời sẽ nâng tỷ trọng 10% so với tổng đội tàu, đây là hướng đi rất hợp lý.
Gas Shipping vẫn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 được giao: Tổng doanh thu 1.535 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế 69 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch, hoàn thành công tác tăng vốn điều lệ từ 360 tỷ đồng lên 558 tỷ đồng, lần đầu tiên kể từ khi thành lập từ năm 2007 tổng tài sản Gas Shipping đã vượt mốc 1.300 tỷ đồng.
GSP cứ giá dưới 15 là gom ổn các bác ạ, tỷ suất cổ tức 10% thì chẳng có gì phải ngại. Sắp tới rất nhiều nhà máy điện khí được triển khai thì GSP lại tăng giá mạnh thôi. PVT mà 24 thì GSP ít nhất phải 26.