SBT update PHS

Cập nhật KQKD 6 tháng niên độ 2020-2021:
Lũy kế 6 tháng đầu niên độ 2020/2021, SBT ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,567 tỷ đồng (+23% YoY) và đạt 53% kế hoạch cả năm. Đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu với doanh thu lũy kế 7,315 tỷ đồng (+26%YoY), chiếm 97%. SBT đã tiêu thụ 650 ngàn tấn đường (+37%YoY). Biên lợi nhuận gộp của sản phẩm đường đạt 13%, tăng mạnh 7 điểm phần trăm so với cùng kỳ nhờ công ty đã kiểm soát tốt chi phí đầu vào. Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng được Công ty kiểm soát tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, lợi nhuận ròng của Công ty tăng 457%YoY lên tới 287 tỷ đồng.
Điểm nhấn đầu tư: Triển vọng tích cực của Ngành mía đường Việt Nam từ chính sách phòng vệ của Chính Phủ: QĐ số 2466/QĐ-BTC về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mía đường từ Thái Lan và QĐ số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan khiến sản lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan từ 952,812 tấn xuống còn 378,760 tấn vào cuối năm 2020. Động thái này của Chính phủ kỳ vọng giúp giá đường cải thiện lên 16,000 đồng/kg, tăng khoảng 19% trong niên độ 2020/2021.
Cải thiện biên lãi gộp: Trong 6 tháng đầu niên độ 2020/2021, SBT đã ghi nhận biên lãi gộp cải thiện lên mức 13% so với 6% của cùng kỳ năm ngoái nhờ các yếu tố (1) SBT tự chủ vùng nguyên liệu đầu vào hơn 64,000 ha, chiếm 25% tổng vùng nguyên liệu của cả nước; (2) Công ty nỗ lực gia tăng các sản phẩm có biên lãi gộp tốt như đường - đây cũng là sản phẩm cốt lõi mà SBT hướng đến trong dài hạn; (3) SBT chủ động ký kết hợp đồng nguyên liệu với nông dân từ 6 tháng – 1 năm nhằm giảm thiểu biến động giá của nguyên liệu đầu vào; và (4) Chủ động điều phối nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh thông qua GMC - Nhà thương mại hàng hóa quốc tế.
Phát triển chuỗi các sản phẩm nông nghiệp: SBT chính thức trở thành đối tác chiến lược Cargill trong dự án nuôi heo với quy mô 3,000 con heo nái và 36,000 con heo thịt tại nông trường Thành Long vào cuối 2020. Việc đầu tư vào mảng kinh doanh chăn nuôi cũng giúp SBT tận dụng nguồn nước thải, phân heo để tưới, bón nhằm tăng năng suất cho cây mía cũng như các cây trồng khác theo phương pháp hữu cơ. Ngoài ra, SBT hiện cũng đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân bón Organic và thức uống dinh dưỡng cung cấp năng lượng, dự kiến tung ra vào thị trường vào tháng 6/2021.
Định giá & khuyến nghị: Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của SBT trong niên độ 2020-2021 là 15,790 tỷ đồng (+22.5%YoY) với ước tính sản lượng đường tiêu thụ đạt 1.27 triệu tấn (+20% YoY) và mức giá bán đường tối thiểu dao động trong khoảng 10,000-15,000 đồng/kg. LNST đạt 744 tỷ đồng (+105% YoY) với giả định biên lãi gộp được cải thiện lên mức 12.8% nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu SBT khoảng 30,000 đồng/cổ phiếu (+29% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Biến động giá mía nguyên liệu nhập khẩu; (2) Rủi ro cạnh tranh về giá sau khi gia nhập ATIGA; (3) Rủi ro về đường nhập lậu tràn vào Việt Nam.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

DVThành ■■■ đẻ

Chủ top Cut loss chua???

Cổ phiếu Đường này là LỪA ĐẢO,Môi giới SSI dụ Tôi vào 9 triệu cổ phiếu rồi ép bán của Tôi.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SBT CTCK Phú Hưng (PHS) Triển vọng tích cực của Ngành mía đường Việt Nam từ chính sách phòng vệ của Chính Phủ: Ngoài QĐ số 1578/QĐ-BCT việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, Bộ Công Thương chính thức ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 5 nước ASEAN (Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar) trong tháng 9/2021. Động thái này của Chính phủ kỳ vọng giúp giá đường tăng hai chữ số trong niên độ 2021/2022. Trong niên độ 2020/2021, CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT – sàn HOSE) ghi nhận biên lãi gộp cải thiện lên mức 14,8% so với 11,3% của cùng kỳ năm ngoái nhờ các yếu tố (1) SBT tự chủ vùng nguyên liệu đầu vào hơn 66.000 ha, chiếm 25% tổng vùng nguyên liệu của cả nước; (2) Công ty nỗ lực gia tăng các sản phẩm có biên lãi gộp tốt như đường Organic - đây cũng là sản phẩm cốt lõi mà SBT hướng đến trong dài hạn; (3) SBT chủ động ký kết hợp đồng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu với nông dân từ đầu mùa vụ nhằm giảm thiểu biến động giá của nguyên liệu đầu vào; và (4) Chủ động điều phối nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh thông qua GMC - Nhà thương mại hàng hóa quốc tế. Tập trung phát triển chuỗi sản xuất khép kín: SBT ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Kỹ thuật tiên tiến (IAE) đã để phát triển mô hình nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu tái tạo với tổng số vốn gần 24 triệu USD nhằm hướng đến (1) Tăng hiệu quả sử dụng bã mía để phát điện trong công nghệ sản xuất đường; (2) Nâng cao hiệu quả tái chế năng lượng, và (3) Sản xuất carbon sinh học để lưu trữ và kinh doanh. Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của SBT trong niên độ 2021 - 2022 là 19.104 tỷ đồng (tăng 28% so với năm trước) với ước tính sản lượng đường tiêu thụ đạt 1,26 triệu tấn (tăng 9%) và mức giá bán đường bình quân tối thiểu dao động trong khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg. Lợi nhuận sau thuế đạt 880 tỷ đồng (tăng trưởng 35%) với giả định biên lãi gộp ở mức 15.1% nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu SBT khoảng 34.400 đồng/cổ phiếu (+44% so với giá hiện tại) trong 12 tháng tiếp theo. Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Biến động giá đường thô nhập khẩu; (2) Rủi ro cạnh tranh về giá sau khi gia nhập ATIGA; (3) Rủi ro về đường nhập lậu tràn vào Việt Nam

MASVN: Khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho SBT Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) nhận định, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE: SBT) là nhà sản xuất đường và các sản phẩm đường hàng đầu tại Việt Nam với 46% thị phần đường nội địa. Niên vụ 2020-2021, SBT tiêu thụ 1,16 triệu tấn đường (tăng 10% so cùng kỳ), đem về doanh thu 14.925 tỷ đồng (tăng 16% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 650 tỷ đồng (tăng 79% cùng kỳ), bên cạnh yếu tố giá đường cải thiện mạnh mẽ so với năm trước đó. Hiện tại SBT đang mở rộng chuỗi giá trị của sản phẩm đường với việc cung cấp ra thị trường 73 dòng sản phẩm đường, trong đó có 7 dòng sản phẩm đường Organic đạt chuẩn EU và USDA, 11 dòng sản phẩm cạnh đường, sau đườn, 6 sản phẩm nước uống và khoảng 108 triệu KWH điện thương phẩm hàng năm. MASVN cho rằng SBT có nhiều điều kiện để tiếp tục tăng tốc trong năm 2022. Các tín hiệu bổ trợ có thể kể tới là việc giá đường thế giới trung bình năm 2022 dự phóng tăng 10-15% so với năm ngoái, nhờ ảnh hưởng từ giá dầu thế giới. Đồng thời sản lượng đường tiêu thụ của SBT dự phóng tăng 5% cùng kỳ nhờ sự phục hồi của thị trường nội địa cũng như xuất khẩu hậu Covid-19. Trong dài hạn, tiềm năng phát triển của SBT vẫn khả quan vì nguồn cung đường nội địa hiện tại chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nội địa; Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đường đối với một số sản phẩm từ Thái Lan thời hạn 5 năm tính từ 2021; đường trắng Việt Nam chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa ICE từ 23/4/2021 giúp tăng cơ hội tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao tại thị trường thế giới… MASVN ước tính lợi nhuận sau thuế niên độ 2022 của SBT tăng hơn 18% cùng kỳ, lên mức 947 tỷ đồng; doanh thu kỳ vọng tăng trưởng 15% cùng kỳ, đạt 19.158 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp tăng 5 điểm phần trăm, đứng ở mức 14,8% nhờ giá bán tốt hơn. EPS 2022 dự phóng đạt 1.461 đồng. Giá cổ phiếu hiện tại được giao dịch tại 22.600 đồng, tương đương EPS dự phóng 2022 là 15,7 lần (thấp hơn 15% so với EPS hiện tại). MASVN hiện khuyến nghị nhà đầu tư tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu SBT, giá mục tiêu 12 tháng là 26.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 16,5%.

Kết thúc quý 2 niên độ (NĐ) 2022-2023, Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa (TTC AgriS, Hose: SBT) đã tiêu thụ 683 ngàn tấn đường, ghi nhận Doanh thu thuần lũy kế đạt 12.281 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ, hoàn thành 72% kế hoạch năm. Sản lượng tiêu thụ của các Kênh bán hàng ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ, trong đó, kênh Xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc khi sản lượng bán hàng tăng hơn 70%, kênh Công nghiệp B2B tăng 26% đáng kể trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty trong niên vụ 2022-2023 sẽ lần lượt đạt 23.001,7 tỷ đồng (tăng 25,6% so với năm trước) và 2.220,6 tỷ đồng (giảm 3,8%) thông qua việc gia tăng sản lượng nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi, giá đường trong nước và thế giới nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao nhưng khó có khả năng tăng thêm. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 838,7 tỷ đồng (giảm 4%) cho năm 2023. Điểm nhấn đầu tư: (1) Tình hình đường lậu vẫn còn diễn biến phức tạp: theo VSSA, mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, lượng đường nhập khẩu vẫn suy giảm không đáng kể, có thể thấy qua lượng đường nhập trong năm 2022 vẫn bằng 83,5% so với cùng kỳ (1.5 triệu tấn vào năm 2021). Lượng đường nhập lậu từ Campuchia và Lào nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ lại có dấu hiệu tăng lên so với các năm. (2) Biên lợi nhuận sẽ chưa khởi sắc trong vụ 2022-2023: thời tiết chung được dự báo sẽ bước trở nên thuận lợi hơn trong thời gian sắp tới khi chúng ta sẽ bước vào pha ENSO trung tính, thích hợp cho việc trồng mía. Các quốc gia xuất khẩu mía hàng đầu thế giới như Brazil cũng đã thông báo kết quả của một mùa vụ bội thu nhất trong các năm đổi lại đây. Theo ISO, trong niên vụ 2022-2023, tình hình cung – cầu nhiều khả năng sẽ đổi từ thâm hụt sang thặng dư, đồng nghĩa với việc giá đường sẽ khó có thể tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng do lãi suất cao cũng sẽ khiến biên lợi nhuận của SBT không thể cải thiện được trong năm nay. (3) SBT hiện đang sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn, với chuỗi giá trị có chiều sâu, công suất nhà máy lớn và vùng nguyên liệu được phát triển một cách tự chủ. Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 16.700 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 14%. Định giá của chúng tôi đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.