SCR Tái cấu trúc có gì đột biến? - SCR - REVIEW BCTC QUÝ 1/2022

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR)

SCR - REVIEW BCTC QUÝ 1/2022

Thị giá 9.300, SLCP Lưu hành= 366.356.303, Vốn hóa thị trường: 3.407 tỷ

I. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

• Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 395 tỷ so với 50 tỷ cùng kỳ năm trước’

=> tăng 690%;

• Lợi nhuận gộp đạt 100 tỷ so với 12,7 tỷ cùng kỳ => tăng 687,4 %;

• Biên lợi nhuận đạt 25,3% tương đối tốt cho thấy khả năng SCR tạo ra LNST tốt nếu DT các quý sau tăng.

• LNST của Q1/2022 đạt 58 tỷ so với 37 tỷ cùng kỳ => tăng 56,75%;

=> LNST tăng do công ty ghi nhận doanh thu và giá vốn từ việc bàn giao thêm 133 căn hộ dự án Carillon 7 và lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần CTCP Sản xuất Xây dựng dịch vụ Hoa Đồng theo kế hoạch kinh doanh 2022 mà công ty đề ra

• LNST của Q1/2022 của công ty mẹ đạt 56,7 tỷ so với 35 tỷ cùng kỳ => tăng 62 %.

=> LN thấp so với số lượng cổ phiếu phát hành. Trong khi LNST của công ty mẹ chỉ đạt 56,7 tỷ mà SLCP lưu hành lên tới hơn 366 triệu cổ => EPS chỉ 500đ/1cp/2021 => Thấp

=> DT và LN của SCR chỉ ở mức vừa phải

1. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • DT từ chuyển nhượng quyền SDĐ, BĐS Q1/20022 (273,87 tỷ) tăng 982,5% so với cùng kỳ năm trước là 25,3 tỳ. Nếu như Q1/2021 DT chính đến từ dịch vụ cho thuê thì tính tới Q1/2022 lại là từ chuyển nhượng quyền SDĐ, BĐS; chiếm tỷ trọng là 69,33% / tổng DTT

  • Ngoài ra doanh thu từ hoạt động xây dựng cũng chiếm tỷ trọng là 17,63% trên tổng DTT

  • Nếu như cuối năm 2021 DT hoạt động tài chính là 96 tỷ > DTT về BH và cung cấp dịch vụ thì Q1/2022 SCR đã tập trung cho DTT về BH và CCDV (đạt 395 tỷ) và DT hoạt động tài chính đã giảm, điều này đối với công ty BĐS là cần thiết.

II. Bảng cân đối kế toán

Tại 31/3/2022 Tổng tài sản SCR là 9.763 tỷ đồng gần tương đương so với cuối năm 2021. Cụ thể:

a. TSNN chiếm 64,83%/ tổng TS. Cụ thể

1. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 1,78%/ Tổng TS; đạt 174 tỷ tăng 324% so với cuối năm 2021

  • Tiền mặt = 140 tỷ, chiếm tỷ trọng 4,5%/NNH

2. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.256 tỷ, chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chiếm33,35% trên tổng TS; giảm 13,6% so với cuối năm 2021. Trong đó:

  • Phải thu về cho vay ngắn hạn tương đối lớn, đạt 1.631 tỷ, giảm so với cuối năm là 19.65%

Khoản này giảm là do SCR cho công ty con, công ty liên kết và 1 số bên khác vay, đã hoàn trả 1 phần tính tới 31/3/2022

  • Phải thu ngắn hạn khác đạt 883 tỷ, tăng 4,4% so với cuối năm trước (846 tỷ), khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng cao trong các khoản phải thu

Phải thu ngắn hạn khác tăng do tăng phải thu lãi cho vay và cổ tức

  • Ngoài ra trả trước cho người bán ngắn hạn tăng so với cuối năm là 14,5%

3. Hàng tồn kho đạt 2.782 tỷ, giảm so với cuối năm 2021 chứng tỏ sản phẩm đã được bàn giaocho khách hàng. Khoản này chiếm tỷ trọng 28,5%/ tổng TS; là các dự án BĐS dở dang. Cụ thể:

  • Charnington Dragonic: Diện tích 0,5 ha, vị trí ở trung tâm quận 5 – mặt tiền Võ Văn Kiệt => vị trí trung tâm đắt, vốn đầu tư 2.700 tỷ mà giá ghi nhận vào HTK là 575,6 tỷ trong khi dự báo giá bán 3.000-3.500 USD/m2 (chưa bao gồm VAT) => chưa ghi nhận hết vào HTK, có thể kỳ vọng vào doanh thu của năm tiếp theo lên tới 3000-4000 tỷ khi bàn giao vào tháng 2/2023.

  • Dự án Charmington La Pointe tại số 181 Cao Thắng, P12, Q10, TP. HCM – 1 trong những vị trí đắc địa nhất của TTTP đang trong quá trình hoàn thiện và cho thuê dài hạn nên mới ghi nhận 9,3 tỷ => Kỳ vọng cao => Hạch toán vào Doanh thu cho năm tiếp theo

  • Dự án jamona Cầu Tre (SCR nắm 74%): 8ha*74%= 5,92 ha

  • Dự án Charmington Tamishi Đà Nẵng: 14,6 ha

HTK 2.782 tỷ mà trong khi người mua trả tiền trước: 1.030 tỷ => Tương đối tốt, kỳ vọng lớn

b. TSDH chiếm 35,17%/TTS. Cụ thể

1. Các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng 13,5%/TTS, tăng 24% so với cuối năm 2021. Trong đó: khoản phải thu dài hạn khác tương đối lớn, tăng 24,05% so với cuối năm 2021

2. Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng là 10,25%/TTS, tăng so với cuối năm, trong đó đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác đạt 883 tỷ tăng 16,9% so với cuối năm.

Tại 31/3/2022, tổng Nợ Phải Trả của SCR là 4.673 tỷ, chiếm tỷ trọng là 47,86%/ Tổng NV. Trong đó đáng chú ý:

1. Nợ ngắn hạn (3.191 tỷ) => Cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm rất nhiều

  • Phải trả người bán ngắn hạn 165 tỷ, tăng 94% so với cuối năm 2021

  • Người mua trả tiền trước (đạt 1.033 tỷ) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn (chiếm 10,55%)/ Tổng nguồn vốn

=>

  • Đây là doanh thu tương lai, book DT vào những năm tiếp theo chứ không phải công nợ cần thanh toán, nên số nợ thực tế của SCR còn nhỏ hơn nhiều => Áp lực trả nợ không còn cao.

  • Thể hiện sự cố gắng của BLĐ trong công ty, đánh giá cao sự đổi mới trong công tác bán hàng.

  • Phải trả ngắn hạn khác đạt 633 tỷ, tăng 2,3% so với cuối năm 2021

  • Vay ngắn hạn (757 tỷ) giảm 4% so với cuối năm 2021 => Giúp DN giảm bớt chi phí

2. Nợ dài hạn (1.482 tỷ)

  • Vay và nợ dài hạn đạt 938 tỷ tăng 20.7% so với năm ngoái là 777 tỷ

  • Vay ngắn hạn + Vay nợ dài hạn= 1.695 tỷ / VCSH = 0,333 => Tốt

=> Hệ số thanh toán hiện hành (TSNH/NNH) = 6.330/3.191=1,9 => Tốt, công ty có khả năng thanh toán được hết các khoản nợ, và cao hơn các doanh nghiệp trong cùng ngành

  • Về hệ số NPT/VCSH (Q1/2022) = 4.673/5.089= 0,92 => không cao, ở mức an toàn, tài khoản hiện có của DN do ngưồn VCSH tài trợ; nợ thấp, không chịu nhiều áp lực và đang kinh doanh hiệu quả. Tỷ lệ này tăng so với tính tới cuối 31/12/2021 là 0,68.

=> Cơ cấu tài chính lành mạnh

3. VCSH(5.089 tỷ) chiếm tỷ trọng là 52,1%/ Tổng nguồn vốn, tăng 1,13% so với cuối năm ngoái (5.032 tỷ) nguyên nhân do LNST chưa phân phối tăng và lợi ích của cổ đông không kiểm soát tăng. Trong đó Vốn cổ phần (3.663 tỷ); lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 717 tỷ, chiếm 1/5 Vốn cổ phần

III. Lưu chuyển tiền

1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Q1/2022 ( -277,7 tỷ) giảm 426% so với Q1/2021 (85 tỷ)

2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng đột biến, Q1/2022 đạt 283 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 158 tỷ tương đương tăng 279%

3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng 312% so với Q1/2021

Có thể thấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dòng tiền của SCR được cải thiện đáng kể từ dòng tiền từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 277,7 tỷ là do ảnh hưởng lớn từ hoạt động đầu tư (bản chất là cho vay và đi vay)

  • Lưu chuyển tiền và tương đương tiền thuần trong kỳ từ (133,6 tỷ) lên tới 133,8 tỷ => tốt

*** Cập nhật 1 số Dự án đang triển khai:**

  • Dự án Panomax đang được triển khai thủ tục pháp lý xin phép xây dựng 8 tầng lô J, K và thủ tục giao đất bổ sung cho lô K. Carillon 7 đã hoàn tất công tác xây dựng và bàn giao nhà, đang hoàn tất công tác cấp số nhà.

  • TTC Plaza Đức Trọng đã hoàn tất công tác thi công và quyết toán thi công tổng thầu Phước Thành, sẵn sàng khai trương. Charmington Tamashi đã nộp hồ sơ xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, gia hạn tiến độ dự án đã hoàn tất lấy ý kiến các sở ban ngành thuận cho triển khai dự án, UBND thành phố Đà Nẵng đã họp và cơ bản đồng thuận chủ trương.

  • Charmington Tân Sơn Nhất đã hoàn tất phương án hợp tác phát triển, đã nộp hồ sơ lên UBND TP xin ý kiến về sự phù hợp của việc sử dụng đất an ninh quốc phòng.

  • Charmington Dragonic hiện tại đã hoàn tất lấy ý kiến lần 1 các sở ngành, hoàn tất hồ sơ thẩm định tại sở kế hoạch đầu tư, đã trình UBND lấy ý kiến lần 2 các sở ngành và hoàn tất đăng ký kế hoạch sử dụng đất 2021.

  • Charmington Iris đang chờ chủ trương cấp lại giấy phép xây dựng. Dự án án Hoa Đồng (Jamona Golf & Life) hoàn tất bồi thường 100% mặt bằng các hộ dân, thống nhất tái định cư tại chỗ với 2 tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.

Đánh giá chung:

  • SCR đã giải phóng được 70% tổng quỹ đất 320 ha hiện nay, bắt tay chiến lược với Đèo Cả (HHV), trở thành cổ đông chiến lược của Đèo Cả => Cùng bắt tay phát triển hạ tầng và các sản phẩm bất động sản theo mô hình mới => Tốt, SCR có tiềm năng rất lớn dựa trên quỹ đất mới thu nhận được, gia tăng nguồn thu mới và ổn định, củng cố thêm chiến lược tăng trưởng bền vững trong tương lai

  • Các dự án đang hoàn thiện và triển khai, đem mở bán diễn ra thuận lợi cho thấy động lực tăng trưởng cao.

  • Cơ cấu tài sản lành mạnh, hàng tồn kho tốt, người mua trả tiền trước cao => Kỳ vọng cao cho doanh thu những năm tiếp theo sẽ tốt

  • Với những gì SCR đang sở hữu sau khi tái cơ cấu và với vốn hóa hiện tại thì thị giá của SCR hiện quá rẻ

- Target 23.
Mọi người tham gia diễn đàn để cập nhật tin mới nhất cổ phiếu SCR

1 Likes

Quý 2 dự kiến lnst mấy bác

1 Likes

SCR cực kỳ tiềm năng! Giá hiện tại có thể ăn 100%

Bác tham gia vào nhóm nắm lộ trình mã ạ. Năm nay lợi nhuận trên 300 tỷ

Nước cờ sáng

Tầm nhìn lớn khép chuỗi giá trị

Rất tuyệt
Đánh giá chung:

  • SCR đã giải phóng được 70% tổng quỹ đất 320 ha hiện nay, bắt tay chiến lược với Đèo Cả (HHV), trở thành cổ đông chiến lược của Đèo Cả => Cùng bắt tay phát triển hạ tầng và các sản phẩm bất động sản theo mô hình mới => Tốt, SCR có tiềm năng rất lớn dựa trên quỹ đất mới thu nhận được, gia tăng nguồn thu mới và ổn định, củng cố thêm chiến lược tăng trưởng bền vững trong tương lai
  • Các dự án đang hoàn thiện và triển khai, đem mở bán diễn ra thuận lợi cho thấy động lực tăng trưởng cao.
  • Cơ cấu tài sản lành mạnh, hàng tồn kho tốt, người mua trả tiền trước cao => Kỳ vọng cao cho doanh thu những năm tiếp theo sẽ tốt
  • Với những gì SCR đang sở hữu sau khi tái cơ cấu và với vốn hóa hiện tại thì thị giá của SCR hiện quá rẻ”

Scr, ldg gần như hàng nhỏ lẻ đã out hết.