SCS ACV update VCSC

Khuyến nghị mua SCS và khả quan dành cho ACV

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo các nguồn truyền thông trong nước, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) đề xuất mở đường bay quốc tế thường lệ, đưa khách vào Việt Nam theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 sẽ chỉ khôi phục các chuyến bay trọn gói (full combo), áp dụng với công dân Việt Nam. Ở giai đoạn này, chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm Covid19, khách sạn cách ly, tiền ăn trong 15 ngày, phương tiện mặt đất đón về nơi cách ly.

Các chuyến bay này sẽ được thực hiện cùng với các chuyến bay giải cứu của Chính phủ với tần suất tùy thuộc vào công suất cách lý của các tỉnh thành trong nước. Chuyến bay chỉ được cấp phép sau khi chính quyền địa phương thông qua phương án tiếp nhận cách ly. Chúng tôi cho rằng giai đoạn này sẽ bắt đầu thực hiện khi Chính phủ thông qua kế hoạch.

Giai đoạn 2 dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2021. Giai đoạn này sẽ tổ chức các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam. Hành khách được cách ly sau khi nhập cảnh áp dụng với cả công dân Việt Nam và nước ngoài (hành khách phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi bay).

Ban đầu, các chuyến bay được nối lại giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tần suất 4 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên. Để thức hiện chuyến bay, các hãng hàng không và kế hoạch cách ly cần được chính quyền địa phương nơi máy bay hạ cánh phê duyệt.

Dự kiến hàng tuần sẽ có 24 chuyến bay từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đề xuất, với lượng hành khách cần cách ly là 6.000 - 7.000 người.

Giai đoạn 3 dự kiến thực hiện từ tháng 9/2021, tùy thuộc vào tiến độ tiêm chủng vaccine tại Việt Nam và thế giới cũng như đánh giá tình hình miễn dịch cộng đồng. CAAV sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vaccine”.

Các đường bay trong giai đoạn này được triển khai giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận hiệu quả loại vaccine mà Việt Nam đã công bố để áp dụng rộng rãi. Tần suất ban đầu dự kiến 7 chuyến/tuần/chiều bay cho các hãng hàng không của mỗi bên.

Khi đó, hành khách sẽ không phải cách ly tập trung nếu có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế với loại vaccine phòng Covid-19 được Việt Nam công nhận.

Hành khách sau nhập cảnh phải khai báo với chính quyền nơi cư trú và tự cách ly tại nơi cư trú từ 7 đến 14 ngày. Hành khách không có đủ giấy xét nghiệm COVID-19 và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế buộc phải cách ly 14 ngày theo hình thức chi phí trọn gói tương tự chuyến bay combo.

Các thông tin mới này là thông tin tích cực cho ngành hàng không và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi rằng các chuyến bay quốc tế sẽ bắt đầu được nối lại trong nửa cuối 2021.

2 cổ phiếu được chúng tôi đánh giá cao là SCS (khuyến nghị mua) với giá mục tiêu 155.100 đồng/CP và ACV (khuyến nghị khả quan) với giá mục tiêu 86.800 đồng/CP.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

Khuyến nghị khả quan cho ACV với giá mục tiêu là 75.600 đồng/CP CTCK Bản Việt (VCSC) Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) công bố sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên theo hình thức trực tuyến vào ngày 27/07/2021. ACV cũng công bố các đề xuất sẽ trình thông qua tại ĐHCĐ 2021. Công ty đặt kế hoạch tổng số hành khách đạt khoảng 75-79 triệu (tăng 19% so với năm trước), lượng hàng hóa đạt 1.450 nghìn tấn (tăng trưởng 11%) và 557.000 lượt cất hạ cánh (tăng trưởng 22%). Kế hoạch 2021 của ACV dựa trên kỳ vọng rằng đợt Covid-19 hiện tại ở Việt Nam sẽ được kiểm soát vào tháng 8 và các chuyến bay hành khách quốc tế sẽ dần phục hồi kể từ cuối quý 3/2021. Dựa trên kế hoạch HĐKD này, ACV đặt kế hoạch doanh thu 2021 là 10,6 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 2,4 nghìn tỷ đồng. Mặc dù ACV không nêu rõ liệu kế hoạch này đã bao gồm các khoản đóng góp từ tài sản cơ sở hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư (bao gồm cả đường băng), chúng tôi cho rằng kế hoạch này đã bao gồm các khoản đóng góp từ các tài sản này. Tương ứng, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2021 của ACV tương đương 100% và 58% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng chênh lệch lớn giữa dự báo lợi nhuận trước thuế của chúng tôi và kế hoạch của công ty là do quan điểm thận trọng hơn của ACV từ các diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Chúng tôi lưu ý rằng ACV thường đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng khi công ty luôn vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2021 của chúng tôi cho ACV khi tình hình dịch COVID-19 hiện tại ở Việt Nam đang vượt dự báo của chúng tôi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường hàng không trong nước. Ngoài ra, ACV đã đề xuất phân bổ quỹ khen thưởng & phúc lợi 390 tỷ đồng – tương đương 24% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 – cao hơn dự phóng của chúng tôi là 10%. Tỷ lệ này cho năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 10,8% và 9,95%. Ngoài ra, ACV vẫn đang chờ cơ quan Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cổ tức cho năm 2020. Công ty cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc tổ chức ĐHCĐ bất thường để phê duyệt kế hoạch cổ tức năm 2020 sau khi được cơ quan Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) của ACV sẽ được bầu/tái bổ nhiệm lại cho nhiệm kỳ 2021-2026. Công ty hiện chưa công bố danh sách các ứng cử viên HĐQT và BKS mới. Tại ĐHCĐ sắp tới, ACV sẽ xin ý kiến cổ đông để bổ sung và sửa đổi điều lệ công ty cũng như các quy định quản lý nội bộ để tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho ACV với giá mục tiêu là 75.600 đồng/CP.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với giá mục tiêu theo phương pháp DCF 114.000 đồng/cp (giảm 3,2% so với báo cáo trước) do chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2022-2024 14,1% - 7,0%. Chúng tôi cho rằng việc thị trường sụt giảm gần đây đã đưa ACV về mức giá hấp dẫn để tích lũy với tiềm năng tăng giá 34%. Theo quan điểm của chúng tôi, ACV thích hợp để đầu tư với tầm nhìn dài hạn dựa trên: Kết quả kinh doanh phục hồi vững chắc trong các năm tới; Trong báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2021, vẫn còn 2 ý kiến nhấn mạnh bao gồm (1) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt cổ phần hóa từ các cơ quan có thầm quyền, và (2) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt giá trị tài sản khu bay từ Bộ Giao thông Vận tải. Chúng tôi cho rằng khi các vấn đề này được giải quyết, ACV sẽ có thể rộng đường niêm yết trên HSX trong tương lai. Kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu: chính phủ đã phê duyệt phương án cho ACV giữ lại lợi nhuận từ trước năm 2021 để tái đầu tư. Đến cuối 2020, ACV có 9.705 tỷ lợi nhuận chưa phân phối, tương đương với khả năng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44% trong năm 2021. Chúng tôi cho rằng đây là điểm nhấn đầu tư quan trọng của ACV trong giai đoạn tới. Các dự án đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không đảm bảo mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Tiềm năng tăng giá: Đường bay quốc tế được nối lại hoàn toàn; Công bố kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu; Việc niêm yết trên HSX được chấp thuận. Rủi ro giảm giá: Bất ổn từ chiến lược zero-covid của Trung Quốc; Đồng Yên mạnh hơn dự kiến so với VND; Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.

ngon

Trong nửa đầu năm 2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV – UPCoM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.538 tỷ đồng (tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 3.472 tỷ đồng (tăng 189%),nhờ (1) sản lượng hành khách tăng 56,8%, bao gồm khách quốc tế tăng 905%, nội địa tăng 52,6%, (2) giá dịch vụ bình quân tăng 3% do tăng tỷ trọng hành khách quốc tế. Biên lợi nhuận gộp tăng 40% điểm nhờ tăng sản lượng, giá bán. Hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2022-2023 khả quan nhờ mạng đường bay quốc tế phục hồi. Chất xúc tác là Dự án Long Thành, Tân Sơn Nhất T3, Nội Bài T2 mở rộng đi vào hoạt động; Chuyển sàn HOSE sau khi quyết toán thành công vốn nhà nước; Thị trường Trung Quốc hồi phục. Trong năm 2022, BSC dự báo ACV ghi nhận doanh thu thuần 12.034 tỷ đồng (tăng 153% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6.495 tỷ đồng (tăng 1.254%), tương đương EBITDA FWD 6.997 đồng/CP (tăng 1.367%), EV/EBITDA FWD = 27.1x. Trong năm 2023, BSC dự báo ACV ghi nhận doanh thu thuần 16.513 tỷ đồng (tăng 37%), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6.499 tỷ đồng (đi ngang so với năm trước), EBITDA FWD 9.374 đồng/CP (tăng 34%), EV/EBITDA FWD 20.2x. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACV với giá trị hợp lý năm 2023 là 105.000 đồng/CP, tương đương với Upside 21% so với giá đóng cửa ngày 13/09/2022), dựa trên phương pháp EV/EBITDA, với EV/EBITDA mục tiêu = 22x, cao hơn so với trung bình giai đoạn 2016-2019 = 18-19x.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - UPCoM) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 3.430 tỷ đồng (tăng 62,6% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2.567 tỷ đồng (tăng trưởng 193,4%). Tăng trưởng của ACV đến từ cả việc số lượt khách quốc tế tăng mạnh giúp cho doanh thu và lợi nhuận gộp tăng mạnh cũng như thu nhập tài chính tăng mạnh. ACV là doanh nghiệp thống lĩnh trong hoạt động kinh doanh cảng hàng không và đang quản lý 22 cảng hàng không tại Việt Nam. Sau 2 năm gặp khó khăn vì đại dịch Covid19 thì kết quả kinh doanh của ACV đã phục hồi về gần mức trước đại dịch. Kết quả kinh doanh của ACV sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự phục hồi của lượt khách quốc tế và dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2024 sẽ vượt qua mức lợi nhuận trước đại dịch Covid 19. Trong khi đó, mức giá của ACV đã có sự điều chỉnh khá nhiều so với mặt bằng giá 2019. Cùng với đó, mức giá mục tiêu của ACV là 94.400 đồng/cp dựa trên phương pháp EV/EBITDA. Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với ACV với mức giá mục tiêu là 94.400 đồng/cp (cao hơn 19,4% so với giá đóng cửa ngày 16/8/2023 là 79.060 đồng/cp).