Khuyến nghị mua cho SCS với giá mục tiêu 155.100 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố sản lượng hàng hóa trong tháng 4/2021, trong đó sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 15.150 tấn và sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh 140%, đạt 6.078 tấn.
Sản lượng hàng hóa vào tháng 4/2020 là mức cơ sở so sánh thấp bất thường do (1) Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc trong 15 ngày đầu của tháng 4 và (2) hạn chế các chuyến bay quốc tế từ tháng 4/2020.
Sản lượng hàng hóa tháng 4/2021 cao hơn 10% so với tháng 4/2019 – vượt kỳ vọng hiện tại của chúng tôi cho rằng sản lượng hàng hóa quốc tế sẽ chỉ tương đương mức đã ghi nhận vào năm 2019 trong năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 11% và sản lượng hàng hóa trong nước tăng 41%, lần lượt tương ứng 32% và 38% dự báo cả năm của chúng tôi cho SCS trong năm 2021. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 của chúng tôi cho SCS, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho SCS với giá mục tiêu 155.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 30,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,1%.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SCS CTCK KIS Việt Nam (KIS) Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) đã thông báo kết quả kinh doanh quý III/2021 với doanh thu đạt 172 tỷ đồng (tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%). Việc giá dịch vụ bình tăng cao với giá bán bình quân tăng 22.5% đã góp phần lớn vào sự tăng trưởng kết quả kinh doanh này. Trên thế giới, giá vận chuyển hàng hóa hàng không trên tất cả các đường bay đã tăng lên mức cao mới trong năm nhờ vào nhu cầu tăng mạnh trong khi công suất hạn chế. Trái ngược với vận tải hành khách, SCS vẫn duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vì vận tải hàng hóa không gặp phải các hạn chế trong quy định về an toàn và sức khỏe con người. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa của SCS vẫn giảm do chiến lược kiểm soát dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau. Điều này được bù đắp bởi sự gia tăng trong lợi suất hàng hóa. Chúng tôi tin rằng lợi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do thế giới đã nhận ra và định hình lại vai trò của vận tải hàng hóa hàng không trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi dự báo giá dịch vụ trung bình của SCS sẽ tăng 7%, mức tăng này là thấp hơn so với mức tăng của lợi suất vận tải hàng hóa thế giới do Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất các chính sách cắt giảm phí dịch vụ hàng không để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như SCS sẽ giảm giá để duy trì cạnh tranh với TSC. Việc TPHCM chấm dứt phong tỏa và tiến độ tiêm chủng của Việt Nam diễn ra nhanh sẽ giúp sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh trong quý IV/2021. Lúc này, sản lượng hàng hóa của SCS sẽ tiếp tục tăng trưởng như thời kì trước đại dịch. Đặc biệt, sản lượng hàng hóa quốc tế sẽ là động lực tăng trưởng chính khi thương mại điện tử bùng nổ. Chúng tôi dự báo sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS sẽ tăng trưởng lần lượt 10,6% và 7,4% trong năm 2021F và 2022F. Đối với các mảng kinh doanh khác, chúng tôi duy trì như các dự báo trước đây. Mảng cho thuê văn phòng và bãi đậu máy bay sẽ ổn định ở mức 83.5% và 71.5%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua với SCS nhưng nâng giá mục tiêu thêm 5.0% (từ 152.600 đồng lên 160.200 đồng). Việc nâng giá này chủ yếu do sự thay đổi trong các giả định và triển vọng tốt hơn cho ngành vận tải hàng hóa hàng không. Hiện tại, SCS đang giao dịch ở mức PE trượt là 12,7 lần.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SCS Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS) kết thúc năm 2021 với doanh thu 839,1 tỷ đồng (tăng 21,1% so với năm trước); tổng sản lượng hàng hóa đạt 227.940 tấn, cước phí bình quân ASP tăng 12,6% trong năm, chủ yếu là nhờ vào quý IV với các hợp đồng được gia hạn. Theo đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa tăng 22,6% so với cùng kỳ và đóng góp 94,6% vào tổng doanh thu của SCS trong năm 2021. Mảng kinh doanh văn phòng cho thuê vẫn ổn định với mức tăng trưởng doanh thu 1,3% cùng kỳ và mảng cho thuê sân đậu tăng 1,2% cùng kỳ lên 1,2 tỷ đồng (vẫn thấp năm 2019 - thời điểm trước Covid-19 là 7,4 tỷ đồng). Mặc dù phí hàng hóa cao hơn, tỷ suất lợi nhuận gộp của SCS trong năm 2021 vẫn ổn định ở mức 77,7% (so với 77,6% vào năm 2020) do doanh thu thấp do mảng cho thuê sân đậu tạo ra và chi phí nhân công cao hơn, do phát sinh từ các biện pháp phòng chống dịch như test định kỳ cho nhân viên. Kết quả là SCS đã báo cáo lợi nhuận ròng là 529 tỷ đồng, tăng trưởng 22,9% so với năm 2020. Năm 2022, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự phóng cước phí bình quân của SCS sẽ tăng thêm 3,5% so với cùng kỳ, do việc gia hạn hợp đồng có hiệu lực từ quý quý IV/2021. ACBS tin rằng lượng hàng hóa hàng không sẽ tăng trong năm 2022 nhằm lắp đầy hàng tồn kho bị thiếu hụt sau đại dịch. Khi các chuyến bay thương mại quốc tế hoạt động lại vào đầu năm 2022, lượng hàng hóa chở theo trong khoang hành lý cũng sẽ tăng. Tính đến hết quý I/2022, lượng hàng hóa quốc tế của SCS tăng mạnh 40,8% cùng kỳ năm ngoái, đây sẽ là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của SCS trong thời gian tới. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nội địa giảm 34,6% cùng kỳ, do đó ACBS dự phóng tổng sản lượng hàng hóa qua cảng SCS sẽ tăng trưởng 7% trong năm 2022, đạt 243.884 tấn, thấp hơn 3,1% so với dự phóng trước đây. Với triển vọng không đổi đối với các mảng hoạt động khác, ACBS kỳ vọng SCS sẽ tạo ra 931,8 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022 (tăng 11% cùng kỳ) và 591,5 tỷ đồng lợi nhuận ròng (tăng trưởng 11,8%), tăng lần lượt 8,1% và 6,2% so với các dự phóng trước đây nhờ vào kỳ vọng ASP cao hơn. ACBS duy trì phương pháp định giá DCF với mức giá mục tiêu 201.400 đồng/cổ phiếu cho năm 2022, cao hơn 13,7% thị giá hiện nay, cùng với khuyến nghị mua. Công ty chứng khoán này đánh giá cao triển vọng cổ phiếu SCS do doanh nghiệp không có nợ vay và có vị thế vững chắc trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hàng không tại TP.HCM. ACBS cũng đánh giá cao SCS với lượng tiền và tương đương tiền cao, sẵn sàng cho mở rộng công suất nhằm đáp ứng lượng hàng hóa hàng không ngày càng tăng cao và có thể tham gia vào dự án sân bay Long Thành khi cần thiết.
Chúng tôi cho rằng các yếu tố tiêu cực như tiêu dùng suy giảm, xung đột Ukraina tiếp diễn, giá cước vận tải biển cạnh tranh, giá nhiên liệu cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu trong nửa đầu 2023. Tuy nhiên, tác động sẽ giảm dần khi FED quay đầu chính sách và Trung Quốc mở cửa kinh tế. Do đó, chúng tôi kỳ vọng sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam có thể phục hồi từ quý III/2023, nâng tổng sản lượng lên 1.413.344 tấn (tăng 1% so với cùng kỳ). Chúng tôi kỳ vọng sản lượng hàng hóa của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS) trong 2023 tăng 2,4% so với cùng kỳ (thấp hơn dự phóng trước 18,5%). Giá dịch vụ trung bình có thể tăng nhẹ 1% svck nhờ đồng USD mạnh hơn. Đáng chú ý, SCS đã dừng kế hoạch M&A nhà ga hàng hóa khác ở Nội Bài để dành nguồn lực cho các kế hoạch khác. Chúng tôi giảm giá mục tiêu của SCS 5,4% so với báo cáo trước do (1) chúng tôi chuyển mô hình dòng tiền sang năm 2023, và (2) chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2023-24 xuống 12,2%-9,2%. Rủi ro tăng giá là việc phê duyệt đầu tư nhà ga mới tại Long Thành. Rủi ro giảm giá là tiêu dùng toàn cầu suy giảm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không suy giảm. Đồng thời, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu SCS, với giá mục tiêu 102.600 đồng/CP.