Series một cách nhìn mới về nghịch lý Phân tích kỹ thuật và Định giá doanh nghiệp

, ,

Một cái nhìn mới về cách tìm nghịch lý kỳ dị xuất hiện trên biểu đồ giá. Liệu rằng có thể dùng định giá nội tại doanh nghiệp ở vùng giá đủ rẻ, để áp dụng phân tích kỹ thuật suy luận ra điểm mua bán hay không?

Trong xu hướng giảm mạnh, ví dụ như VCI ngày 16/11 xuất hiện nến Marubozu xanh, ngày 18/11 là nến con quay Spinning Top. Tại sao tâm lý thị trường lúc đó đang rất sợ hãi từ trái phiếu bắt bớ cho đến call margin, tại sao lại phe Mua có nhiều người gan dạ vào mua vùng giá đó?

Ví dụ 2: trong xu hướng giảm, giá cổ phiếu VHM liên tục giảm. Tại sao đến 2 ngày 2 và 3/3/2023 lại xuất hiện 2 cây nến con quay vùng giá 40-42. Và sau đó xu hướng đảo chiều tăng.

Tại sao ở vị trí quan trọng, lại xuất hiện những cây nến đặc thù như vậy?

Nếu xét theo định giá có phải rằng giá cổ phiếu VHM lúc đấy đã về vùng giá đủ rẻ. Còn VCI xét theo hệ số P/B xấp xỉ 1.0 đã đủ rẻ để mua vào.

Nếu dùng Phân tích kỹ thuật để diễn tả tâm lý lúc đấy, có phải rằng ban đầu phe Bán (hay phe gấu) hoàn toàn chiếm ưu thế, nhưng khi về vùng định giá đủ hợp lý thì phe Mua chiếm lại quyền kiểm soát vì giá quá hời. Thể hiện qua cây nến Marubozu xanh (momentum rất lớn) nói lên rằng lực mua cực kỳ mạnh và phe mua chiếm ưu thế hoàn toàn đối với VCI. Còn VHM là các cây nến con quay, nói lên rằng phe mua bắt đầu tham gia tranh chấp với phe bán. Sau khi xuất hiện nghịch lý kỳ dị trên biểu đồ giá, thì xu hướng giảm bắt đầu suy yếu dần và đảo chiều từ giảm chuyển sang tăng.

1 video chia sẻ về hiệu quả cách sử dụng mô hình Nến Nhật đảo chiều tăng để tìm kiếm điểm Mua cổ phiếu hợp lý - Bullish Reversal Candlestick Patterns.