[Series] Tìm hiểu các ngành trong thị trường chứng khoán Việt Nam (phần 2)

, , , ,

Phần 2: “Con cưng” ngành chứng khoán (part 2)

✅Tiềm năng của ngành chứng khoán

  1. Dư địa phát triển còn rất lớn
  • Tỉ lệ số lượng TK/dân số = 7,2% ,thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (25%), Malaysia (15%), Philippines (12%).

  • Tỉ lệ vốn hóa/GDP = 56,4% ,thấp so với Thái Lan (120%), Malaysia (90%), Philippines (70%).

Nhìn các chỉ số trên dễ dàng nhận thấy ngành chứng khoán ở Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.

  1. Câu chuyện nâng hạng thị trường

Theo Quyết định 1726/QĐ-TTg thì mục tiêu nâng hạng từ tt cận biên lên thị trường mới nổi sẽ từ năm 2025. Nếu thành công, dòng tiền nước ngoài sẽ đổ vào VN nhiều hơn và cơ hội phát triển ngành sẽ còn rất sáng lạng. Hiện tại VN đang rất gần với “điều kiện cần” là triển khai thành công hệ thống KRX, còn “điều kiện đủ” phụ thuộc rất nhiều vào Nhà Nước.

  1. Thanh khoản thị trường

Các cổ phiếu ngành chứng khoán có 1 điểm chung là khi thanh khoản tăng thì giá cp cũng sẽ tăng, hiện tại mức thanh khoản 1 phiên trên TTCK VN vào khoảng 500 triệu cp (mức khá thấp so với giai đoạn giữa năm 2023 tầm 1 tỷ cp), nên chỉ cần thanh khoản tăng lên khoảng 1 tỷ cp/phiên thì chắc chắn sẽ có sóng ngành chứng khoán.

⁉️ Rủi ro và những lưu ý

  • Ngành Chứng khoán hay cổ phiếu ngành chứng khoán có điểm chung là mang tính chu kỳ rất cao.

  • Hệ số beta (độ nhạy cảm) = 1,8 cao hơn so với các ngành khác rất nhiều nên cổ phiếu ngành này sẽ dễ bị tác động bởi các thông tin trên thị trường.

  • Mỗi CTCK có hướng kinh doanh riêng do vậy mn cần hiểu rõ công ty đó hoạt động chính của họ là mảng gì?. VD: SSI mạnh mảng môi giới, VIX lại mạnh mảng tự doanh, từ đó mn sẽ có quyết định đầu tư phù hợp hơn.