[Series] Tìm hiểu các ngành trong thị trường chứng khoán Việt Nam

, , ,

Phần 1: “Anh cả” Ngân hàng

👉Ngành ngân hàng luôn được coi là “anh cả” của thị trường chứng khoán bởi ảnh hưởng lớn của ngành này lên chỉ số chung. Theo thống kê thì Bank chiếm tới 30% vốn hóa toàn thị trường và riêng trong rổ VN30 (top 30 cty vốn hóa lớn nhất) thì Bank chiếm tới 13/30 cổ phiếu và chiếm 49% vốn hóa VN30.

❓Tại sao nên đầu tư vào bank?

  • Tăng trưởng lợi nhuận ổn định: Ngành ngân hàng là một ngành có tính chu kỳ, nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Điều này là do nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế luôn tăng lên, trong khi nguồn cung vốn từ ngân hàng vẫn còn hạn chế. Tăng trưởng lợi nhuận trung bình hằng năm của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011-2022 là 15,7%.
  • Trả cổ tức cao và ổn định: Tỷ lệ trả cổ tức của các ngân hàng Việt Nam thường dao động từ 20% đến 30%. Một số ngân hàng có tỷ lệ trả cổ tức cao hơn, chẳng hạn như VCB có tỷ lệ trả cổ tức năm 2023 là 35%.
  • Tính ổn định cao: với tỉ lệ vốn hóa cao trên thị trường thì việc thao túng giá cổ phiếu ngành ngân hàng là rất khó. Ngoài ra, thanh khoản cao giúp cho NĐT dễ dàng trong việc mua bán trên TTCK.
  • Được quản lý chặt chẽ: Do đặc thù của ngành ngân hàng và sức ảnh hưởng của ngành này lên toàn thị trường nên được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ.

‼️ Vậy rủi ro khi cầm bank là gì?

Bank là ngành điều tiết cũng như là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thị trường. Hầu hết rủi ro của ngành sẽ đến từ rủi ro vĩ mô.

  • Rủi ro lãi suất: HĐ cho vay của Bank tại VN chiếm tới 70-80% lợi nhuận do vật lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khi lãi suất tăng, các ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, lãi suất tăng cũng sẽ khiến chi phí huy động vốn của các ngân hàng tăng lên, dẫn đến giảm lợi nhuận.
  • Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi các khoản vay của ngân hàng không được thu hồi. Rủi ro này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như khách hàng không có khả năng trả nợ, khách hàng cố tình trốn nợ,…
  • Rủi ro kinh tế vĩ mô: Kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh, dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút. Điều này sẽ làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

✅Một số lưu ý khi múc bank (mukkbang)

Vẫn chỉ là 1 từ là “hiểu”, mn cần phải hiểu ngành ngân hàng hoạt động ntn, các chỉ số đặc thù của ngành (vd: NIM, CASA, room,…). Ngoài ra còn cần phải biết 1 chút về luật nữa do HĐKD của ngân hàng dính rất nhiều liên quan đến luật. Cuối cùng quan trọng nhất vẫn là xem yếu tố thị trường chung đang diễn ra ntn, thị trường đang downtrend thì bank tốt như nào thì cũng giảm thôi.

*Một bài viết ngắn hi vọng giúp mn có thêm góc nhìn để đầu tư.
*Nguồn: FB: Broker Magazine - Tạp chí môi giới