SGP - KQKD 2/2024 thuận lợi, đón siêu cảng Cần Giờ liên doanh MSC

#SGP

Theo thông tin được biết, kết quả sản xuất kinh doanh của Cảng Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2024 rất khả quan, các công ty liên doanh có vốn góp của Cảng Sài Gòn cũng đóng góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng đó.

Đầu tiên là liên doanh SSIT. Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA (viết tắt là SSIT) là một trong các cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Liên doanh này được thành lập vào năm 2006 giữa Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC), Công ty CP Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty SSA Marine của Hoa Kỳ. Nằm ở cửa sông Thị Vải (đoạn Cái Mép) với diện tích 60ha và 600m cầu cảng, cảng SSIT được xây dựng để khai thác tàu container kích cỡ lớn và được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại bao gồm các cẩu bờ lớn hàng đầu Việt Nam. Mặt khác, cảng SSIT còn có 435m bến chuyên dùng cho sà lan kết nối hàng xuất và nhập khẩu từ các ICD (cảng cạn: điểm thông quan nội địa,…), các cảng tại các khu vực TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương với khu vực cảng Cái Mép.

Sản lượng hàng hóa thông qua 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 1 tiệu tấn, đạt 58,6% kế hoạch năm, tăng hơn 29% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, sản lượng container đạt trên 300.000 teus, đạt 82% kế hoạch năm 2024, đạt 26% so cùng kỳ 2023.

[​IMG]
Đoàn công tác VIMC ghé thăm cảng SSIT vào tháng 10/2023
Thứ hai là liên doanh CMIT. Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) được thành lập từ năm 2006, hiện nay có ba cổ đông là VIMC (36%), Cảng Sài Gòn (15%) và APM Terminals (49%). Cảng CMIT chính thức đi vào vận hành khai thác từ năm 2011. Với diện tích 48ha, cảng được trang bị 6 cẩu bờ STS loại super-post-panamax có tầm với 23 hàng và các trang thiết bị hiện đại để xếp dỡ hàng hoá.

Bức tranh 6 tháng đầu năm 2024 của CMIT khởi sắc hơn so với cùng kỳ, sản lượng container trên 700.000 teus, đạt 59,7% kế hoạch năm 2024, tăng 41% so cùng kỳ 2023.

Tháng 5 vừa qua, CMIT và Tân Cảng Cái Mép – Thị Vải (TCTT) đồng tổ chức Lễ mở cổng kết nối hai cảng do hai cảng liền kề nhau và có nhiều điểm tương đồng về hạ tầng cầu bến cảng nên kết hợp với nhau tạo thành một cầu bến liên tục dài 1.200m và tiếp nhận cùng lúc ba tàu mẹ. Hai cảng ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác hình thành bến chung giúp tạo ra quy mô cầu cảng dài hơn và kết nối hàng hóa thông suốt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Cái Mép – Thị Vải. Đây là một bước đột phá mới về mô hình hợp tác giữa các cảng, chẳng những mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển trong khai thác cảng biển tại khu vực Cái Mép Thị Vải, mà còn tối ưu hoá giá trị gia tăng cho các khách hàng, hãng tàu, tạo sự an tâm về chất lượng dịch vụ, giúp các cảng đảm bảo thực hiện đúng cam kết với Hãng tàu, nâng tầm vị thế uy tín, năng lực và chất lượng dịch vụ của các cảng biển Việt Nam tại khu vực Cái Mép – Thị Vải.

Hàng tuần, hai cảng tiếp nhận 14 chuyến tàu quốc tế cập cảng, trong đó có 8 chuyến cập tại TCTT và 6 chuyến cập tại CMIT. Đặc biệt, hiện nay, một trong những hãng tàu top 9 thế giới đã lựa chọn Cái Mép là cảng trung chuyển trong khu vực khi triển khai cả 5 tuyến dịch vụ cập tại hai cảng CMIT và TCTT mà trong đó, việc hai cảng hợp tác kết nối cầu bến là một trong những thuận lợi để hãng tàu quyết định lựa chọn.

[​IMG]
Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT).
Thứ ba là liên doanh SP-PSA. Đây là cảng container nước sâu đầu tiên của khu vực Cái Mép – Thị Vải, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Kết hợp kinh nghiệm và chuyên môn cao của các cổ đông gồm VIMC, Cảng Sài Gòn và Singapore PSA Việt Nam (Công ty con 100% vốn của PSA International – công ty quản lý cảng lớn nhất của Singapore), SP-PSA cung cấp những giải pháp logistics xuyên suốt đến khách hàng và đối tác với quy trình khai thác an toàn và an ninh cao nhất với cam kết tuyệt hảo.

[​IMG]
Cảng SP-PSA.
Sáu tháng đầu năm 2024, sản lượng thông qua khu cảng SP-PSA có sự tăng trưởng tốt, sản lượng đạt hơn 2.500.000 tấn, đạt 58,3% kế hoạch năm 2024, tăng 23% so với cùng kì năm ngoái.

Ghi nhận từ các liên doanh cho thấy chỉ số tài chính phản ánh lợi nhuận của một doanh nghiệp trước khi trừ đi các loại chi phí lãi vay, khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp (EBITDA) khá tích cực. Đơn cử, EBITDA của SSIT 2 quý đầu năm 2024, đạt 56,7% kế hoạch năm 2024, bằng 82,5% cùng kỳ 2023. CMIT đạt 66,3% kế hoạch năm, tăng 106% so cùng kỳ. SP-PSA đạt 46,4% kế hoạch năm 2024, tăng 30% so cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh khả quan trên phản ảnh phần nào những nỗ lực của các cảng liên doanh trong thời gian qua. Hi vọng thời gian tới, thị trường ổn định, hàng hóa tăng trưởng trở lại, ba cảng liên doanh sẽ chuyển mình vượt bậc lên một tầm cao mới cùng với Cảng Sài Gòn trở thành nhà cung cấp chất lượng dịch vụ cảng biển tốt nhất cho khách hàng trong khu vực.

Lê Vương Đoan Tú
Mảng sáng kết quả sản xuất kinh doanh các cảng liên doanh của Cảng Sài Gòn

THỦ TƯỚNG đã ký quyết định ưu tiên phát triển cảng cần giờ.
Thông tin bên lề:
Quyết định số 442/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định số 442/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển; quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế…


file: https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2024/5/442-ttg.signed.pdf trang số 2./

Liên doanh SGP - Tập đoàn MSC hãng tàu container lớn nhất thế giới.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con ■■■ thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Tập đoàn MSC/TIL, hãng tàu container lớn nhất thế giới, là đơn vị đề xuất đầu tư “siêu” dự án này.

Mới đây, UBND TP.HCM chính thức trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng cảng Cần Giờ lần hai với dự kiến phân kỳ đầu tư trong 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đầu tư xây dựng, khai thác cảng trước năm 2030.

Đề án định hướng phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa trong hoạt động quản lý vận hành khai thác cảng; bảo đảm các yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 4,8 triệu TEUs và đến năm 2047 đạt 16,9 triệu TEUs.
https://tuoitre.vn/phe-duyet-quy-ho…-chuyen-quoc-te-can-gio-20240523124332804.htm

Vì sao hãng tàu MSC chọn cảng Cần Giờ.
Vì sao hãng tàu MSC lớn nhất thế giới muốn đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ?

Hiện liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và TerminalInvestment Limited Holding S.A (MSC) quan tâm và đã nộp hồ sơ đề xuất dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. MSC là hãng tàu lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ.

Quy hoạch đồng bộ Đông Nam Bộ đã được thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH ký:
Nội dung này được nêu trong quyết định phê duyệt theo quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký.
Theo danh mục kèm quyết định, có tổng cộng 44 dự án được xác định là dự án quan trọng của vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Trong đó có 10 dự án được xác định trong quy hoạch tổng thể quốc gia gồm:

  • Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ.
  • Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ.
  • Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Đường bộ cao tốc Đông - Tây).
  • Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Đường bộ cao tốc Đông - Tây).
  • Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
  • Đường vành đai 3 TP.HCM.
  • Đường vành đai 4 TP.HCM.
  • Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua địa bàn vùng Đông Nam Bộ.
  • Các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.
  • Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (đường sắt kết nối với cảng biến cửa ngõ quốc tế).

Ngoài ra, có 34 dự án quan trọng khác được xác định phân kỳ thực hiện giai đoạn từ 2021 - 2030 và sau 2030. Đáng chú ý trong đó có dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

https://tuoitre.vn/cang-trung-chuye…o-lam-truoc-va-sau-2030-20240504180256417.htm

Hỏi đáp với VOV giao thông.

Một số thông tin từ trao đổi:

  • Cần Giờ là nơi đội ngủ MSC khảo sát và lựa chọn, ta đề nghị cảng Cái Mép Thị Vải.
  • Đây là cơ hội thay đổi của cả nước, không riêng gì TP HCM.
  • Nguồn lực cả nước.
5 Likes

Lý do phải nâng cấp nhiều cầu ở đường Rừng Sác, Cần Giờ

Việc nâng cấp hàng loạt cầu ở đường Rừng Sác, Cần Giờ là để khai thác đồng bộ với đường Rừng Sác hiện hữu, đón đầu cơ hội phát triển của huyện Cần Giờ trong tương lai.

Dự án xây dựng hàng loạt cây cầu ở đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ (TP.HCM) là một trong 88 dự án vừa được Sở GTVT TP.HCM trình UBND TP.HCM trong Kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2024-2030.

Nâng cấp toàn bộ cầu và đường Rừng Sác

Trao đổi với PLO, Sở GTVT TP cho biết trong Kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2024-2030, Sở GTVT TP đã đề xuất nâng cấp 8 cây cầu ở đường Rừng Sác.