Siêu chu kỳ thép: Đỉnh cao hay vực sâu 2024?

,

1. Thị trường thép thế giới trong nửa đầu năm 2024 và dự báo toàn 2024.

  • Theo các chỉ số của Worldsteel, sản lượng thép thô của 71 quốc gia tính đến tháng 5/2024 đạt 165.1 triệu tấn, tăng 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép thô trên các khu vực trọng điểm như châu Á- Thái Bình Dương đạt 122.1 triệu tấn, tăng 1.6% svck, châu Âu tăng 1.6% svck.

  • Giá thép Việt Nam đi ngang, đạt 14.430 đồng/kg vào cuối tháng 3. Sản lượng sản xuất dần phục hồi trong Q1.2024 sau giai đoạn siết chặt nguồn cung vào Q4.2023 do vấn đề về bảo vệ môi trường tạo áp lực cho giá thép.

=> Giá thép được dự báo tiếp tục đi ngang ở vùng thấp 3.300-3.500 CNY/Tấn trong bối cảnh nhu cầu thép tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu khởi sắc.

  • Nguồn cung thép có thể tiếp tục quá trình hồi phục và tạo áp lực lên nguồn cung thép thế giới qua thị trường xuất khẩu do: Giá than cốc, quặng sắt đầu vào hạ nhiệt hỗ trợ biên lợi nhuận giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất; sản xuất phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong mùa cao điểm Q2 và Q3.2024.
  • Triển vọng thị trường bất động sản Trung Quốc chưa tích cực cùng với lo ngại về tình hình tài chính của các chủ thầu xây dựng đã hạn chế triển vọng của ngành thép.

2. Bức tranh thị trường thép trong nước 2024

  • Đầu tư công tăng mạnh sẽ là triển vọng thúc đẩy tiêu thụ thép. Mặc dù tổng vốn đầu tư công năm 2024 (bao gồm cả kế hoạch các năm trước chuyển sang) đạt 732,155.15 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 5% so với năm ngoái nhưng tốc độ phân bổ và giải ngân quyết liệt hơn đang cho thấy tính hiệu quả của chủ điểm giải ngân vốn đầu tư công năm nay. Theo ước tính của bộ Tài chính trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư công đã giải ngân đạt hơn 118,453 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 16.18% kế hoạch trong khi ở thời điểm cùng kỳ, con số này chỉ đạt 112,786 tỷ đồng, tương đương 14.63% kế hoạch năm 2023.

  • Theo VSA ( hiệp hội Thép Việt Nam), sản xuất thép thô đạt 878.343 tấn, giảm nhẹ 0.4% so với tháng trước nhưng tăng 27,4% so với cùng kỳ tháng 6/2023. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 2,463 triệu tấn, tăng giảm 4.95% so với tháng 5/2024 (sản xuất tất cả các mặt hàng thép đều ghi nhận mức giảm, riêng cuộn cán nóng HRC tăng nhẹ 1,2%) nhưng tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó thép xây dựng, HRC, tôn mạ và ống thép vẫn giữ được mức tăng trưởng cao lần lượt là 31.8%, 39.1%, 17.1% và 3%, còn sản xuất cuộn cán nguội (CRC) giảm 10,5%.

  • Bán hàng thép thành phẩm đạt 2,362 triệu tấn, giảm 7,53% so với tháng 5/2024 (giảm đều các mặt hàng thép thành phẩm trừ HRC tăng 5,42%) nhưng tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ có sản lượng bán hàng HRC giảm 18,7% và ống thép giảm 2,9%); trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại trong tháng 6/2024 đạt hơn 662 ngàn tấn tăng 10,9% so với tháng trước nhưng giảm 8,9% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu các mặt hàng thép thành phẩm đều tăng so với tháng 5/2024 trừ HRC giảm 48.2% và CRC giảm 40.6%.

  • Tháng 5/2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,117 triệu tấn thép tăng nhẹ 0,78% so với tháng 4/2024 nhưng giảm 1,37% so với cùng kỳ năm trước về lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 797 triệu USD giảm 4,53% so với tháng trước và giảm 14,36% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5,505 triệu tấn thép tăng 25,61% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 4,041 tỷ USD tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2023.

=> Chung quy, dù có các tín hiệu vĩ mô tích cực như Chính phủ ban hành luật chống bán phá giá thép Trung Quốc, các dự án đầu tư công yêu cầu cung lớn…, việc ngành thép trong nước thực sự phục hồi là chưa quá rõ rệt.

3. Các “ông lớn” ngành thép

  • HPG - tập đoàn Hòa Phát: Nhìn chung Hoà Phát từ lâu vẫn luôn là một doanh nghiệp nổi trội ở trong nước với độ chi phối ngành cao. Về mặt doanh nghiệp, với vị thế là doanh nghiệp thép số 1 về quy mô, tiềm lực giúp HPG được kỳ vọng nhiều lợi thế trong một chu kỳ hồi phục. Với chất lượng sản phẩm thép có chất lượng cao thì khi mà bất động sản, đầu tư công phục hồi thì đầu ra của HPG được đảm bảo và hơn nữa sẽ là nguồn thu lớn giúp HPG tăng trưởng. HPG còn là câu chuyện dài hơi khi mà dự kiến Dung Quất 2 được vận hàng đầy đủ công suất vào giai đoạn tới( khả năng cuối năm 2024) sẽ đưa ra thị trường khoảng hơn 5,6 triệu tấn HRC - đây là điểm nhấn để Hòa Phát bứt phá cực kì mạnh mẽ.
  • HSG - Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp có thị phần số 1 trong nước hiện tại về tôn mạ. Hiện tại HSG là doanh nghiệp có mạng lưới đại lý lớn trong và ngoài nước nên việc xử lý đầu ra ổn định dù cho quãng thời gian vừa rồi HSG còn phải “đẩy đi” lượng hàng tồn kho giá cao và bắt kịp được giá nguyên liệu đầu vào giá rẻ. Hiện tại , Hoa Sen Group đang chứng minh việc hồi phục thông qua giá cổ phiếu và những tín hiệu tích cực từ chính sách chống bán phá giá thép Trung Quốc.
8 Likes

HSG đang chạy rất khỏe

1 Likes

HPG đó giờ vẫn luôn là cổ blue chip, chạy khỏe hơn VNIndex, HSG gần đây đã bám rất sát

nghe nói giá thép đang giảm thì liệu trong năm nay có tiến triển hay ho k ạ hay lại là câu chuyện của 2025?

HPG ok đấy bác

Chưa thấy thêm thông tin mới, giá thép không giảm quá nhiều và các DN đang cắt giảm nhân sự.

quá ok luôn bác