Siêu cổ phiếu cần may túi 4 gang

Một vài thông tin chú ý


Ngày 7/3, tại Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã chính thức ký kết thỏa thuận với TP. Bằng Tường (Trung Quốc) để hợp tác thành lập Văn phòng đại diện và xây dựng trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc-ASEAN . Trước đó, Viettel Post cũng đã ký với chính quyền TP. Nam Ninh về việc tập trung hợp tác phát triển logistics và thương mại xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam.

Từ ngày 5-7/3, Viettel Post đã làm việc cùng chính quyền thành phố và các doanh nghiệp tại Nam Ninh và Bằng Tường để đi đến các thỏa thuận chính thức.

Tại Nam Ninh, Viettel Post kí kết hợp tác với chính quyền thành phố. Đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ lực xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới, Viettel Post là đơn vị logistics đầu tiên của Việt Nam hợp tác với chính quyền địa phương tại Trung quốc để hoàn thiện hạ tầng mạng lưới vận chuyển xuyên biên giới nhằm tối ưu chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, và nâng cao vị thế logistics của Việt Nam trong việc kết nối các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Việc hợp tác giữa Viettel và thành phố Nam Ninh trong lĩnh vực logistics và vận tải liên vận xuyên biên giới kỳ vọng sẽ giúp giảm một nửa thời gian kết nối giữa thành phố Nam Ninh và Hà Nội xuống chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics, góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông, thủy sản.

Tiếp theo đó, tại TP. Bằng Tường, Viettel Post cũng đã đạt được thỏa thuận với các doanh nghiệp với 03 nội dung chính. Thứ nhất, hai bên hợp tác khai thác hiệu quả vận tải đa phương thức chuyển đổi giữa đường bộ-đường sắt liên vận Yên Viên-Đồng Đăng-Bằng Tường-Nam Ninh. Thứ hai, hai bên hợp tác thành lập Trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc-ASEAN. Thứ ba, hai bên sẽ học hỏi, trao đổi thiết kế, kỹ thuật, công nghệ để cùng thúc đẩy phương án triển khai cửa khẩu thông minh.

Theo đó, Viettel Post (đơn vị thành viên của Tập đoàn Viettel) sẽ triển khai dịch vụ tàu liên vận do Viettel đầu tư và “giám định kiểm định thông quan” ở 30 trung tâm tại Việt Nam.

Hai bên cũng đạt được các thỏa thuận trong việc hợp tác thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp logistics và thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

(Hàng hóa hai thành phố này đi về Việt Nam qua cửa Hữu Nghị)

Việc Viettel Post hoàn thiện mạng lưới hạ tầng vận chuyển xuyên biên giới sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giải quyết tình trạng ách tắc và hư hỏng hàng hoá tại các cửa khẩu nhằm nâng cao vị thế logistics của Việt Nam trong việc kết nối các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Hạ tầng logistics xuyên biên giới, kết nối giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi hoàn thiện sẽ là tiền đề đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực, tăng sức cạnh tranh của nông, thủy sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc nhờ rút ngắn được thời gian và chi phí vận chuyển so với các mặt hàng nông sản từ các nước khác…


  • Ngày 27/5, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh, UBND tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp với Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức lễ công bố mở chính thức lối thông quan, đường chuyên dụng cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, thương mại; nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan; đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Theo đó, hai bên mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089; lối thông quan Tân Thanh – Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091); lối thông quan Cốc Nam – Lũng Nghịu (khu vực mốc 1104-1105) thuộc cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Báo cáo tại buổi lễ cho thấy, tổng kim ngạch các loại hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2023 đạt trên 52 tỉ USD, tăng hơn 85% so với năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2024 đã đạt trên 22 tỉ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Rất khó cho các doanh nghiệp khác có thể nhảy vào được nữa vì ngoài mang tính kinh tế còn nhiều vấn đề khác… hiện tại chỉ có thể chọn 1 doanh nghiệp Nhà nước, Quân đội làm. VTP đang độc quyền, tương lai rất nhiều việc từ việc mở rộng này,…

Tiếp tục Tím, tăng 20% từ điểm mua theo mẫu hình

Tiếp tục tăng

  • VTP triển khai kết luận của Bộ Trưởng BQP về việc triển khai dự án Cửa khẩu thông minh tại Lào Cai. Hai bên đã đạt được thống nhất cao về chủ trương và quyết tâm đưa Lào Cai trở thành địa phương đầu tiên triển khai CKTM. VTP sẽ là đối tác chiến lược logistic của tỉnh, hai bên sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt làm việc với chính quyền Vân Nam- Trung quốc để khảo sát xây dựng, kế hoạch triển khai chi tiết. Dự kiến giao cho Viettel khu đất 12ha tại cửa khẩu quốc tế Kim Thành và 40ha khu logistic hậu cần. Dự kiến tỉnh sẽ ký TTHT với VTP trong tháng 6/2024. Đề nghị VTP nghiên cứu tiếp tục triển khai CKTM tại các cửa khẩu khác như Móng Cái, Trà Lĩnh, và các cửa khẩu với Lào và Campuchia. Ngoài ra cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kênh chuyển phát qua đường sắt, đường thủy
  • Hoạt động nổi bật tại thị trường nước ngoài: VTP đã mở và hoạt động VPĐD tại Bằng Tường thuộc tỉnh Quảng tây Trung Quốc. VTP đã tổ chức các đoàn khảo sát làm rõ tiềm năng và cơ hội hợp tác lĩnh vực logistic. Dự kiến trong quý 3 2024 hoàn thành xong thủ tục đầu tư
  • Nghiên cứu và làm chủ robot AGV dự kiến quý 3 sẽ đưa vào sử dụng thêm 130 robot, công xuất 7000 bưu phẩm/giờ do chính VTP sản xuất. Đây là bước khởi đầu quan trọng khẳng định hướng đi làm chủ công nghệ logistic của VTP giúp tối ưu chi phí so với đi mua là 40%. VTP đề nghị một đơn vị sản xuất như VMC để gia công sản xuất và mang đi xuất khẩu tăng doanh thu cho Viettel

Ngày 1/7, TCT Bưu chính Viettel và Công ty Leo Global Logistics Thái Lan chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa 2 doanh nghiệp logistics.

TCT Bưu chính Viettel (VTPost) và Leo Global sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác với hải quan và chính quyền hai nước, xây dựng hạ tầng logistics toàn trình xuyên biên giới để kết nối hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam - Thái Lan nói riêng và kết nối hàng hóa Trung Quốc với các nước ASEAN lục địa nói chung.

Ngoài ra, Leo Global và VTPost sẽ cùng phát triển phương án nhập khẩu hàng hóa thương mại điện tử từ Trung Quốc về Thái Lan qua Việt Nam. Hai bên sẽ xác định trách nhiệm, tính toán chi phí, sản lượng hàng hóa và cách thức kết nối phù hợp.