Siêu Cổ phiếu ngành hàng không, Thanh khoản tăng mạnh, Target 100. Phục hồi từ đáy

Tăng trưởng trở lại nhờ lượng khách đang trên đà phục hồi
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách và khách quốc tế lần lượt đạt 75% và 26% so với mức trước dịch COVID. Biên lợi nhuận từ khách quốc tế cao, đóng góp chính vào doanh thu ACV. Kỳ vọng lượng khách quốc tế trong nửa cuối năm 2023 sẽ có sự cải thiện do nửa cuối năm là mùa cao điểm của lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chính sách thị thực nới lỏng.

Chủ nợ của các hàng hàng không
Các khoản phải thu này tích lũy lớn dần và khoản nợ xấu ngày một tăng lên do tốc độ phục hồi chậm từ các hãng bay, cộng thêm việc công ty đã ngừng hỗ trợ chấp nhận trả chậm của các khoản phải thu mới kể từ giữa năm 2023.
Nhiều khoản nợ xấu có khả năng thu hồi rất thấp và ACV buộc phải tăng trích lập dự phòng. Mặc dù những khoản nợ xấu này tương đối nhỏ so với quy mô tổng tài sản của ACV, tuy nhiên, tốc độ nợ xấu tăng cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Mở rộng quy mô vốn xây dựng, chuẩn bị bước vào giai đoạn đầu tiên trong đại dự án sân bay Long Thành (LTA).

Mặc dù khởi công chậm hơn dự kiến, tuy nhiên LTA vẫn là câu chuyện kỳ vọng dài hạn của ACV. Với thời gian hoàn thành dự kiến trong 4 năm, giai đoạn 2024-2027 sẽ là giai đoạn ACV dồn lực về vốn. Dự kiến vốn đầu tư xây dựng cơ bản rơi vào mức 4,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

KẾT QUẢ KINH DOANH
Lợi nhuận liên tục lập đỉnh nhờ lượt khách quốc tế cải thiện.
Đà hồi phục mạnh mẽ và vững chắc của ACV cũng đồng nghĩa là lời khẳng định cho việc thị trường hàng không hồi phục. 9T/23, khách quốc tế đến bằng đường hàng không đạt 98 triệu lượt (+20% yoy), trong đó lượng hành khách quốc tế tăng 266,8%, đạt 23,7 triệu khách. Mặc dù ACV chưa công bố lượng khách qua cảng, tuy nhiên với việc sở hữu 22 cảng, gần như toàn bộ cảng hàng không tại Việt Nam, có thể suy ra tốc độ tăng trưởng của lượng khách qua cảng ACV cũng gần như tương đương toàn thị trường.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 5.328 tỷ đồng (+27% YoY) và 2.763 tỷ đồng (+15% YoY). Hoạt động phục vụ hành khách đóng góp chính cho tăng trưởng doanh thu với mức tang 31% tại Q3.

Khách quốc tế tăng mạnh là yếu tố giúp biên lãi ròng của ACV phục hồi trong hai quý gần đây. Biên lợi nhuận từ khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nội địa. Ước tính mức giá dịch vụ cho khách quốc tế cao hơn khoảng 2 lần so với lượt khách nội địa.
AChính sách nới lỏng thị thực ngày 15/08 qua các biện pháp nâng thời hạn cư trú từ 30 ngày lên 90 ngày; nâng số ngày tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đã giúp lượng khách quốc tế phục hồi tốt. Dự kiến lượng khách quốc tế Q4 tang mạnh do đây là mùa cao điểm của khách quốc tế.
Lợi nhuận tài chính hưởng lợi một phần từ việc đồng Yên Nhật mất giá.

Việc duy trì chính sách lãi suất âm đã tạo nên sức ép lớn với đồng yên nhật. Tỷ giá JPY/VND tại ngày 31/10/23 đạt 159,84/169,20. Đây là mức tương đối thấp gần đáy trong gần 2 năm qua.

Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tài chính của ACV khi đa số khoản vay là ODA đồng yên Nhật. Q3/2023, khoản lỗ tỷ giá chỉ vỏn vẹn 4,4 tỷ đồng, trong khi đó lãi tỷ giá đạt 19,8 tỷ, đồng nghĩa với lãi ròng chênh lệch tỷ giá đạt 15,4 tỷ.
Từ 2019-2022, ACV không tiến hành trả cổ tức. Giai đoạn này ACV đã nhiều lần xin ý kiến cổ đông về việc trả cổ tức bằng cổ phiếu do cần dự trữ tối đa tiền mặt để triển khai dự án. Tuy nhiên chính sách cổ tức mới chưa được thông qua.

Tiếp tục có 1 cây tăng mạnh. CP ít có NDT quan tâm, càng ít quan tâm thì lại lên lặng thầm