Rất nhiều bác thường hay sử dụng đòn bẩy từ các Cty chứng khoán. Dạng đòn bẩy này có nhược điểm là: phải chịu lãi suất cao và rủi ro bị call margin khi cổ phiếu giảm giá.
Trong quá trình đầu tư, mình may mắn được gặp và thấy nhiều cao thủ nhắc tới siêu đòn bẩy(sức bật đòn bẩy cao mà vừa không bị call lại không phải trả lãi suất). Nay mình xin phép share lên f, để 500 ae chứng sỹ cùng tích phân phân tích.
Nhân vật chính của chúng ta đó chính là đòn bẩy Doanh thu/vốn hoá. Để dễ hiểu, chúng ta cùng quay lại năm 2019, đạo hàm ngành tôn thép gồm 2 cty đầu ngành HSG, NKG. Doanh thu bq năm 2017-2019 của HSG lúc đó khoảng 30,000 tỷ. Vốn hoá đầu 2020 quanh 2,500 tỷ. Tức đòn bẩy về Doanh thu/vốn hoá là 12 lần.
Tại thời điểm đó, giá HRC (nguyên liệu chính của ngành tôn thép) dao động quanh mức 500 USD/tấn. So với mức đỉnh năm 2018 là 900 usd/tấn, và so với mức bình quân dài hạn là 650-700 usd/tấn. Cộng với, các doanh nghiệp trong ngành HSG, NKG, đều có mức lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng. Thậm chí là có những quý thua lỗ. Hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng, chu kỳ ngành đang ở vùng đáy trong giai đoạn 2019 - đầu 2020.
Sau đó, kể từ 2020 giá tôn thép tăng liên tục và đạt đỉnh ở mức 1900 usd/tấn, tức tăng 3 lần từ mức đáy 2019. Dẫn tới giá bán tăng, việc kinh doanh khởi sắc cùng tồn kho giá rẻ, nên doanh thu tăng mạnh kèm biên lãi gộp được nới rộng ra, lợi nhuận sau thuế quý sau liên tục cao hơn quý trước. Và như một tất yếu, giá cổ cánh tăng 10 lần từ 5 ngàn đồng lên mức 50 ngàn đồng chỉ trong vòng 18 tháng. NKG thậm chí còn tăng 15 lần. Đó chính là siêu đòn bẩy, khi mà nó có thể tạo ra một sự bứt phá mạnh mẽ, chỉ với việc chênh lệch giá đầu vào và đầu ra tăng thêm 10%, đã có thể khiến giá cổ phiếu tăng nhiều lần. NDT cũng hoàn toàn có thể nắm giữ lâu dài mà không phải lo lắng đến lãi suất hay call margin của Công ty chứng khoán.
Hiện tại có cơ hội nào? Sau một hồi tìm hiểu, mình thấy ngành than (CST, THT) có 1 số nét tương đồng.
Tỷ lệ Doanh Thu/vốn hoá khoảng 12 lần. Mức giá 1x, cùng hệ số PB thấp, đảm bảo việc có thể tăng giá mạnh mà không khiến giá cổ cánh quá cao.
Tình hình ngành than thế giới: giá bán than thế giới đã tăng mạnh từ mức 50 USD/tấn và bứt phá lên vùng 400 USD/tấn. Do khủng hoảng năng lượng và chiến sự tại Châu Âu. Và sẽ duy trì mức giá cao này trong trung hạn.
Tình hình ngành than trong nước: mức giá bán than bình quân cho giai đoạn từ 2021 trở về trước là quanh 60 USD/tấn, biên LN gộp cực thấp 3-5%, biên LNST là 0,2-1% doanh thu. Hầu hết các doanh nghiệp ngành than trở về trước đều èo uột. Chứng tỏ, hoạt động kinh doanh đang ở vùng đáy của chu kỳ ngành. Hiện tại giá bán than của các Cty ngành than đã cao hơn khoảng 5-8% so với giá bán bq 2021, và rất có thể 2023 mức giá bán sẽ tiếp tục tăng để phù hợp với thị trường than trong nước.
Một nét thú vị là cho tới Q2.2022, các Cty ngành Than đang trích lập các khoản dự phòng (trích trước giá vốn) ở mức kỷ lục. CST còn trích lập tới 1100 tỷ, gấp 1.5 lần vốn hoá hiện tại.
Mình xin gạch ra vài ý đầu dòng, mời các bác ngự lãm!
P/S: Xin miễn trừ trách nhiệm nếu siêu đòn bẩy khiến bác nào say sóng, xay xẩm mặt mày or thua lỗ.
Đất và cổ đất thì vô địch về khoản đòn bẩy và chống chịu trượt giá. Tuy nhiên, cổ đất có độ phức tạp và khó nắm bắt riêng nhất định so với doanh nghiệp sản xuất.
Anw, nếu bác có cổ tốt phím ae nhé. Kính bác
Câu hỏi của bác rất hay. Đúng ngay trọng điểm khi phân tích sâu để áp dụng đòn bẩy này. Suy cho cùng chúng ta không thể tốt nghiệp đại học chỉ với một môn học đúng không nhỉ.
Nhưng luôn tiện, em cũng chia sẽ đôi nét về doanh thu - giá vốn , và tồn kho của các CTy ngành than để làm rõ hơn vấn đề bác nêu.
Về biên LN gộp: Tương tự dầu khí, Than thuộc nhóm ngành đầu nguồn, tức nó không có nguyên liệu đầu vào, giá vốn được hình thành chủ yếu từ chi phí nhiên liệu, nhân công, khấu hao tài sản và dịch vụ mua ngoài (chiếm 90%-95% giá vốn).
Điều này nói lên rằng, hầu hết các chi phí này sẽ không thay đổi hoặc thay đổi rất ít so với giá bán thành phẩm. Mà chủ yếu thay đổi theo sản lượng. Tức Cty khai thác gấp đôi sản lượng thì chi phí này có thể tăng xấp xỉ gấp đôi. Nhưng giá bán tăng 10% thì chi phí này tăng rất ít.
Về tồn kho, việc giá thành đầu vào gần như cố định, nên lợi ích của tồn kho khi giá bán thay đổi là rõ ràng và không giống như những ngành hạ nguồn. Đơn cử như tôn thép, tại sao lại có những quý lỗ vài trăm tỷ từ tồn kho, bởi Cty đã nhập hàng với giá cao, trong khi giá thị trường giảm nên phải chấp nhận bán lỗ so với giá nhập hàng. Ngành Than thì giảm bớt được điều này.
Giá điện được phép tăng, khi giá đầu vào tăng. Như vậy là khả năng cao sẽ có điều chỉnh giá bán than cho ngành điện. Chỉ cần tăng giá bán 5% thôi thì biên LN gộp ngành than có khả năng tăng lên gấp đôi, và LNST có khả năng tăng vài lần đến vài chục lần.
Quý IV này sẽ được quyết toán và hoàn nhập dự phòng. Mình nghĩ sẽ có quà lớn cho cổ đông CST với cục trích trước to bạ chá lửa, gần gấp đôi giá thị trường.
bác đợi ra quý 3 em sẽ soi xem có bác có binh cái cục ấy đi đâu khum đã =))), em có thấy quý 3 lời 50 tỏi là hơi sai chắc bac lại cho chạy cái cục này đi đâu thôi
Phần trích trước đó là trích trước chi phí theo định mức kế hoạch, được quyết toán vào 31/12 bác nhé. Nhưng quý rồi sản lượng khai thác thấp nên chắc cũng bị sụt mất mớ. Mà không sao, năm nay lãi 300 tỷ/vốn 600 tỷ, sang năm trả cổ tức 5k/cp là được.
Cty có public là LNTT 9 Tháng là 180 tỷ, giờ chỉ chờ báo cáo ra để xem giá trị khoản trích trước còn hay mất thôi. Đang thiếu Than thì Q4 chả dốc hết sức đào - bốc - xúc. Mình cũng không quan tâm lái lắm, doanh nghiệp đang tốt dần lên mà phải lạc quan thôi.
Vâng bác, mình không khuyến nghị mua bán gì cả. Chỉ giới thiệu cơ hội thôi. Mình thấy CST hội tụ nhiều yếu tố: có cả tiềm năng tăng trưởng LN cao, định giá thấp (PE:3), và cổ tức/thị giá cao. Nên mình khá lạc quan về Cp này, mặc dù thị trường chung còn nhiều biến động.