“Siêu” dự án Lô B chính thức khởi công chế tạo, loạt doanh nghiệp dầu khí hưởng lợi

, , , ,

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết chuỗi dự án Lô B đã có nhiều tín hiệu tích cực và chính thức được khởi công chế tạo vào ngày 18/9.
Vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Ngọc Sơn đã có buổi tiếp và làm việc với ông Harada Hidenori, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Mitsui (MOECO) - công ty con của Tập đoàn Mitsui & Co. (Nhật Bản).

Tập đoàn Mitsui & Co. hiện là một trong những tập đoàn đầu tư lớn nhất thế giới với hoạt động kinh doanh cốt lõi là phát triển các dự án khai thác năng lượng. MOECO là thành viên liên doanh các nhà đầu tư chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn.

Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thông tin tới lãnh đạo MOECO về tình hình triển khai chuỗi dự án Lô B cùng một số vấn đề liên quan. Sau một thời gian triển khai tích cực, phối hợp hiệu quả giữa các bên, chuỗi dự án Lô B đã có nhiều tín hiệu tích cực và chính thức được khởi công chế tạo vào ngày 18/9.

Đồng thời, Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng cho biết, Petrovietnam đã và đang tích cực phối hợp với các bên tham gia dự án để tiếp tục có kiến nghị, đề xuất lên các cấp thẩm quyền nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ của dự án hướng tới các mốc tiến độ đặt ra đúng như cam kết giữa các bên.

Thay mặt lãnh đạo MOECO, ông Harada Hidenori bày tỏ sự cảm ơn lãnh đạo Petrovietnam, các thành viên trong tổ công tác giữa hai bên đã tích cực phối hợp, thường xuyên trao đổi, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để “siêu dự án” Lô B có thể triển khai.

Hồi đầu tháng 4/2024, MOECO đã tuyên bố chi 560 triệu USD cho chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn. Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn với tổng mức đầu tư lên tới gần 12 tỷ USD, bao gồm nhiều dự án thành phần, gồm dự án phát triển thượng nguồn, dự án đường ống và các dự án nhà máy điện ở hạ nguồn.

Khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn I, II, III và IV trên 20 năm. Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện Ô Môn này sẽ cung cấp điện với tổng công suất khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia.

Theo các chuyên gia trong ngành, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (Phú Quốc POC) - công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và là nhà điều hành phân khúc thượng nguồn của dự án Lô B đã tổ chức lễ cắt thép cho phần thượng tầng của giàn HUB/giàn đầu giếng (WHP) và phần chân đế của giàn HUB/WHP vào ngày 18 và 19/9 để đánh dấu các cột mốc quan trọng trong dự án EPCI#2.
Như Tạp chí Công Thương đã thông tin, hồi đầu tháng 9, Phú Quốc POC đã chính thức trao hợp đồng gói thầu EPCI#1 của Lô B với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD cho liên doanh Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVS - sàn HNX). Đây là động thái tiếp nối sau khi Phú Quốc POC đã Trao thầu Hạn chế (LLOA) đã ký vào tháng 10/2023 cho liên doanh.

Đồng thời, Phú Quốc POC đã trao toàn diện hợp đồng EPCI#2 của Lô B với giá trị 400 triệu USD cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC - công ty con của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí với tỷ lệ sở hữu 100% nhằm tiếp nối sau khi trao thầu LLOA hồi tháng 11/2023.

Theo đánh giá của một số hãng chứng khoán, loạt động thái trên hàm ý Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) toàn diện đối với chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn có thể sắp đượ chính thức thông qua thay vì phải đợi đến cuối năm nay như các dự báo ban đầu.

Ngoài Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, SSI Research nhận định một số doanh nghiệp dầu khí được hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi dự án Lô B - Ô Môn gồm: Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã cổ phiếu PVD), Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (mã cổ phiếu GAS), và Công ty Cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVB).

3 Likes

ngon rồi

Gas nhục vãi

PVD PVS sắp chạy nhỉ

GAS là doanh nghiệp trung nguồn mà sao được hưởng lợi nhỉ