Siêu phẩm năng lượng tái tạo HID sẽ rất hót

HID sẽ phải phát hành thành công 500ty. Q1 lợi nhuận đã vượt chỉ tiêu năm hơn 20ty. Năm nay HID sẽ cất cánh khi CTHĐQT Huân chính thức vào đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp duy nhất trong đại biểu niên yết san ck. Phải nhớ năng lượng sạch tai tạo là xu hướng của thế giới. Tân dụng thời cơ tiền vào ck ky luc. Sẽ cất cánh cho siêu phẩm HID

Năm 2021 Hid ổn định nguồn thu từ 2 nhà máy điện, và sẽ một năm gọi vốn để triển khai điện rác và mở rộng điện mặt trời ở phương mai 3. Cách đây 3 năm hid không có gì , vì là giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng cho hai nhà máy. Nhưng bây giờ với 2 nhà máy điện đã phát điện lên hệ thống quốc gia và hưởng giá Fit tốt nhất,hai nhà máy điện của hid nằm trong khu vực có đường truyển tải ổn định không bị cắt giảm công suất. Năm 2021 hid tập trung vào triển khai dự án điện rác, lưu ý là với điện rác ngoài nguồn thu từ bán điện thì sẽ có thêm nguồn thu từ xử lý rác thải, năm 2021 khởi triển khai dự án điện rác ở Đà Nẵng và Long An, cùng với Shizen Energy công ty Nhật bản có kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý vận hành và phát triển điện tái tạo thì việc phát triển tăng công công suất cho hai nhà máy điện là trong tầm tay .

Tiềm năng của Hid + Hid có 2 nhà máy năng lượng tái tạo với tổng công suất hai nhà máy là 60 MW được hưởng giá FIT ưu đãi 20 năm. + Vừa thay giám đốc điều hành người Ấn thành giám đốc điều hành người Nhật + Chủ tịch Halcom vừa trúng cử đại biểu quốc hội. Năm 2020 là năm thay đổi chính sách đầu tư của halcom tập trung hoàn toàn vào hoạt động năng lượng tái tạo, các khoản đầu tư dang trải rong 3 năm đã có thành quả vào cuối năm 2020. Hid được hương ưu đãi về giá FIT là một ưu thế lớn, các dự án năng lượng tái tạo ra sau sẽ bị giảm giá mua điện 30% so vơi giá FIT ưu đãi. Tổng doanh thu dự kiến ở năng lượng tái tạo khi vào ổn định hàng năm từ 200 đên 300 tỷ, và năm 2021 là năm đầu tiên Hid bắt đàu có nguồn thu ổn định từ năng lượng tái tạo. Hid cam kết đến năm 2025 sẽ có từ 300MW đên 500 MW năng lượng tái tạo. Nếu để ý thì giám đốc điều hành người Ấn đã chuyển thành giám đốc điều hành người Nhật. Và Shizen Energy là đối tác của Hid phát triển nhà máy năng lượng tái tạo. Theo thông báo họp đại hội cổ đông thì ngoài chia cổ tức năm 2021 thì có thêm mục phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Với nhưng gì hid đang có về năng lượng tái tạo và hợp tác của hid với Shizen Energy thì việc có đối tác Nhật mua lại một phần hid rất có thể xảy ra, còn nếu không có thì với doanh thu ổn định hàng năm từ hai dự án điện thì hid cũng là một cổ phiếu penny đáng lưu ý.

Đợt này nhật sẽ chính thức mút 25tr cô phiếu để làm đối tác chiến lược của HID… giá dự kiến 15k. Bởi vì rất nhiều nhà đầu tư lớn đang đổ tiền và san lùng các dự án năng lượng tái tạo. Đặc biệt năng lượng tái tạo rác và gió ngoài khơi

1 Likes

Sao con HID em không tìm thấy báo cáo quý 1 vậy bác?

Thông tin mat đã công bố đâu… đại hội 16 này chủ tịch sẽ nói

con này báo cáo quý 4/2020 chính là quý 1/2021

Về mệnh trong năm nay thì cơ hôi 50/50. Nhưng 7.xx 8xx thi tôi nghĩ là đc

Hàng này nước ngoài đang đổ vốn vào mạnh lắm

Thị trường tam mau mà em nó vẫn mặc áo tím thì biết lực cầu mạnh như thế nào rồi

lái mạnh phết

Hàng hót thì bất chấp thị trường… đánh vậy mới tập trung con mắt nhà đầu tư thì phát hành với thành công. Điện gió ngoài khơi bọn Phần Lan, Dan Mạch thèm khát lắm

‘Cuộc chơi’ tỷ USD của điện gió ngoài khơi Việt Nam Chủ nhật, 13/6/2021 | 10:30 (GMT+7) Loạt dự án có vốn đầu tư hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD đang chạy đà cho thấy sức hấp dẫn của điện gió ngoài khơi Việt Nam với các nhà đầu tư. Trong số này, phải kể đến dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind, quy mô 3,4 GW, tổng mức đầu tư lên đến 11,9 tỷ USD (tương đương khoảng 274.000 tỷ đồng). Tháng 7 tới, dự án này sẽ hoàn tất việc lắp đặt phao nổi để tiến hành thu thập số liệu hải dương học (sóng, gió, dòng chảy…) tại khu vực khảo sát. Hay như dự án điện gió ngoài khơi La Gàn - liên doanh giữa Công ty cổ phần năng Năng lượng dầu khí châu Á (Asiapetro), Novasia Energy và Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch), công suất 3,5 GW, vốn đầu tư cũng lên khoảng 10,5 tỷ USD (tầm 242.000 tỷ đồng). Cách đây hơn một tháng, đại gia năng lượng Đan Mạch - Tập đoàn Orsted cho biết chọn Việt Nam là điểm đầu tư tiếp theo vào điện gió ngoài khơi, sau loạt dự án thành công tại châu Á. Dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận đang được Orsted “để mắt” tới. Không riêng nhà đầu tư ngoại, nhà đầu tư trong nước cũng tham gia vào “cuộc chơi” tỷ USD này. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, HBRE Group và đối tác Pháp đã rót một tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) vào dự án điện gió ngoài khơi 500 MW… Mô phỏng một dự án điện gió ngoài khơi. Ảnh: GWEC Theo các chuyên gia, với lợi thế đường biển dài hơn 3.000 km, mực nước biển thấp và tốc độ gió thổi thường xuyên cao, đặc biệt vùng phía Nam tốc độ gió trung bình ở độ cao 100 m đạt hơn 7-10 m trên giây… là những lý do khiến Việt Nam nổi lên là trung tâm điện gió ngoài khơi tại khu vực Đông Nam Á. Điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Bà Liming Quiao - Giám đốc khu vực Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) phân tích, điểm mạnh của điện gió ngoài khơi là hiệu suất cao, khoảng 29-52%, gấp đôi điện mặt trời, cao hơn điện gió trên bờ và tương đương điện khí. Cùng với công nghệ mới, theo bà Liming Quiao, hiệu suất của điện gió ngoài khơi tăng thêm 2,5% mỗi năm, nên loại năng lượng này có thể chạy phụ tải nền với nguồn khá ổn định, nhu cầu điều tiết điện lực bù cho thay đổi công suất là rất thấp. Tiềm năng, cơ hội lớn, nhưng loại hình năng lượng này thường đi kèm với nhiều rủi ro đầu tư. So với chi phí đầu tư vào điện gió trên bờ, ven bờ, suất đầu tư điện gió ngoài khơi cao hơn 2 lần. Thời gian mỗi dự án từ lúc xây dựng tới vận hành thường kéo dài 5-7 năm, chưa gồm thời gian chuẩn bị các thủ tục đầu tư dự án, xin cấp phép, khảo sát địa chất, đo gió… Điều kiện thi công trên biển cũng không dễ dàng, chi phí thi công, xây dựng lớn… nên dù được đánh giá là hiệu quả cao nhưng không phải nhà đầu tư, đơn vị thi công nào cũng đủ lực để tham gia. Chi phí xây lắp tại một dự án điện gió ngoài khơi thường chiếm khoảng 53% tổng chi phí dự án, chi phí phát triển khoảng 3%; khảo sát, dự phòng khoảng 4-5%… “Giá turbin điện gió ngoài khơi rất cao, trung bình hơn 3 triệu USD một chiếc công suất 4,2 MW. Giá xây lắp rất cao do điều kiện thi công ngoài biển khó khăn (cách bờ 30-50 km)… Chưa kể chi phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm lớn nên chỉ những nhà đầu tư tiềm lực mạnh mới có thể tham gia vào cuộc chơi này”, một chủ đầu tư dự án điện gió tại Sóc Trăng cho biết. Hiện suất đầu tư mỗi MWh điện gió ngoài khơi khoảng 83 USD, giảm hơn 4 lần trong vòng 10 năm (255 USD một MWh năm 2010) và dự kiến mức giá này giảm còn 58 USD vào 2025. Nhưng theo bà Liming Quiao, giá sản xuất điện gió ngoài khơi chỉ giảm khi thị trường đạt tới công suất lắp đặt nhất định. “Việt Nam nên tận dụng cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi nhanh nhất để có thể đạt mục tiêu giảm chi phí sản xuất điện”, Giám đốc khu vực châu Á GWEC gợi ý. Quảng cáo Dự thảo Quy hoạch điện VIII lần đầu tiên đưa ra khái niệm điện gió ngoài khơi là các dự án điện gió tại khu vực có độ sâu đáy biển từ 20 m trở lên và mục tiêu công suất loại hình năng lượng này 2-3 GW đến năm 2030 (tương đương 1,5-2% tổng nguồn điện). Các tổ chức quốc tế khuyến nghị, Việt Nam nên tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 10 GW đến năm 2030, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có. Mặt khác, chỉ có dự án quy mô lớn mới đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Tất nhiên, đi kèm với đó phải là cơ chế chính sách tương ứng cho phát triển loại hình này, một trong số đó là cơ chế về giá ưu đãi. Giá cố định (FIT) ưu đãi cho điện gió trên biển hiện là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Tức là muốn được hưởng giá ưu đãi 9,8 cent một kWh, các dự án điện gió ngoài khơi phải vận hành trước ngày 1/11. Sau thời điểm này cơ chế giá sẽ thay đổi. Đại diện Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đang xây dựng cơ chế đấu thầu (tức không có giá cố định nữa, các nhà đầu tư bỏ thầu, giá thấp nhất thì áp dụng) cho các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) sau ngày 31/10, thay vì giá FIT ưu đãi như trước. Việc chuyển đổi này, theo các nhà đầu tư sẽ khiến họ gặp khó khăn. Rót 2 tỷ USD vào một dự án điện gió tại Sóc Trăng, ông Benard Casey - Giám đốc Phát triển Tập đoàn Mainstream Renewable Power Việt Nam lo lắng về tính rủi ro của dự án nếu nhà chức trách áp dụng ngay cơ chế giá đấu thầu sau ngày 31/10 năm nay. Ông Benard phân tích, dự án ngoài biển có rất nhiều khó khăn, khác xa trên bờ, trong khi thời hạn nghiệm thu, đóng điện COD như nhau nên dự án ngoài khơi bất lợi hơn nhiều so với các dự án trên bờ. Covid-19 khiến việc phối hợp vận chuyển trang thiết bị, tua bin, cột tháp và các vật tư khác từ nước ngoài về Việt Nam lại càng khó khăn. “Nếu áp dụng ngay cơ chế đấu thầu cho các dự án điện gió ngoài khơi, thay vì có lộ trình thực hiện giá FIT sẽ khiến nhà đầu tư gặp không ít rủi ro và kém thu hút vào lĩnh vực này”, ông nhấn mạnh và cho rằng, nhà chức trách nên cân nhắc việc kéo dài thêm thời gian áp dụng giá FIT cho 4-5 GW đầu tiên trên thị trường trước khi chuyển sang đấu thầu giá. Tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu mới đây, bà Liming Quiao nói, các nhà đầu tư điện gió ủng hộ cơ chế giá đấu thầu nhưng cần có giai đoạn chuyển tiếp trên cơ sở thực hiện giá FIT. Chẳng hạn, nên kéo dài áp dụng giá FIT cho 4-5 GW đầu tiên. Trong khi đó, ông Sebastian Hald Buhl - Giám đốc Orsted tại Việt Nam nói, không phải cứ thực hiện cơ chế đấu thầu ngay là có mức giá thấp hơn giá FIT. Thậm chí, nếu không có giai đoạn chuyển tiếp từ giá FIT chuyển sang cơ chế đấu thầu, giá điện có thể tăng cao hơn. Bởi, đầu tư của ngành điện gió ngoài khơi rất phức tạp, cần sự hợp tác giữa các nhà phát triển dự án và chính quyền, xây dựng được chuỗi cung ứng ngay tại địa phương. “Cơ chế giá gắn với việc đầu tư theo từng giai đoạn, chuyển từ FIT sang thực hiện đấu thầu, sẽ giúp các bên liên quan có thêm thời gian học hỏi, tăng thêm kinh nghiệm”, ông nói. Trong khi đó, các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi cần có một sự ổn định ban đầu, với cơ chế khuyến khích từ giá FIT để yên tâm rót vốn. Sau khi thị trường đã phát triển ở quy mô nhất định, Chính phủ đánh giá chính sách và có thể chuyển tiếp sang cơ chế giá mới khi phù hợp. Đang tải…

bác mua giá bao nhiêu, mình chốt hết rồi lại vào lại vì thấy nó vẫn xanh được nên nghĩ sàn là thay máu cổ đông thôi. giá này thấp hơn giá mua lại của mình một chút

Vài trăm k… hàng này nha ra là mất. Lĩnh vực điện gió và điện rác bọn vốn lớn thích lắm. HID sẽ phải bơm vốn lên tỷ USD để chơi cuộc chơi lớn này. Tiêm năng cực cao mà riêng mang điện không bị ảnh hưởng bởi Covid

Halcom Việt Nam Triển Khai Dự Án Điện Gió Ngoài Khơi Quảng Bình
08/07/2021
Posted by: PR & Marketing
Category: Tin tức & Sự kiện
Với 2 dự án năng lượng tái tạo – điện gió Phương Mai 3 (Bình Định) và điện mặt trời Hậu Giang vận hành thương mại và đi vào hoạt động ổn định trong năm 2020, công ty CP Halcom Việt Nam hiện đang tiếp tục nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch này.
Dự án điện gió ngoài khơi Quảng Bình, tại xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, có diện tích hơn 780 ha. Với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, 50 turbin dự kiến đạt công suất 200MW, sản lượng ước tính 315.360 MWh/năm, dự án khi hoàn thành sẽ là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động. Dự án hiện đã hoàn thành khảo sát đo gió và đang trình bổ sung vào quy hoạch điện VIII.

Được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Bình từ tháng 9/2019 về thực hiện nghiên cứu, khảo sát, theo công văn số 3525/VPUBND-KT, chủ đầu tư Halcom Việt Nam đã lắp đặt 1 cột đo gió tại địa bàn xã thực hiện dự án. Theo kết quả đo gió, khu vực dự án có tiềm năng gió lớn (6,2m/s ở độ cao 102m), đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự án sẽ khởi công vào Quý 1/2022 và hòa lưới điện quốc gia vào cuối năm 2023.

Vị trí lắp đặt cột đo gió của dự án

Nhà máy Phong điện Phương Mai 3 (Bình Định) là dự án đầu tư điện gió đầu tiên của Halcom Việt Nam, được đầu tư bài bản và theo đúng tiến độ cam kết.

Dự án điện gió ngoài khơi Quảng Bình do Halcom Việt Nam làm chủ đầu tư, sẽ phát huy tiềm năng lợi thế về năng lượng gió, đường bờ biển kéo dài (khoảng 115km) của Quảng Bình, góp phần tăng cường nguồn điện cho tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là một dự án năng lượng sạch, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường. Dự án khi đi vào hoạt động cũng sẽ là một điểm nhấn du lịch mới lạ, bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, thu hút khách tham quan du lịch, góp phần vào phát triển chung của huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, đem lại một diện mạo mới đặc trưng cho sự năng động, đổi mới và phát triển của tỉnh Quảng Bình.

Bến bờ vào cho HID bác nhỉ.

Vo tận… hàng này sau khi tăng vốn thành công lần này sẽ khởi đầu cho một chu kỳ cat canh, doanh nghiệp năng lượng tái tạo tỷ USD. Toàn dự án ngon không moi toi đang thiếu vốn. Giải quyết được bài toán này là mau chốt. Nhưng với dòng tiền rẻ đang chay mạnh vào ck, lần này bld làm rất bài bản và sẽ thành công nhờ tổ chức tư vấn đầu tư phát hành mạnh

1 Likes

Chuẩn bị các công ty ck đồng loạt cấp margin cho HID le rồi