NGÀNH THÉP “TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG” TRONG NĂM 2024
1. Tổng quan về Ngành Thép toàn cầu
Cập nhật tình hình kinh doanh các doanh nghiệp ngành thép
HPG – CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
|-|Bước sang 2024, giá thép xây dựng và sản lượng bán hàng dự kiến phục hồi 8% svck và 7% svck với kì vọng về thị trường bất động sản phục hồi kể từ giữa năm 2024. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 2.1 triệu tấn (+5% svck) nhờ nhu cầu thế giới kì vọng phục hồi.|
|-|Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, HPG đặt mục tiêu doanh thu 140.000 tỷ đồng (+16% so với 2023) và LNST 10.000 tỷ đồng (+47% so với 2023) dựa trên kỳ vọng tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhờ các yếu tố (1). Giá bán và sản lượng phục hồi trên 7% svck (2). Biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 12.8% nhờ giá bán cải thiện và nguyên liệu giảm nhẹ. (3). Tỷ giá ổn định hơn svck giúp chi phí tài chính giảm 30% svck.|
|-|Về hoạt động đầu tư, dự án Dung Quất 2 tiếp tục là trọng điểm trong năm nay khi doanh nghiệp sẽ tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra, đưa vào hoạt động giai đoạn 2025 – 2026.|
|-|Về tình hình kinh doanh Q1/2024, Hòa Phát dự kiến ghi nhận KQKD tăng trưởng mạnh so với Q1/2023 khi doanh thu đạt 31.000 tỷ đồng (+16,6% svck) và LNST đạt 2.800 tỷ đồng (tăng hơn 6,3 lần svck).|
HPG định giá theo phương pháp PE: 41.500đ/cp
NKG - Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HOSE)
Ngành thép xuất khẩu và nội địa kì vọng bước vào chu kì phục hồi từ năm 2024 khi nhu cầu phục hồi. Với triển vọng tích cực của thị trường chủ lực EU và Mỹ, NKG sẽ được hưởng lợi với lợi thế 1 trong những DN đầu ngành.
LN ròng của NKG sẽ bước vào chu kì phục hồi với mức tăng trưởng mạnh mẽ 287%/111% trong năm 2024 – 2025 nhờ: (1) Doanh thu tăng trưởng 20%/17% svck trong bối cảnh sản lượng và giá bán phục hồi khi nhu cầu xuất khẩu cải thiện và (2) Biên LN gộp tăng lần lượt lên
Việc sử dụng vốn với mục đích đầu tư nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ có quy mô 950 nghìn tấn/ năm giúp NKG mở rộng công suất sẽ là động lực tăng trưởng kết quả kinh doanh trong dài hạn của doanh nghiệp
Kế hoạch kinh doanh năm 2024:
Kế hoạch tăng vốn:
Trong năm 2024, NKG dự kiến sẽ có 3 đợt tăng vốn bao gồm:
(1) Phát hành ESOP cho người lao động: Tối đa 2,5 triệu cổ phiếu (tương đương 0,95% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) với giá phát hành là 10.000 đ/cp;
(2) Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ: Giá chào bán là 12.000đ/cp với tỷ lệ thực hiện quyền là: 2:1 (cổ đông sở hữu 2 quyền mua sẽ được quyền mua thêm 01 cổ phiếu mới)
(3) Phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn CSH: Tỷ lệ phát hành là 20% (số lượng cổ phiếu phát hành/số lượng cổ phiếu đang lưu hành)
Các đợt tăng vốn dự kiến thời gian chào bán trong năm 2024 hoặc năm 2025
Về mặt kỹ thuật NKG:
Ngắn hạn NKG đang test lại biên dưới vùng sideway 23.5-25.5
VGS được Sở Xây dựng Vĩnh Phúc cấp Giấy phép xây dựng (22/4) khởi công dự án Legend City tại Vĩnh Phúc
Legend City có quy mô trên 60 ha, là dự án của chủ đầu tư - Tập đoàn sản xuất thép Việt Đức (VGS - HNX).
Khu đô thị Việt Đức Legend City được quy hoạch cân đối, hài hòa giữa không gian sống, không gian công cộng, diện tích đất giao thông, cây xanh Với định hướng trở thành một trong những khu đô thị kiểu mẫu, phục vụ nhu cầu nhà ở cho dân cư và công nhân các khu công nghiệp tập chung.
Legend City tọa lạc tại nút giao Đại lộ Mê Linh rộng 100 m và quốc lộ 2A, đặc biệt là Vành đai 4 Vùng Thủ đô - tuyến phát triển quan trọng của kinh tế đô thị Hà Nội. Trong tương lai, Legend City có thể kết nối thuận tiện tới các khu vực dịch vụ sôi động của Thủ đô, như Khu đô thị Starlake, Khu đô thị Ciputra, trung tâm thương mại Lotte Mall Võ Chí Công, bệnh viện quốc tế Vinmec (Vinhomes SmartCity), trường quốc tế Concordia, sân Golf Vân Trì.
– Tổng diện tất đất quy hoạch: 621.690m2;
– Mật độ xây dựng: 43,34%;
– Đất ở công trình công cộng: 89.112m2;
– Đất ở: 235.784m2;
– Đất cây xanh, mặt nước: 100.717m2;
– Đất hạ tầng kỹ thuật: 4.343m2;
– Đất giao thông: 190.663m2;
Theo bản đồ quy hoạch 1/500, Việt Đức Legend City được chia làm các khu: Nhà ở, trung tâm thương mại, công trình giao thông và công viên cây xanh đã được nêu trong bảng chi tiết quy hoạch.
Giá nào cho siêu cổ mới nổi VGS nhỉ?
VGS nay cũng bật nền lại
SMC - KQHĐKD 2023
Sự suy thoái kinh tế, xây dựng đình trệ và khủng hoảng BĐS kéo dài từ 2022 đến nay đã giáng đòn mạnh khiến HĐSXKD của SMC sụt mạnh.
Kết thúc năm 2023, sản lượng tiêu thụ toàn hệ thống đạt hơn 900 ngàn tấn thép các loại, giảm 27,5% so với cùng kỳ và chỉ bằng 91% mục tiêu kế hoạch sản lượng đặt ra. Doanh thu thuần đạt 13.702 tỷ đồng, tương ứng chỉ bằng 67% kế hoạch năm, và giảm mạnh 41% so với năm 2022.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh gấp 4 lần so với năm trước đó lên hơn 623 tỷ đồng, bao gồm hơn 500 tỷ chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi, và góp phần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Công ty ghi nhận khoản lỗ lớn trong năm 2023
Năm 2023, mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt nhưng vẫn còn cao, tổng chi phí tài chính SMC năm 2023 giảm nhẹ 7,6% trong khi tính riêng chi phí lãi vay ghi nhận mức tăng 10% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế 2023 không đạt mục tiêu đã đề ra, mà ghi nhận khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay là âm 925 tỷ đồng, trong đó bao gồm hơn 500 tỷ đồng chi phi dự phòng cho các khoản phải thu tồn đọng, gây thiệt hại lớn về mặt tài chính và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
SMC - xác chết sống dậy
Kỳ vọng vào kế hoạch kinh doanh 2024
Có thể nói năm 2023, SMC đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất lịch sử khi chứng kiến KQKD suy giảm mạnh trong thời gian ngắn ở cả mảng gia công và thương mại. Sang đến 2024 khi giá thép bắt đầu phục hồi SMC có cơ hội cải thiện biên lợi nhuận sớm hơn so với các nhà máy thượng nguồn và trung nguồn.
Sang đến năm 2024, CTCP Đầu tư Thương mại SMC trình kế hoạch doanh thu 13.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng cho năm 2024, trong khi năm ngoái lỗ hơn 925 tỷ đồng. Trước kết quả không mấy khả quan 2023 và 2022, 2024 SMC sẽ có 1 bước chuyển mình từ lỗ lên lãi. Để đạt mục tiêu này, SMC đã và đang đưa ra các kế hoạch quản trị:
Với các doanh nghiệp gia công và thương mại thép, vòng quay hàng tồn kho khá ngắn và biên lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào xu hướng giá thép trong kỳ. Với việc giá thép thế giới đang trong xu hướng tăng trở lại thì biên lợi nhuận của SMC sẽ được cải thiện sớm.
Chi phí lãi vay giảm
Sang đến Qúy 1/2024, SMC dự kiến sẽ có lãi sau thuế chủ yếu đến từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính và tài sản. Đây là động thái cơ cấu mới nhất của Công ty trong nổ lực giải quyết vấn đề tài chính.
Công ty sẽ tối ưu hóa sản xuất để chống lãng phí tất cả các chi phí hoạt động, quản trị hàng tồn kho theo diễn biến thị trường, tăng cường kiểm soát các khoản phải thu và rủi ro công nợ.
Tới quý II/2024, công ty sẽ tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế thực tế của vĩ mô, ngành thép và doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp phù hợp.
VGS mới khởi công dự án bds legend ở mê linh